Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

28.11.15

Tin Tức thứ Bảy 28.11.2015



Thứ Bảy 28.11.2015   

THÊM NGƯỜI BỊ BẮT VÌ BÀY TỎ QUAN ĐIỂM TRÊN FACEBOOK

Công an tỉnh Khánh Hoà vừa bắt giam anh Nguyễn Hữu Quốc Duy sinh năm 1985, thường trú tại Cam Ranh, Khánh Hoà với cáo buộc "sử dụng Facebook vi phạm pháp luật". Theo đó vào lúc 8h sáng ngày 27/11, có ba công an đến nhà mời anh Duy đến trụ sở công an Cam Ranh để nhận lại giấy tờ, điện thoại và vật dụng cá nhân đã bị tạm giữ trong lần làm việc liên quan đến việc Thiên An bị bắt giữ. Tuy nhiên, khi mẹ của anh Duy vừa rời khỏi nhà thì có hơn 10 người, đi trên 3 xe hơi đã ập vào nhà, quay phim và đọc lệnh khám xét. Ngay sau đó một công an đã thông báo miệng với gia đình rằng anh Duy bị bắt vì "sử dụng Facebook vi phạm pháp luật vì tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88".

Xin được nhắc lại, Nguyễn Hữu Quốc Duy là anh họ của Nguyễn Hữu Thiên An người ủng hộ phong trào Zoombie vừa bị công an tỉnh Khánh Hoà bắt giữ vào hồi cuối tháng 8/2015, đến nay chưa có tin tức.

VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT BỎ ÁN TỬ HÌNH CHO 7 TỘI DANH

Giới báo chí VN loan tin, các bản án tử hình đã tuyên với các giới chức tham nhũng ở Việt Nam giờ sẽ được giảm thành tù chung thân, nếu họ trả lại ít nhất 75% số tiền bất hợp pháp đã tước đoạt. Được biết điều khoản tu chính sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 đối với 7 tội danh sẽ bỏ án tử hình bao gồm: đầu hàng địch, chống đối mệnh lệnh, phá hoại các công trình có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, cướp tài sản, sở hữu và vận chuyển trái phép ma tuý, sản xuất và buôn hàng giả, kể cả lương thực. Trước đó một số nhà lập pháp đã bày tỏ những ý kiến chống đối đề nghị sửa đổi luật hình sự trong các cuộc tranh cãi tại quốc hội vào tháng 6, họ cho rằng bỏ án tử hình sẽ làm suy yếu cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Theo lời đại biểu Đỗ Ngọc Niễn, được báo chí nhà nước trích lời, nói rằng: làm như vậy sẽ tạo ra một lỗ hổng pháp lý để các giới chức tham nhũng dùng tiền đã cướp đoạt để chuộc mạng.

THỔ NHĨ KỲ BẮT GIỮ 2 NHÀ BÁO VÌ NÓI NƯỚC NÀY CUNG CẤP VŨ KHÍ CHO IS

Vào ngày hôm qua 27/11 chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cho bắt tổng biên tập tờ nhật báo Cumhuriyet Can Dundar và trưởng đại diện của tờ báo này ở thủ đô Ankara. Được biết nguyên nhân hai nhà báo trên bị bắt vì đã đưa tin nói rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho IS. Trước đó hai nhà báo nói trên đã cho đăng những hình ảnh và clip quay các đoàn xe IS nhận hàng hoá ở biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các giới chức nước này nếu bị tuyên có tội, cả hai sẽ có thể đối mặt với án tù chung thân.

Trong một diễn biến khác, lực lượng chống khủng bố của Ba Lan vừa phát giác một âm mưu chế tạo bom. Họ đã tìm ra đến 220 kgs vật liệu có liên quan đến chế tạo bom trong 9 căn gia cư. Lực lượng chống khủng bố cũng phát giác ra nhiều khẩu súng trường và một số vũ khí khác. Mười ba người đã bị bắt, trong đó bị truy tố 6 người.

PHILIPPINES LÊN ÁN TRUNG CỘNG TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG

Tại buổi điều trần thứ hai ở toà án La Hague về vụ kiện Biển Đông, Philippines đã tố cáo các hoạt động xây dựng của Trung Cộng trên Biển Đông đang hủy hoại hệ sinh thái vùng biển tranh chấp. Theo các đại diện của Philippines tại buổi tranh luận, Bắc Kinh đã chủ tâm vi phạm các cam kết trong Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Bên cạnh các cáo buộc, Philippines cũng trình bày đầy đủ chứng cứ cho thấy Trung Cộng bá quyền, thay đổi hiện trạng, đe doạ đến hệ sinh thái biển cả. Được biết nhà cầm quyền Việt Nam cũng có mặt tại phiên toà với tư cách dự khán. Trước đó, nhà cầm quyền Hà Nội gửi cho tòa án quốc tế văn bản yêu cầu toà lưu tâm đến chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

CANADA HOÃN KẾ HOẠCH ĐÓN 25 NGÀN TỊ NẠN SYRIA

Thủ tướng Canada, Justin Trudeau vừa hoãn thực hiện lời hứa mang 25,000 người tị nạn Syria đến Canada trước cuối năm nay. Chính quyền Tự Do vừa quyết định gia hạn thời gian nhập cư người tị nạn Syria thêm hai tháng. Theo đó, đợt đầu tiên đến trước cuối năm 2015 là 10,000 người, 15,000 người tị nạn còn lại sẽ đến vào cuối Tháng Hai năm 2016. Được biết hành động mới nhất của chính phủ Trudeau phù hợp với cuộc thăm dò gần đây cho thấy 54 % dân số Canada ủng hộ việc gia hạn thời điểm nhập cư để chính phủ có thể chuẩn bị tốt hơn về an ninh và cung cấp. Cũng theo Thủ Tướng Canada thì cuộc tấn công ở Paris đã ảnh hưởng đến tâm lý công chúng. Ông cũng hiểu rằng không riêng gì ở Canada mà cả ở Mỹ trong hàng thống đốc các tiểu bang và các chính giới cũng đã có những phản đối mạnh mẽ với việc đón nhận người tị nạn Syria.

