4.5.15

Hòa giải và hòa hợp dân tộc

Thứ Hai 04.05.2015    

Hoà Giải và Hòa Hợp Dân Tộc, những sáo ngữ mà CSVN vẫn luôn dùng, có được hay chăng ở đất nước VN ta? Khi mà hố sâu chia cắt ngày càng to lớn giưã những kẻ cầm quyền cai trị đất nước và người dân . Khi mà những mâu thuẫn nôị tại luôn do những kẻ nắm quyền gây nên. Trong tiết mục Chuyện chỉ có ở Việt Nam hôm nay mời quý thính giả theo dõi bài "Hòa giải và hòa hợp dân tộc" của Mạnh Quân qua sự trình bày của Tâm Anh.

Khi một cá nhân với một cá nhân, gia đình này với gia đình khác phát sinh những mâu thuẫn, thì nhu cầu hòa giải được đặt ra để giải tỏa mâu thuẫn, bỏ qua những xích mích, thù hận, người đứng ra hòa giải là người có ảnh hưởng đối với đối tượng được hòa giải, là người công tâm, không thiên vị bên nào. Một dòng họ, một bộ tộc, phát sinh mâu thuẫn với dòng họ, bộ tộc khác thì nhu cầu hòa giải được coi như một tất yếu để xóa bỏ hận thù, cùng nhau chung sống hòa bình, hòa hợp cộng đồng. Người đứng ra hòa giải phải là người trung gian, trưởng dòng họ,tộc trưởng, hoặc nhân danh chính quyền.

Nhìn toàn cảnh xã hội việt nam ngày nay một xã hội mà bên trong của nó chứa đầy những mâu thuẫn, thù hận một bên là các tầng lớp nhân dân với bên là giới cầm quyền cộng sản. Đó là sự hận thù của những người nông dân do các chính sách về đất đai như xác lập quyền sở hữu, tịch thu, trưng thu tài sản và đỉnh cao cuộc cách mạng "cải cách ruộng đất" đem lại; đó là sự hận thù của các tầng lớp trí thức, các văn nghệ sỹ nước nhà do cuộc cách mạng " nhân văn giai phẩm" đem đến; đó là sự hận thù do cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam- Bắc, đã đẩy hàng triệu người trở thành nạn nhân.

Bẩy mươi năm đã đi qua đối với miền bắc và bốn mươi năm đối với cả nước nói chung, miền nam việt nam nói riêng, sự hận thù của nhân dân với giới cầm quyền cộng sản vẫn chưa hề vợi đi. Nhận thấy mối hiểm họa ngày càng trầm trọng, Cộng sản việt nam nhiều năm qua đã liên tiếp kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc, xóa bỏ quá khứ, xóa bỏ hận thù, song kết quả đem lại vẫn là con số không.

Đi tìm nguyên nhân dẫn đến sự hòa giải bất thành là gì? Trước hết phải nhận thức một cách đầy đủ rằng: cộng sản việt nam là tác nhân gây nên sự hận thù trong xã hội việt nam. Nên chính đảng CSVN phải thực tâm nhìn nhận trách nhiệm và thực tâm hòa giải với người dân trước đã. Tiếc rằng cho đến nay cộng sản việt nam lại không làm được điều đó, họ vẫn kiêu căng, tự hào của kẻ chiến thắng, ngày càng khoét sâu sự hận thù, làm cho vết thương thêm trầm trọng hơn.

Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc ở việt nam có những mầu sắc riêng biệt. Ở việt nam không hề có sự mâu thuẫn, hận thù giưa các sắc tộc, tôn giáo, vùng miền, lại càng không có sự hận thù giữa đồng bào hải ngoại với đồng bào trong nước, sự hận thù ở việt nam là sự hận thù của nhân dân với giới cầm quyền cộng sản, giữa những người bị trị với những kẻ thống trị. Kẻ chủ mưu gây nên mối hận thù lại chính là kẻ đã và đang thống trị xã hội, họ chưa bao giờ thừa nhận và cũng chưa bao giờ có thiện ý nhìn nhận những điều họ gây ra, vì vậy vấn đề hòa giải chưa bao giờ được đặt thành đề tài để thảo luận một cách nghiêm túc, mà chỉ có những áp đặt một chiều.

