Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

12.7.15

Trung Quốc bảo vệ quyết định trục xuất người Uighur của Thái Lan

Cảnh sát chống bạo động dùng hơi cay để đẩy lùi một nhóm người Uighur biểu tình đang cố phá rào bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, 9/6/2015.
Cảnh sát chống bạo động dùng hơi cay để đẩy lùi một nhóm người Uighur biểu tình đang cố phá rào bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, 9/6/2015.


Trung Quốc cho biết 109 người thiểu số Uighur bị trục xuất từ Thái Lan về nước này tuần trước đã chuẩn bị tới Thổ Nhĩ Kỳ, Syria hoặc Iraq để gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Bắc Kinh đã bảo vệ quyết định đưa nhóm trên trở về nước hôm thứ Bảy sau khi vấp phải chỉ trích từ Mỹ, Liên Hiệp Quốc và các nhóm độc lập thúc đẩy nhân quyền. Họ bày tỏ lo ngại rằng người Uighur có thể sẽ bị đàn áp khi trở về.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Mỹ để phản đối những lời chỉ trích của cơ quan này đối với các vụ trục xuất.
Tân Hoa Xã cho biết 13 trong số 109 người Uighur bỏ chạy khỏi Trung Quốc sau khi dính líu vào các hoạt động khủng bố.
Hình ảnh chiếu trên truyền hình nhà nước Trung Quốc cho thấy một số người Uighur ngồi trên máy bay với mũ áo trùm kín đầu và bên cạnh là công an Trung Quốc.
Người Uighur là cộng đồng người Hồi giáo nói Thổ ngữ Turkic sinh sống ở vùng Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc.
Hàng nghìn người đã bỏ chạy khỏi Trung Quốc trong những năm vừa qua để trốn tránh điều họ coi là sự phân biệt đối xử về mặt tôn giáo và kinh tế của quan chức Trung Quốc.
Nhóm bị trục xuất khỏi Thái Lan đã bị giam giữ vì là dân nhập cư trái phép tại nước này hơn một năm. Chính quyền Bangkok quyết định trục xuất những người này sau khi xác định rằng họ là người Trung Quốc. Một phát ngôn viên hôm thứ Năm nói rằng họ đã được Trung Quốc bảo đảm rằng những người Uighur đó sẽ không bị làm hại, nhưng quyết định trên đã gây ra các cuộc biểu tình đầy giận dữ ở Istanbul.
Trung Quốc bác bỏ việc đối xử tệ bạc với người Uighur. Bắc Kinh đã mở chiến dịch đàn áp ở Tân Cương trong những năm gần đây. Khu vực này đã xảy ra nhiều vụ tấn công bạo lực trong các năm qua mà Bắc Kinh đổ lỗi cho các chiến binh Hồi giáo.