THẾ GIỚI TUẦN QUA 28.11.2015


Thứ Bảy 28.11.2015   

Kính thưa quý thính giả, liên tục chương trình là chuyên mục "Thế Giới Tuần Qua" do Ts. Lê Minh Nguyên, một nhà bình luận quen thuộc trên các Đài Truyền Hình tiếng Việt tại Hải Ngoại phụ trách. Ông cũng là Phó chủ tịch Đảng Tân Đại Việt và đã từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA : Ảnh hưởng của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam (Phần hai)


Thứ Bảy 28.11.2015   

Với hệ thống AudioNow, chỉ cần bấm số 1(832)999-1124 quý thính giả có thể nghe đài ĐLSN qua điện thoại bất cứ lúc nào với giá của một cuộc gọi thông thường. Liên tục chương trình là chuyên mục Những Vấn Đề Của Chúng Ta do Hải Nguyên điều hợp, mời quý thính giả cùng theo dõi. Xin nhường lời cho anh Hải Nguyên.

Đô Đốc Đặng Tiến Đông


Thứ Bảy 28.11.2015   


Kính thưa quý thính giả,

Theo sử Việt, các danh tướng Tây Sơn là những người cầm quân xông pha nơi tuyến đầu, anh dũng chiến đấu oanh liệt, quên mình vì đại nghĩa "cứu dân cứu nước". Trong số đó, có một vị tướng chỉ huy tượng binh và kỵ mã đánh chiếm thành Thăng Long, làm cho tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn và Tôn Sĩ Nghị phải bỏ chạy về Tàu. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt" tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Đô đốc Đặng Tiến Đông" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.


                                                              ***

Thành Nam xác giặc mười hai đống,

Ngời sáng anh hùng đại võ công.

Đó là hai câu thơ trong bài "Loa Sơn điếu cổ" của danh sĩ Ngô Ngọc Du, người chứng kiến trận đại thắng của Đô đốc Đặng Tiến Đông khi tiến chiếm thành Thăng Long vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu.

Đặng Tiến Đông còn có tên là Đặng Tiến Giản, sinh ngày 18/6/1738 tại xã Phúc Thịnh, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Ông thuộc chi trưởng dòng họ Đặng, gốc ở làng Lương Xá, là con trai thứ tám của Quận công Đặng Tiến Cẩm và bà Phạm Thị Yến.

Năm 9 tuổi, Đặng Tiến Đông bắt đầu theo học thầy Doãn Xá tại chùa Thủy Lâm. Năm 11 tuổi, mồ côi cha. Mười năm sau mẹ ông cũng qua đời.

Năm 1763, Đặng Tiến Đông thi võ đỗ Tạo sĩ và ra làm quan. Năm 1782, con trưởng chúa Trịnh Sâm là Trịnh Khải dựa vào quân Tam Phủ giành lại ngôi chúa từ tay em là Trịnh Cán. Sau khi giết Phụ chính Hoàng Đình Bảo và bắt Tuyên phi, quân Tam Phủ lùng bắt các quan họ Đặng và họ Hoàng. Anh của Đặng Tiến Đông là Đặng Đình Thiệu cùng 30 người họ Đặng Khác hộ tống Tuyên phi bỏ trốn, bị Trịnh Khải bắt được và đem xử chém tại xã Nghi Kiều thuộc tỉnh Nghệ An. Để tránh sự truy quét của chúa Trịnh Khải, Đặng Tiến Đông phải bỏ chức quan đi lánh nạn.

Những năm cuối đời chúa Trịnh, ở Đàng Ngoài triều đình Lê - Trịnh đổ nát, trong khi đó ở Đàng Trong, Trương Phúc Loan chuyên quyền, phong trào Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổi lên tiêu diệt chúa Nguyễn.

Đến giữa năm 1786, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà, qua năm sau thì Đặng Tiến Đông đến đầu quân dưới trướng Nguyễn Huệ. Ông được Nguyễn Huệ ban cho ấn kiếm, giao cho thống lãnh đại quân.

Cuối năm 1788, theo lời cầu xin của Lê Chiêu Thống, vua Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng tên Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về lại Thăng Long.

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy rút quân về lập phòng tuyến ở dãy núi Tam Điệp - Biện Sơn để cố thủ. Lúc bấy giờ, Đô đốc Đặng Tiến Đông đang trấn thủ xứ Thanh Hóa, ngày đêm lo lập phòng tuyến trên địa phận và hải phận do mình cai quản.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, đại quân của vua Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Ngài chia quân ra làm 5 đạo, giao cho Đô đốc Đông chỉ huy một đạo gồm tượng binh và quân kỵ mã.

Từ Tam Điệp, Đô đốc Đông chuyển quân theo con đường thượng đạo qua Phố Cát, ra Thiên Quan, xuyên qua Chương Đức, đến làng Nhân Mục rồi rẽ ngang sang Khương Thượng tiến đánh quân Thanh do Sầm Nghi Đống chỉ huy đóng tại khu chùa Bộc, cạnh Đống Đa.

Ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, trận đánh diễn ra chớp nhoáng lúc trời chưa sáng. Tướng Sầm Nghi Đống thua trận phải thắt cổ tự vẫn ngay tại đài chỉ huy ở Loa Sơn.

Ngay sau đó, Đô đốc Đông dẫn quân tiêu diệt quân Thanh trong đồn Nam Đồng, rồi tiến nhanh về phía cửa Tây thành Thăng Long. Ở cung Tây Long, thấy khói lửa rực trời, Tôn Sĩ Nghị biết quân Thanh thất trận, liền lên ngựa lẻn qua cầu phao bắt ngang sông Hồng, nhắm hướng Bắc mà trốn chạy.

Văn thần Phan Huy Ích trong "Tông đức thế tự bi" đã mô tả lại hình ảnh oai hùng của Đô đốc Đặng Tiến Đông lúc ấy như sau: "Ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm".

