Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

25.1.15

Chân Dung Quyền Lực 'nhắm' đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình



Sau những loạt bài về những nhân vật cộm cán, Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh, Chân Dung Quyền Lực tiếp tục đưa ra những tài liệu 'cướp' đất hộ nghèo dựa trên dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con ruột ông Nguyễn Hòa Bình tại quê nhà Quảng Ngãi. Ông Nguyễn Hoà Bình hện là Vện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đầu tiên phải nhắc độc giả về nội dung “chưa đến trăm tỷ” trong bài trước chỉ là số vốn đăng ký ban đầu để làm mồi. Bắt đầu từ đó, tiền nghìn tỷ mới ào ào đổ về túi của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình mới là tiền thật. Trong số các dự án lớn của Nguyễn Tuấn Anh tại quê nhà Quảng Ngãi phải kể đến 2 dự án lớn có tổng vốn đầu tư từ vài trăm tỷ lên tới cả nghìn tỷ đồng với sự góp “vốn chính trị” là chủ yếu từ bố Nguyễn Hòa Bình hồi làm Phó Bí thư, đến khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và giờ là Viện trưởng VKSND Tối cao. Đó là các dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” và “Khu đô thị An Phú Sinh”, hãy xem quá trình đầu tư và triển khai các dự án này. 1- Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” Tháng 04/2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (TAI) của Nguyễn Tuấn Anh mượn danh nghĩa 2 công ty khác là Công ty TNHH Bất động sản Tầm Nhìn Mới và Công ty TNHH Tre Việt để hợp thức hóa “liên danh đầu tư”. Từ đó Nguyễn Tuấn Anh vẽ ra Công ty Cổ phần Thiên Ấn Holding (TAH) với vốn điều lệ 6 tỷ đồng và được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư số 341032000072 ngày 12/4/2010 để TAH thực hiện dự án xây dựng “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” tại phường Nghĩa Chánh, trung tâm thành phố Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 458 tỷ đồng trên tổng diện tích 89.728 m2 (gồm 79.128 m2 và 10.600 m2 trên nền của bến xe Quảng Ngãi). Điều “hỗn hào” với luật pháp nhà nước là dự án rất lớn lên tới gần nửa nghìn tỷ đồng (458 tỷ) tại trung tâm thành phố mà UBND Tỉnh Quảng Ngãi lại sẵn sàng cấp phép đầu tư cho “liên danh” với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỷ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (?!), phần còn lại sẽ có từ vốn vay, vốn huy động đầu tư “thứ cấp” 389,75 tỷ và phát hành trái phiếu 62,25 tỷ. Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458 tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 1) Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458 tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 2) Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458 tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 3) Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458 tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 4) Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458 tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 5) 2- Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” Sau khi được vị trí Bí thư tỉnh ủy, một mặt ông Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo UBND Tỉnh Quảng Ngãi “tung” ra nhiều dự án bất động sản mời gọi đầu tư, mặt khác thì chỉ đạo con trai Nguyễn Tuấn Anh chuẩn bị “hứng” các dự án này. Cụ thể, ngày 29/3/2011, ông Nguyễn Hòa Bình đã ban hành thông báo số 108-TB/TU về việc triển khai dự án trên lô đất rộng 42,64ha thuộc phường Nghĩa Chánh và xã Nghĩa Dõng - trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Đúng 1 tháng sau, ngày 29/4/2011, con trai Nguyễn Tuấn Anh mở công ty Thiên Bút, và chỉ hơn 1 tháng sau nữa, ngày 09/6/2011 Thiên Bút đã được UBND Tỉnh Quảng Ngãi vội vàng cấp giấy CNĐT số 34121000097 để thực hiện dự án phát triển “Khu đô thị An Phú Sinh” tại lô đất trên với tổng vốn lên tới 972 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Thiên Bút cũng chỉ có 6 tỷ đồng, phần còn lại là vốn huy động (?!) Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng (gần nghìn tỷ đồng) tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư Nguyễn Hòa Bình (trang 1) Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng (gần nghìn tỷ đồng) tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư Nguyễn Hòa Bình (trang 2) Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng (gần nghìn tỷ đồng) tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư Nguyễn Hòa Bình (trang 3) * * * Hiện nay, cả hai dự án vẫn đang còn dang dở, từng lớp dân oan kéo về TW khiếu kiện vì mất đất, mất ruộng, một số báo chí lên tiếng nhưng rồi cũng dần bị lãng quên. Trong khi chính quyền tỉnh đe dọa sẽ thu hồi 23 dự án chậm tiến độ nhưng kỳ lạ là lại ưu ái kêu gọi đầu tư cho 2 dự án chậm tới 3-4 năm của gia đình nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình ? Một sự thật khôi hài, vì tham lam muốn làm cả hai dự án quá lớn so với năng lực thực sự nên gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình đã bị “mắc nghẹn” , nhưng vì “vốn chính trị” quá lớn nên được Quảng Ngãi đặc cách, song song với việc chủ động kêu gọi đầu tư cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, thì chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xé lẻ cấp sổ đỏ cho từng khu đất thuộc 2 dự án trên để biến thành tài sản riêng của gia đình. Gần đây nhất, ngày 27/12/2014, UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định số 6058/UBND-CNXD: Từ các dự án đầu tư gần như không vốn, các lô đất tại trung tâm Tp. Quảng Ngãi được chính quyền xé lẻ, lần lượt cấp cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình một cách rất hợp pháp Như vậy, theo quyết định này: - Nộp ngân sách 1,18 tỷ đồng, Thiên Ấn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 3.346m2 thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”. - Nộp ngân sách 11,12 tỷ đồng, Thiên Bút cũng được cấp sổ đỏ cho phần đất rộng 22.416m2 thuộc dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”. Cả 02 lô đất trên đã được Nguyễn Tuấn Anh phân lô, bán nền, cụ thể: - Khu đất thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 173 lô, gồm các khu: N1.1 (26 lô), trị giá 19 tỷ; N1.2 (70 lô), trị giá 51,4 tỷ; N1.3 (35 lô), trị giá 36,9 tỷ; N1.4 (32 lô), trị giá 29,6 tỷ và N1.5 (10 lô) trị giá 5,6 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 142,6 tỷ đồng. Như vậy, riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 141,82 tỷ đồng. - Khu đất thuộc dự án “Khu Đô thị An Phú Sinh”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 254 lô, gồm các khu: N1.1 (33 lô), trị giá 34,7 tỷ; N1.2 (40 lô), trị giá 52 tỷ; N1.3 (16 lô), trị giá 8,9 tỷ; N1.4 (8 lô), trị giá 5,4 tỷ; N1.5 (5 lô), trị giá 3 tỷ; N1.13 (36 lô), trị giá 21,2 tỷ; N1.15 (34 lô), trị giá 22,7 tỷ; N2.13 (4 lô), trị giá 6 tỷ; N3.33 (12 lô), trị giá 8,3 tỷ; N3.34 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.35 (12 lô), trị giá 8,7 tỷ; N3.36 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.37 (12 lô), trị giá 3,7 tỷ; N3.39 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ và N3.40 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 207,39 tỷ đồng. Riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 196,27 tỷ đồng. Như vậy, với riêng quyết định này của UBND Tỉnh Quảng Ngãi, gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình xem như đã cướp không đất của tỉnh nhà (nói cho đúng là cướp không đất của người nghèo) để phân lô, rao bán ra ngoài với danh nghĩa các công ty đầu tư Thiên Ấn, Thiên Bút thu lợi bất chính tới 337.69 tỷ đồng. Cứ theo đà xé lẻ cấp sổ đỏ “hợp pháp” như thế thì sau khi “làm thịt” xong 2 dự án trên, gia đình ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình vơ vét được từ vùng đất quê nhà vốn được xem là tỉnh nghèo này lên tới con số nghìn tỷ âu cũng là chuyện đương nhiên.
 Nguồn: Chân Dung Quyền Lực