Hòa giải hòa hợp dân tộc là vấn đề lớn, vấn đề trọng đại của đất nước, Một xã hội chất đầy những hận thù là một xã hội yếu kém, một xã hội tê liệt trong bước đường phát triển. Để xóa bỏ hận thù chỉ có con đường duy nhất là tiến hành hòa giải để hòa hợp dân tộc, song con đường đi đến hòa hợp dân tộc đang bị bế tắc ở cung đường hòa giải.

Đã có nhiều tiếng nói trong giới cầm quyền cộng sản kêu gọi hòa giải để hòa hợp dân tộc, họ lấy hình ảnh cộng hòa liên bang Đức để khích lệ cho việc hòa giải, hòa hợp dân tộc việt nam mà rằng: Nước Đức sau đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, người Đức đã nhanh chóng xóa bỏ hận thù đối với chủ ngĩa phát xít, hòa hợp dân tộc, chung tay xây dựng đất nước phồn thịnh. Thế nhưng họ lại khẳng định những kẻ thất trận ở miền nam việt nam là cố chấp, là thiển cận là bảo thủ lạc hậu, không nhìn thấy đất nước phát triển, không quan tâm hướng về tương lai, thậm trí còn mơ tưởng sự phục hồi của chế độ cũ...

Những nhận xét trên đây của giới cầm quyền Hà nội là thiếu trung thực, thiếu bao dung, không phản ảnh tâm trạng thực của người dân đang bị áp bức, và không hề quan tâm đến một bộ phân đông đảo quần chúng trên khắp nước. Hà Nội cần đặt mình vào vị trí của những người đang bị đàn áp để hiểu được tâm trạng của người dân hơn nữa.

Đại chiến thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít Đức hoàn toàn sụp đổ, nó chỉ còn là bóng ma đen tối trong xã hội Đức, vì vậy sự hận thù sẽ được tiêu tan theo cùng thời gian, bởi chẳng ai thù mãi đối với kẻ đã chết, đã bị tiêu diệt. Ở việt nam thì hoàn toàn ngược lại, ngay sau khi đánh chiếm được miền nam, hàng loạt chính sách được ra đời như: chính sách tập trung cải tạo những người đã từng phục vụ cho chế độ cũ; chính sách cải tạo công thương nghiệp; chính sách hành sử khắc khổ đối với người dân nhằm tạo dựng theo mô hình cộng sản bắc việt; chính sách phân biệt đối xử với người của chính phủ việt nam cộng hòa...đã tiếp tục gia tăng hận thù của các tầng lớp nhân dân dưới chế độ mới.

Điều đặc biệt khác hẳn là: kẻ gây hận thù lại chính là kẻ chiến thắng, kẻ đang thâu tóm mọi quyền lực vào trong tay đảng CS. Hàng năm vào dịp 30/4 lại tổ chức kỷ niệm linh đình nhằm tuyên truyền cho thế hệ trẻ hiểu sai về bản chất cuộc chiến đẫm máu do họ đã gây ra. Với tất cả những đặc điểm như trên nên sự hận thù vẫn dai dẳng, kéo dài và có chiều hướng ngày càng trầm trọng hơn.

Để đi đến hòa giải và hòa hợp dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường phải thay đổi thể chế chính trị ở VN, một thể chế mới ra đời, và theo đó sự hòa giải sẽ được tiến hành, sự hận thù sẽ được hóa giải, vấn đề hòa hợp dân tộc sẽ trở thành hiện thực.

Mạnh Quân







Xem Thêm Các Tin Khác