Trưa ngày hôm đó, vua Quang Trung cùng với đại quân tiến vào kinh thành dưới sự đón chào của Đô đốc Đông. Bài văn bia còn ghi chép việc vua Quang Trung ban thưởng cho Đô đốc Đông: "Vũ Hoàng Đế vào Thăng Long, tiến hành khen thưởng, ban riêng cho ông xã quê hương là Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn, phàm các khoản binh phân, hộ phân, sưu sai đều cho miễn trừ".

Sau khi đánh tan quân ngoại xâm, Đô đốc Đông tiếp tục đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Vua Quang Trung phong cho ông chức Vệ Quốc Thượng Tướng Quân, trấn thủ hai xứ Thanh Hóa và Nghĩa An (tức trấn Nghệ An). Ông giữ chức vụ này từ cuối năm 1787 cho đến đầu năm 1790.

Bên cạnh việc quân cơ, ông còn lo việc biên soạn "Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục" (6 quyển). Gia phả này không chỉ ghi chép dòng họ Đặng mà còn mô tả các sinh hoạt chính trị của Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18.

Đô đốc Đặng Tiến Đông qua đời vào những năm đầu triều vua Cảnh Thịnh. Lăng mộ ông được xây dựng ở xứ Đồng Trê, nay thuộc thôn Đầm Dền, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

                                                                        * * *

Lịch sử nước Việt không chỉ trải dài gần 5 ngàn năm, mà còn lưu danh hàng ngàn văn thần võ tướng lỗi lạc mà tên tuổi của họ đã được hậu thế vinh danh bằng cách đặt tên cho các con đường trên toàn quốc.

Điều buồn cười là tại những thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội, giới quan chức cộng sản hiện nay lại than vãn là không có đủ danh nhân nước Việt để đặt tên cho các con đường, trong khi bất cứ trang sử Việt nào cũng ghi chép ít nhất về một văn thần hay danh tướng như Đô đốc Đặng Tiến Đông.

Tệ hơn thế nữa là, không hiểu vì dốt sử, hay vì nhận lệnh từ Trung Cộng, mà tập đoàn cộng sản VN đang có ý định dẹp bỏ môn sử Việt. Hành động này đã chứng minh rõ rệt là đất nước đang bị lũ người cộng sản luôn ra rả tự xưng là "yêu nước" nhưng lại cố tình hủy diệt tận gốc truyền thống tự chủ và văn hóa ngàn đời của dân tộc!

Việt Thái

Tin Tức thứ Sáu 27.11.2015

                                           

Thứ Sáu 27.11.2015   

CHIẾN HẠM TRUNG CỘNG CHĨA SÚNG UY HIẾP TÀU VN Ở TRƯỜNG SA

Trong khi tập đoàn CSVN vẫn ra rả ca ngợi mối quan hệ thân thiết với Trung Cộng thì một chiếc tàu VN đã bị 3 chiến hạm Trung Cộng bao vây và chĩa súng uy hiếp tại vùng biển Trường Sa.

Biến cố này diễn ra vào ngày 13/11, tức gần 2 tuần trước, nhưng chỉ được một số tờ báo lề đảng loan tin vào hôm qua. Theo tường thuật thì chiếc tàu VN có tên là Hải Đăng 05, khi ấy đang làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực để tiếp tế cho các hòn đảo mà VN đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.

Theo lời kể của thuyền trưởng Trần Văn Nga thì chiếc tàu của ông bị hai tàu hải cảnh và một chiến hạm Trung Cộng bao vây khi đang trên đường từ đảo Sơn Ca đến đảo Song Tử Tây. Các binh sĩ Trung Cộng đã chĩa các khẩu đại liên và tiểu liên, với tư thế sẵn sàng nổ súng vào chiếc tàu VN. Hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cũng đăng tải một đoạn phim về cảnh tượng uy hiếp này.

Một quan chức thuộc công ty sở hữu chiếc tàu Hải Đăng 05 cho biết đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Cộng bao vây các chiếc tàu tiếp tế VN. Vào tháng 10 vừa qua, một chiếc tàu của công ty cũng lâm vào tình huống tương tự khi đi tiếp tệ lương thực cho các trạm hải đăng ở Trường Sa.

Cần nhắc lại là chuyện quân Tàu tấn công, cướp bóc và thậm chí sát hại các ngư dân VN trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa đã diễn ra thường xuyên suốt nhiều năm qua, trong khi tập đoàn lãnh đạo VN vẫn tiếp tục ca tụng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

VN BỎ PHIẾU TRẮNG VỀ NGHỊ QUYẾT NHÂN QUYỀN CỦA LHQ

Cơ quan LHQ vừa đưa ra một thông cáo báo chí, nội dung cho biết là sau một phiên họp rất căng thẳng, bản dự thảo cuối cùng về việc bảo vệ nhân quyền đã được thông qua, nhưng VN đã bỏ phiếu trắng.

Theo thông cáo thì dự thảo nhân quyền này bao gồm các vấn đề xã hội, văn hóa và tính cách nhân đạo đã được thông qua sau phiên họp đầy căng thẳng, và sẽ đệ trình lên đại hội đồng LHQ vào tháng tới để biến thành nghị quyết chung.

Đây là nghị quyết có nội dung lên án mạnh mẽ đối với bất cứ quốc gia nào xử dụng bạo lực để đàn áp những người đấu tranh cho nhân quyền. Nghị quyết này kêu gọi các quốc gia phải chấm dứt mọi hành vi đe dọa hay đàn áp những người bảo vệ nhân quyền. Dự thảo đã được 117 quốc gia bỏ phiếu thuận, 14 phiếu chống và 40 nước bỏ phiếu trắng, trong đó có VN và Trung Cộng.

Khi được hỏi lý do bỏ phiếu trắng, đại diện VN tuyên bố là nghị quyết này "không rõ ràng và không công bằng". Trong khi đó thì đại diện Trung Cộng cáo buộc là các nước Tây phương muốn xử dụng lý do bảo vệ nhân quyền để can thiệp vào nội bộ của các quốc gia đang phát triển.