Nguồn TH






Xem Thêm Các Tin Khác


Vụ dân oan bị xe ủi đất cán – Công an phong tỏa nơi điều trị

dan-oan-hai-duong-622.jpg
Hình ảnh xe lủi đát cán lên người dân oan

Công an, côn đồ khắp bệnh viện

Theo nguồn tin chúng tôi nhận được từ trong nước, bà Lê Thị Châm, người dân xã Cầm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương bị xe xúc đất cán qua người sáng hôm qua, hiện đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là tất cả người nhà của nạn nhân có mặt trong bệnh viện đều bị lực lượng công an tịch thu điện thoại và các phương tiện liên lạc khác.
Một người quan sát sự kiện tại Hà Nội cho biết:
“Tất cả những lực lượng gọi là côn đồ các thứ đầy từ bãi gửi xe đến hành lang bệnh viện. Bất cứ người nào lạ mà khả nghi là nó chặn lại và có thể nó hành hung, nói chung là không thể lên được.”
Tất cả những lực lượng gọi là côn đồ các thứ đầy từ bãi gửi xe đến hành lang bệnh viện. Bất cứ người nào lạ mà khả nghi là nó chặn lại và có thể nó hành hung, nói chung là không thể lên được.
-Một người dân
Người này khẳng định thêm:
“Lạ mà lơ ngơ vào là chắc chắn bị chặn và hỏi ngay.”
Anh cũng cho biết người cuối cùng có thể tiếp cận với bà Lê Thị Châm là một facebooker Thảo Gạo. Liên lạc với người này, chúng tôi được biết bà Châm đã qua cơn nguy kịch, hiện đã được chuyển lên khoa điều trị, khoa Chấn thương 3 của bệnh viện Việt Đức. Cụ thể thì cô cho biết như sau:
“Sáng nay em gặp bác Châm từ 9 giờ đến 10 giờ sáng. Tình trạng của bác ổn định. Bác có thể nói chuyện được, còn đau nhiều nhưng không nguy kịch đến tính mạng. Em cũng có xem qua bệnh án thì thấy đúng là không ảnh hưởng đến tính mạng.”
Chúng tôi có hỏi về tình trạng an ninh ở khu vực điều trị của bà Lê Thị Châm thì người này cho biết:
“Em không thấy có an ninh mặc sắc phục. Có thể có an ninh mặc thường phục nhiều ở ngoài không em không biết. Như em quan sát thì có 2,3 an ninh đứng ở ngay ngoài cổng Việt Đức, còn ở trong khoa thì chưa thấy an ninh nào mặc sắc phục.”
Trên trang cá nhân của mình, facebooker này có ghi lại lời nói của bà Lê Thị Châm cho biết thời điểm xảy ra sự việc là khoảng 8 giờ sáng. Bà và nhiều người khác xô đẩy nhau để ngăn không cho xe lăn bánh. Sau đó, bà Châm bị trượt ngã dưới bánh xe nhưng người lái xe cứ phóng vào.
Theo lời bà Châm nói với facebooker Thảo Gạo, có thể người lái xe biết bà bị ngã nằm dưới bánh xe như người đó vẫn lờ đi và cho xe lăn bánh. Bà nói thêm rằng người ngồi bên tay lái không phải là người lái xe xúc mà là người mặc áo đen mà theo bà là “xã hội đen.”
Bên cạnh đó, cùng ngày, truyền thông trong nước đưa tin về cuộc họp khẩn cấp của UBND tình hải Dương. Trong đó, trung tá Nguyễn Trọng Hiển, phó trưởng Công an huyện Cẩm Giàng khẳng định: Không có chuyện người dân bị xe xúc chèn qua.
Nguồn RFA






Xem Thêm Các Tin Khác


Báo VN bị phạt giữa lúc có nhiều tin đồn về tướng Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh.


Một tờ báo ở trong nước đã bị phạt hàng chục triệu đồng vì đăng bài về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, trong khi đó nhiều đồn đoán về tình hình sức khỏe của vị đại tướng quân đội này.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã phạt báo Đời sống và Pháp luật 30 triệu đồng vì cho đăng tiểu sử của ông Phùng Quang Thanh.
Việc đăng tải này đã vi phạm các điều khoản tại Điều 64 của Nghị định 174, theo đó quy định việc phạt từ 20 – 30 triệu đồng đối với các hành vi: “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc pháp uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu”.
Chưa rõ là tờ Đời sống và Pháp luật có những “hành vi” nào với bài viết về tiểu sử của ông Thanh, nhưng một số độc giả của VOA Việt Ngữ cho rằng việc đăng tiểu sử như vậy khiến cho họ có cảm giác như ông Thanh đã từ trần.
Sự vắng mặt của ông Thanh tại nhiều sự kiện quan trọng của quân đội gần đây đã làm dấy lên nhiều đồn thổi về tình trạng sức khỏe của quan chức này.
Sau khi để cho tin đồn lấn lướt trên mạng Internet nhiều ngày, chính quyền Việt Nam mới đây đã chính thức lên tiếng, cho biết ông Thanh đã sang Pháp để kiểm tra sức khỏe.
Ông Phạm Gia Khải, thành viên Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, được báo chí trong nước trích lời cho biết ông Thanh “bị dập phổi trong một vụ tai nạn ôtô” hồi chiến tranh.
“Gần đây, kiểm tra sức khoẻ thấy phổi xơ hoá. Các bác sĩ đã kiểm tra kỹ, soi chiếu, sinh thiết, nhưng chưa phát hiện vấn đề gì. Ông Thanh sang Pháp để kiểm tra kỹ hơn xem có phải là ung thư không", ông Khải nói.
Nguồn TH






Xem Thêm Các Tin Khác