Trong một diễn biến khác thì phát ngôn nhân bộ ngoại giao VN vào hôm qua cho biết là Hà Nội đã gửi một phái đoàn quan sát viên đến tòa án quốc tế ở Hòa Lan để theo dõi vụ kiện "đường lưỡi bò" mà Trung Cộng áp đặt trên Biển Đông.

MỘT CÔNG DÂN TRUNG CỘNG BỊ PHỤC KÍCH BẮN CHẾT TẠI ĐÀ NẴNG

Một công dân Trung Cộng 31 tuổi vào sáng hôm qua đã bị bắn chết trước tư gia ở thành phố Đà Nẵng. Tờ báo Tuổi Trẻ cho biết nạn nhân là ông Limuzi, chồng của bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga 24 tuổi, có tư gia trên đường Nguyễn Duy Hiệu thuộc quận Sơn Trà.

Theo lời kể của một người hàng xóm thì vào lúc 7 giờ 15 phút, khi ông Limuzi vừa dắt xe ra khỏi cửa thì bị bắn một phát súng vào bụng. Hung thủ là một người đàn ông nói giọng Bắc đã đến ăn ở quán bánh bèo gần đó. Sau khi nổ súng, hung thủ đã phóng lên xe gắn máy của mình và tẩu thoát.

Do vết thương quá nặng nên ông Limuzi đã từ trần tại bệnh viện vào trưa hôm qua. Tờ báo Tuổi Trẻ cho biết thêm là ông này đến VN từ năm 2012, kết hôn với bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga và thường đi về Hoa Lục, nhưng không rõ là nạn nhân hành nghề gì ở VN.

HOA KỲ BAN HÀNH MỘT SỐ QUI ĐỊNH MỚI VỀ CÁ BA SA NHẬP CẢNG TỪ VN

Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ vào hôm qua đã loan báo một số qui định mới về việc nhập cảng cá ba sa, chủ yếu là nhắm vào sản phẩm đến từ VN và sẽ có hiệu lực từ tháng Ba năm tới.

Theo qui định mới thì giới thanh tra Mỹ sẽ gia tăng kiểm soát tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh từ ao nuôi cá cho đến các xưởng chế biến cá ba sa ở VN, để bảo đảm là cá ba sa nhập cảng cũng phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất tại Hoa Kỳ. Qui định cũng ghi rõ là nếu tìm thấy những sai sót tại VN thì Hoa Kỳ sẽ cho phép các công ty VN có 18 tháng để sửa đổi cung cách sản suất.

Tuy nhiên Thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain lên tiếng phản đối qui định này. Ông McCain nói rằng chính phủ Hoa Kỳ đang lãng phí tiền bạc, và cáo buộc là qui định chỉ nhằm bảo vệ cho ngành nuôi cá bá sa của Hoa Kỳ.

TẬP CẬN BÌNH ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ

Trong một bài viết được Tân Hoa Xã phổ biến, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tán tụng là quân đội Trung Cộng ngày càng hùng mạnh và tiến trình hiện đại hóa quân sự đang được đẩy mạnh trong bối cảnh gia tăng tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa – Nhật.

Tuy nhiên trong bải viết, họ Tập đề cập đến việc sẽ cắt giảm 300 ngàn binh sĩ mà không gây ảnh hưởng gì đến sức mạnh của hồng quân Trung Cộng. Họ Tập cũng hé lộ ý định thiết lập cơ cấu điều hành mới ở 7 quân khu, nhằm tạo sự đồng bộ cho toàn quân lực, thay vì tình trạng cục bộ như hiện nay.

HOA KỲ LO NGẠI VỀ TÌNH TRẠNG ĐÀN ÁP NGÔN LUẬN Ở THÁI LAN

Đại sứ Mỹ vừa bày tỏ sự lo ngại về cái mà ông gọi là những "thách thức quan trọng" trong việc phục hồi dân chủ tại đất nước Thái Lan, đặc biệt là chiến dịch đàn áp ngôn luận mà tập đoàn quân phiệt đã tiến hành sau khi đảo chánh và lên nắm quyền vào năm trước.

Phát biểu trong cuộc họp báo vào tối thứ Tư vừa qua, Đại sứ Glyn Davies nói rằng Hoa Kỳ đang quan ngại trước việc tập đoàn quân phiệt xử dụng các tòa án quân sự để kết án những người bất đồng chính kiến. Theo ông Davies thì các hành động này đang gây tác hại đến sự tranh luận về các khó khăn mà Thái Lan đang trực diện. Chính vì thế ông Davis kêu gọi chấm dứt việc xử dụng các tòa án quân sự để xét xử các vụ án dân sự vì đó không phải là thể chế pháp trị hoặc có tính độc lập về tư pháp.

Cần biết là theo số liệu của các tổ chức nhân quyền thì tập đoàn quân phiệt đã gây khó dễ cho khoảng 800 nhà báo và giới trí thức. Một số người đã bị câu lưu nhiều ngày và một số người đã đào tẩu ra ngoại quốc vì sợ bị bỏ tù.

Câu Chuyện Thời Sự: Phỏng vấn linh mục Nguyễn Hữu Lễ


Thứ Sáu 27.11.2015   

Kính thưa quý thính giả, thời gian qua người ta nghe nhiều đến việc đòi dẹp bỏ tượng Hồ Chí Minh tại Pháp cũng như mới đây là việc yêu cầu trả lại tên Sài Gòn, những việc mà gần 10 năm trước, Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn do Lm. Nguyễn Hữu Lễ chủ xướng phát động . Để tìm hiểu thêm vụ việc, chúng tôi có buổi trao đổi với vị linh mục này, một người luôn nặng lòng với quê hương dân tộc, hiện cư ngụ và trông coi một giáo xứ tại thành phố Auckland - New Zealand. Vâng, xin mời anh Quang Nam.

Đây là sự thật 27.11.2015




Thứ Sáu 27.11.2015   

Cơ hội thay đổi đất nước như thế nào sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP ?... Mời quý thính giả theo dõi chuyên mục Đây Là Sự Thật với Đặng Chí Hùng và Tâm Anh để thấy rõ vì sao anh khẳng định hiệp ước này không thể là cứu cánh cho dân chủ, tự do tại Việt Nam, và vì vậy chẳng có thay đổi gì đáng kể? Vâng, với hệ thống AudioNow, chỉ cần bấm số 1(832)999-1124 quý thính giả có thể nghe đài ĐLSN qua điện thoại bất cứ lúc nào với giá của một cuộc gọi thông thường.

Câu 1: Thưa anh ĐCH ! Xin anh cho biết sau khi ký TPP thì Mỹ được gì từ TPP vì chính Mỹ là người đưa CSVN vào TPP theo một trình tự được Mỹ sắp xếp sẵn?

ĐCH: Xin chào quý thính giả ĐLSN, xin chào chị Tâm Anh !

Trong hiệp ước TPP Mỹ được nhiều lắm. Hiệp Ước TPP tức Hiệp Ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương liên quan đến kinh tế của 12 quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zeland, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Theo thống kê, khối TPP sản xuất ra khoảng 28 ngàn tỷ đô la một năm, bằng 40% sản lượng toàn cầu... Trong tương lai, Nam Hàn và Đài Loan cũng sẽ tham dự trong vài năm tới và có thể cả Indonexia... Nhưng TPP lại hoàn toàn không có cân bằng giữa 11 bạn hàng của Mỹ và Mỹ vì hàng hóa vào thị trường Mỹ rất khó, nhiều tiêu chuẩn. Trái lại hàng Mỹ sẽ nhập tự do vào các nước khác. Rõ ràng Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn này. Phản ứng dây chuyền đó là tỉ lệ công nhân thất nghiệp sẽ phải ra tăng ở Việt Nam. Mỹ được rất nhiều trong vụ TPP.

Mặt khác thông qua việc đưa CSVN vào TPP và loại Trung Cộng thì Mỹ mong muốn CSVN sẽ "tự diễn biến" và trở nên dân chủ, tự do, nhân đạo, hòa bình hơn. Mỹ muốn có hai mục đích: Dân chủ theo kiểu Mỹ chỉ đạo và mong muốn dùng CSVN trong con bài đối phó với Trung Cộng bành trướng.

Câu 2: Như vậy thì có thể nào hi vọng được CSVN sẽ thay đổi sau khi vào TPP để có một Việt Nam tự do, dân chủ hơn không thưa anh ?

ĐCH: Thưa chị ! Theo tôi là hoàn toàn không có. Vì:

Mỹ chỉ muốn ép người Việt Nam đi theo con đường hòa giải do Mỹ vạch ra. Đây là mảnh đất tốt cho các nhà đấu tranh chủ trương hòa hợp, hòa giải hay chỉ mong CSVN sửa đổi. CSVN mong muốn có TPP để lo cho công an, quân đội cũng như làm cho lòng dân đỡ căng hơn trong việc phản kháng. Nhưng đó là một điều ảo tưởng bởi TPP sẽ thất bại bởi những ảo tưởng của nó.

Mỹ luôn mơ về một Việt Nam mạnh mẽ, liên minh với các đồng minh tư bản để chặn tham vọng bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. TT Obama còn gắng hoàn thành việc "xoay trục về châu Á" và TPP như một bước ngoặt vào cuối nhiệm kỳ. Trong khi đó, nhiều quan chức và chuyên gia Việt Nam lại ảo tưởng quá nhiều về chính sách của Mỹ trong bàn cờ mà họ cho là khôn ngoan, thủ đoạn của họ. Họ tin rằng chỉ việc để cho tư bản Mỹ đi vào rồi mị dân về nhân quyền, tôn giáo, công đoàn.... Thêm vào đó, nếu đàn anh Trung Cộng có ức hiếp bóc lột nhiều quá, như chiếm đất chiếm biển...thì quân đội Mỹ sẽ mạnh tay can thiệp. Chính phủ Mỹ cũng chẳng tốt như các nhà dân chủ và cả quan chức CSVN mong đợi. Mỹ chỉ vì lợi ích của riêng họ. Đó là điều tất yếu và TPP cũng chẳng phải là cứu cánh cho vấn đề Biển Đông của Việt Nam .

Câu 3: Nhiều người vẫn hi vọng rằng ở TPP này CSVN sẽ theo Mỹ và bị bó buộc trong những điều khoản ràng buộc vì có TPP sẽ có nhân quyền, có công đoàn độc lập. Nhưng theo anh liệu có thể hi vọng được gì không ?

ĐCH: Thưa quý thính giả ! Thưa chị Tâm Anh !

Chúng ta phải thấy, TPP không phải là hiệp ước thương mại tự do (Thường gọi là FTA) duy nhất của Việt Nam. Trong 2 năm qua, CSVN đã ký nhiều FTA với ASEAN, ASEAN + , Hàn Quốc, Chile vv...Kết quả của các FTA này không gì là ấn tượng, vì ngoài những doanh nghiệp FDI, công ty nội địa Việt chưa đủ sản phẩm và dịch vụ chất lượng, giá cả để xâm nhập những thị trường này. Mức sống người dân không có cải thiện gì đáng kể. Nghịch lý và mâu thuẫn còn trùng điệp trong xã hội và cơ chế. Chỉ có những quan chức và đại gia là có thể vơ vét được nhiều hơn. Nói cách khác, chỉ có đại gia đỏ và quan chức CSVN có lợi vì họ độc tài, nắm trong tay kinh tế. Còn người dân chỉ được lợi là cái bánh vẽ mà thôi !

Cứ thử nhìn xem nếu được gia nhập TPP thì những gì CSVN nói về nhân quyền, công đoàn, tự do, dân chủ thì sẽ thấy câu của cựu TT Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu nói càng đúng. Bởi đơn giản CSVN chẳng bao giờ thực hiện những cái gì chúng đã hứa, đã ký. Đến ngay cả cái hiệp định Paris to đùng được LHQ, nhiều nước công nhận mà còn bị chúng xé bỏ trước sự đồng thuận ngầm của Mỹ thì cái chuyện TPP cũng vậy mà thôi. Chỉ có nhân dân Việt Nam là thiệt thòi, Mỹ và CSVN sẽ tiếp tục chơi con bài mị dân chủ dài dài...Do đó, TPP không thể là cứu cánh cho dân chủ, tự do tại Việt Nam. Trái lại nó lại là nguồn nuôi dưỡng cộng sản Việt Nam dù cho nó có lợi cho Mỹ rất nhiều.

Xin chào quý thính giả ĐLSN ! Xin chào chị Tâm Anh !



Giới Công Nông Việt Nam bị lãng quên.



Thứ Sáu 27.11.2015   

Trước khi TPP chính thức có hiệu lực, vấn đề được nhiều người Việt Nam quan tâm hơn cả, đó là thành phần lao động, trong ấy phải kể đến giới nông dân và công nhân ở Việt Nam. Kính mời quí thính giả theo dõi quan điểm của LLCQ về tình trang hai thành phần cốt lõi trong nền kinh tế đang bị bỏ rơi, qua lời trình bày của Hoàng Ân.

Thưa quí thính giả,

Dân số Việt Nam hiện nay là 93 triệu, tuổi trung bình là 31; nếu tính theo độ tuổi lao động là từ 15 đến 64, thì tỷ lệ này chiếm đến 70% dân số, như vậy VN là một quốc gia trẻ, nên có tiềm năng lao động cao, hấp dẫn những nhà đầu tư cần sức lao động sản xuất của con người.

Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp, với 90% người dân sống với đất đai ruộng đồng sông nước trong những thế kỷ trước, đến nay thành phần lao động để nuôi sống người dân, tính theo tỷ lệ vẫn có đến 63% bám lấy đất đai sông nước, và 37% làm trong kỹ nghệ và các ngành nghề khác. Hai thành phần này gọi ngắn gọn là công nông, thành phần chủ lực này đã được tôn vinh lên vị trí anh hùng trong giai đoạn phát triển phong trào cộng sản. Nhờ hai thành phần công nông, cộng sản đã nắm được chính quyền, đã xây dựng được một đội ngũ công an hùng hậu để bảo vệ chế độ, và trấn áp những ai có ý kiến phản kháng. Nhờ công nông, CS đã truất hữu tất cả ruộng nương vườn tược, ao hồ của người dân, đã quốc hữu hóa tất cả hãng xưởng, thương vụ kinh doanh của tư nhân để gom vào hợp tác xã.

Sau khi hoàn tất mục tiêu cướp chính quyền, cướp hết tài sản của người dân, thì giới công nông bây giờ ra sao? Câu trả lời xin dành lại cho giới công nông Việt Nam hôm nay. Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra những sự kiện cụ thể mà ai ai cũng nhìn thấy, đó là thực chất cuộc sống của giới nông dân và công nhân Việt Nam hôm nay.

Riêng người nông dân quen sống với con trâu cái cày trên thủa ruộng của tổ tiên để lại, với mảnh đất có ao cá vườn rau, với bầy gà và vài ba con lợn, cho dù bữa no bữa đói, nhưng vẫn vui với những gì mình có trong nay. Hôm nay những thứ ấy đã đi vào dĩ vãng. Riêng người nông dân Miền Nam quanh năm sống bên sông nước ruộng vườn với cá tôm, cây trái chẳng thiếu thứ gì. Nhờ giòng Cửu Long đem phù sa bồi đắp cho ruộng lúa xanh tươi, chẳng khi nào phải lo thiếu cơm thiếu gạo. Hôm nay những thứ ấy cũng đang chia tay với người dân chất phát.

Nhìn chung đời sống của người nông dân Việt Nam, gồm cả nông, lâm, thủy sản, mặc dầu chiếm quá nửa số lao động trên cả nước, nhưng lại là thành phần nghèo đói, thiếu thốn hơn cả. Cho dù lợi tức bình quân của Việt Nam được loan báo là gần 2000 mỹ kim mỗi đầu người, nhưng qua những cuộc nghiên cứu chi tiết hơn, cho thấy lợi tức bình quân của người nông dân chưa đến 2 đô la mỗi ngày, nghĩa là dưới mức nghèo đói. Ngoài cái nghèo đói thiếu thốn ấy, còn một thứ mất mát không thể bù đắp được, đó là thủa ruộng, mảnh vườn mình đang canh tác cũng chẳng phải của mình, vì nhà nước có thể lấy đó đi bất cứ lúc nào.

Còn thành phần công nhân thì sao? Theo báo cáo về tiền lương toàn cầu 2014 - 2015 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong các nước thuộc Hiệp Hội Các quốc gia Đông Nam Á, lương tháng trung bình trong năm 2012 của Việt Nam ở mức 181 đôla Mỹ, so với Lào là 119 đôla, Campuchia là 121, và Indonesia 174. Mức lương này chỉ bằng khoảng một nửa so với Thái Lan là 357 đôla, chưa bằng 1/3 của Malaysia 609 đôla, và chỉ bằng 1/20 của Singapore 3,547 đôla. Cũng theo báo cáo này, lĩnh vực được trả lương cao nhất hiện nay thuộc về ngành ngân hàng tài chính.

Người công nhân hôm nay sống nhờ vào các nhà đầu tư nước ngoài có hãng xưởng sản xuất tại Việt Nam, họ cần đến những bàn tay khéo léo và sự cần cù chăm chỉ của người Việt Nam, họ bán rẻ sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng các quyền lợi lao động của họ lại không được bảo đảm. Mặc dù đã có Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, đây là một cơ quan do nhà nước điều hành. Trong 20 năm qua, trên cả nước đã có hàng ngàn cuộc đình công lớn nhỏ vì nhiều nguyên do, phần đông là chủ nhân vi phạm luật lao động, nhưng đại diện nghiệp đoàn lại thường đứng về phía chủ nhân. Điều này cũng dễ hiểu tại một quốc gia mà tình trạng tham nhũng đã trở thành "nếp sống văn hóa" rồi!.

Đứng trước những thay đổi mau chóng của cả thế giới, và sự cạnh tranh khốc liệt của của các nền kinh tế lớn, nếu Việt Nam không kịp thích nghi với những chuyển biến đang diễn ra, chắc chắn Việt Nam sẽ bị bỏ lại phía sau mỗi lúc một xa hơn. Vì vậy nhu cầu trước mắt là giới công nông của Việt Nam phải được đặc biệt quan tâm. Một ngân khoản cần thiết phải được đầu tư gấp rút để nâng cấp tay nghề của người công nhân, nông dân hầu có thể nâng cao sản xuất cả lượng lẫn phẩm. Người nông dân phải được làm chủ ruộng vườn nhà cửa, và được hưởng các quyền lợi xứng đáng với công sức do mình làm ra.

Các nghiệp đoàn lao động theo nghành nghề phải được tự do thành lập và phải được pháp luật bảo vệ, và tuyệt đối không bị chi phối bởi đảng bộ ở tất cả các cấp trên cả nước.

Thực tế cho thấy người nông dân và công nhân trước đây là yếu tố then chốt để CS nắm được chính quyền, thì hôm nay họ đang bị bỏ rơi, nếu khống nói là bị phản bội.

Đã đến lúc người công nông phải nghĩ đến cuộc sống của chính mình. Cứ nhìn vào cuộc đình công của hơn 90 ngàn công nhân công ty PouYuen tai khu công nghiệp Tân Tạo, Sài Gòn đầu tháng 4 năm 2015 thì đủ biết sức mạnh của giới lao động; hãy sử dụng sức mạnh ấy để làm chủ những gì mình muốn.

Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.

LLCQ

26.11.15

Tin Tức thứ Năm 26.11.2015



Thứ Năm 26.11.2015   

MỘT LÝ THUYẾT GIA CỘNG SẢN KÊU GỌI CẢI TỔ CHÍNH TRỊ

Một lý thuyết gia hàng đầu của đảng CSVN vừa lên tiếng kêu gọi cải tổ về chính trị và đừng để các giáo điều cản trở sự phát triển xã hội.

Trong một bài viết trên tờ Tạp chí Cộng sản, Giáo sư Hoàng Chí Bảo thuộc hội đồng lý luận trung ương, nói rằng việc "đổi mới không chỉ là thay đổi mô hình kinh tế mà còn phải thay đổi mô hình phát triển xã hội nói chung". Ông Bảo đề nghị là phải vượt qua được lối mòn tư duy cũ kỹ để bắt kịp cuộc cách mạng khoa học và thông tin của thế giới ngày nay. Theo ông Bảo thì việc đổi mới phải gắn liền với sự hội nhập, hợp tác đa chiều để phát triển đất nước, đặc biệt là không nên cứng nhắc và giáo điều.

Tuy nhiên để không làm phật lòng đảng CSVN, vị lý thuyết gia này vẫn đồng ý là phải "giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa" nhưng nhấn mạnh đến tác phong lãnh đạo một cách trí thức và có tính khoa học. Giáo sư Bảo cũng đưa ra vài phê phán chung chung về chủ nghĩa cá nhân, bè phái và tham nhũng đang đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.

LẠI CÓ THÊM MỘT THIẾU NIÊN BỊ TRA TẤN ĐẾN CHẾT TRONG ĐỒN CÔNG AN

Công an huyện Cư Jút tỉnh Đắc Nông vừa lên tiếng xác nhận là một thiếu niên đã thiệt mạng trong khi bị tạm giam tại đồn công an huyện này.

Nạn nhân là Trịnh Xuân Quyền 16 tuổi, bị công an áp giải về đồn vào ngày 30/10 vì tình nghi dính líu đến một vụ trộm xe gắn máy và mang đi bán. Vào chiều ngày 16/11 vừa qua, công an huyện Cư Jút thông báo cho gia đình đến bệnh viện huyện này để chăm sóc cho cháu Quyền. Đến tối thì cháu Quyền được chuyển đến bệnh viện tỉnh Đắc Lắc, hôm sau thì chuyển vào bệnh viện Chợ Rẫy – Sài Gòn nhưng sau đó thì từ trần vì vết thương quá nặng.

Bà Nguyễn Thị Nhi, mẹ cháu Quyền, nghẹn ngào cho biết là khi bị bắt giam cháu Quyền vẫn rất khỏe mạnh, nhưng khi gia đình đến bệnh viện thì thấy có nhiều vết thương bầm tím dọc hai bên hông và khắp chân tay. Hiện giới chức công an huyện Cư Jút vẫn chưa cho biết lý do tại sao dẫn đến các chết của cháu Trịng Xuân Quyền.

Trong khi đó thì vào chiều hôm qua, quốc hội VN đã thông qua đạo luật cấm tra tấn hay hành hạ những người bị bắt giữ. Luật này sẽ có hiệu lực từ tháng 7 năm tới, có nghĩa là sẽ có thêm nhiều nghi can tiếp tục bị tra tấn hay đột tử trong các đồn công an trong vòng 6 tháng tới đây một cách vô tội vạ.

TRUNG CỘNG LÀ NƯỚC MUA GẠO VN NHIỀU NHẤT

Tổng sản lượng gạo VN xuất cảng trong vòng 11 tháng qua đã gia tăng lên mức 6 triệu 200 ngàn tấn, đa số là đều bán sang Trung Cộng.

Theo báo cáo của bộ nông nghiệp VN thì mặc dù sản lượng có gia tăng chút đỉnh, nhưng tổng kim ngạch thu về chỉ đạt khoảng 2 tỷ 6 trăm triệu Mỹ kim, tức sút giảm khoảng 5% so với năm ngoái. Cần biết là vào năm 2012, tổng lượng gạo xuất cảng của VN đạt mức 8 triệu tấn, nhưng đã sụt giảm dần trong mấy năm qua.

Tuy nhiên các số liệu nói trên không có tính chính xác vì ngay cả Tổng cục Thống kê VN cũng thú nhận là không biết rõ lượng gạo xuất cảng lén lút sang Hoa Lục. Theo ước tính thì số lượng xuất cảng không giấy tờ này có thể từ 1 đến 2 triệu tấn mỗi năm.

PHILIPPINES BÁC BỎ LUẬN CỨ LỊCH SỬ CỦA TRUNG CỘNG VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG

Trong ngày đầu tiên tái tục phiên tòa quốc tế về chủ quyền Biển Đông, các luật sư của Philippines đã thẳng thừng bác bỏ các luận cứ lịch sử mà Trung Cộng đưa ra để độc chiếm Biển Đông.

Cần nhắc lại là Trung Cộng đã vạch ra một chu vi gồm 9 đoạn trên Biển Đông, còn gọi là đường lưỡi bò, chiếm đến 90% diện tích Biển Đông mà Trung Cộng khẳng định là thuộc về chủ quyền của họ từ thời xa xưa. Tuy nhiên các luật sư đại diện cho Philippines vào hôm qua đã trưng dẫn 8 tấm bản đồ xưa cũ, trong đó có một bản đồ từ thời nhà Minh cách đây 300 trăm năm, không hề ghi chú vùng biển này là của Trung Hoa.

CÁC PHI TRƯỜNG INDONESIA BỊ ĐE DỌA KHỦNG BỐ

Chính phủ Indonesia đã siết chặt an ninh tại các phi trường sau khi nhận được lời đe dọa của bọn khủng bố vào hôm thứ Ba.

Bộ giao thông Nam Dương vào hôm qua loan báo là lực lượng an ninh đã được tăng cường để kiểm tra nghiêm ngặt các nhân viên, hành lý và xe cộ ra vào các phi trường ở thủ đô Jakarta. Một phát ngôn nhân chính phủ Nam Dương cho biết là dù không có lời đe dọa thì lực lượng an ninh cũng phải nâng cao mức báo động sau làn sóng khủng bố Hồi giáo trên thế giới.

Cần nói thêm, Nam Dương là quốc gia có số tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới, và là nơi diễn ra nhiều vụ tấn công khủng bố đẫm máu trong 10 năm qua, đặc biệt là hai vụ nổ bom ở đảo Bali với hàng trăm du khách ngoại quốc thiệt mạng.



Câu Chuyện Thời Sự: Phỏng vấn nhà báo Huỳnh Lương Thiện


                                          
Thứ Năm 26.11.2015   

Thưa quý thính giả,

Tổng thống Pháp vừa đến Tòa Bạch Ốc để bàn thảo kế hoạch chống khủng bố với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Sự kiện này cho thấy vụ khủng bố xẩy ra vào chiều tối Thứ Sáu, ngày 13 tháng 11 vừa qua, tại Paris, thủ đô Pháp Quốc, là một biến cố quan trọng, đã ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực trong sinh hoạt của dân chúng, không phải chỉ ở Pháp và Âu Châu, mà ngay cả tại Hoa Kỳ.

Để tìm hiểu về ảnh hưởng này, chúng tôi mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi của chúng tôi với Nhà báo HUỲNH LƯƠNG THIỆN, chủ nhiệm báo Mõ San Francisco và cũng là một nhà hoạt động cộng đồng quen thuộc và bền bỉ trong nhiều thập niên qua. Ông Thiện tham dự buổi thảo luận này từ thành phố San Francisco, Hoa Kỳ.

SỰ CHỊU ĐỰNG CỦA NGƯỜI DÂN CHỈ CÓ GIỚI HẠN



Thứ Năm 26.11.2015   

                         
Martin Luther King, nói: "Bất công ở bất cứ đâu cũng là mối đe dọa cho công lý ở mọi nơi." Ngày 24.11.2015 Tòa án huyện Thạnh Hóa-Long An tuyên phạt trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi- 4 năm 6 tháng tù giam về tội danh 'cố ý gây thương tích', theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự và buộc bồi thường thiệt hại 42 triệu đồng. Ở Việt Nam chế độ bất công đã tống giam thần Công Lý. Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài Viết SỰ CHỊU ĐỰNG CỦA NGƯỜI DÂN CHỈ CÓ GIỚI HẠN của Lý Trần Công sẽ được Hướng Dương gởi đến quý thính giả để tiếp nối chương trình tối hôm nay.

Bi kịch của gia đình em Nguyễn Mai Trung Tuấn khởi đi từ một vụ cưỡng chế thu hồi đất của nhà cầm quyền. Vào năm 2009, nhà cầm quyền thu hồi đất của hai gia đình là bà Mai Thị Kim Hương mẹ của Nguyễn Mai Trung Tuấn và bà Phùng Thị Ly với giá đền bù rẻ mạt. Đất mặt tiền đường giáp chợ Tuyên Nhơn, Thạnh Hóa, Long An mà đền bù chỉ 300.000đ/m2, trong khi giá thị trường là 25 triệu đồng/m2. Cả hai gia đình không đồng ý, đã đi khiếu kiện nhiều nơi đến các cấp có thẩm quyền, nhưng không được đền bù một cách thỏa đáng.

Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN




Thứ Năm 26.11.2015   

Bầu cử tự do tại Miến Điện tiếp theo đà phát triển kinh tế tại quốc gia này, là một bằng chứng hùng hồn, bẻ gãy lập luận phi lý của CSVN là dân chủ sẽ đưa đến hỗn loạn chính trị và suy sụp kinh tế. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Vũ Ngọc Yên với tựa đề: "Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Cộng hòa Liên bang Miến Điện (51 triệu dân), một quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiến hành một cuộc bầu cử tự do vào ngày 08.11.2015 đã tạo được sự chú ý của thế giới. Hầu hết các quốc gia dân chủ Tây phương đều khen ngợi những nỗ lực của chính quyền, các chính đảng và các Hiệp hội công dân ở Miến Điện đã đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi đảng phái khi hợp tác thực hiện bầu cử mở đầu cho kỷ nguyên xây dựng một nước Miến Điện dân chủ.