Vài suy nghĩ về chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản và đảng viên cộng sản



Trong thời gian gần đây, cả nước đang dấy lên phong trào "tôi không thich Đảng cộng sản". Hầu hết lớp trẻ dũng cảm tham gia phong trào này. Sau đây là góc nhìn riêng biệt nhưng khá gai góc của một người Việt tại Séc về Chủ nghĩa cộng sản và Đảng cộng sản.  Thế hệ chúng tôi, sinh ra ở những năm 50-60 của thế kỷ trước. Nếu ở Miền bắc thì bị nhồi sọ chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Mao Trạch Đông cùng „Tư tưởng Hồ Chí Minh“. Trên bàn thờ của mỗi gia đình khi đó thường có ảnh của „ba ông Tây có râu + bác Mao và Bác Hồ“, sau khi VN có lục đục với TQ thì ảnh „bác Mao“ mới bị bỏ đi. Quả thực, cho đến khi tôi học lớp 8, tôi vẫn nghĩ rằng đảng CS VN cùng Bác Hồ là tốt, là những người hết lòng hy sinh vì độc lập tự do, vì hạnh phúc của dân, vì hòa bình của nhân loại. Tầm nhìn của tôi bắt đầu được sáng dần khi chứng kiến và khám phá ra những sự thật TRẦN TRUỒNG. Ngay tại trường cấp 3 nơi tôi học, tay giáo viên, phó bí thư chi bộ kiêm bí thư đoàn trường, là một tay máu dê kinh khủng, tán tình cặp kè hết cô giáo này tới cô giáo khác. Điều này không sao vì đó là quyền tự do của mỗi người, nhưng cái „bẩn nhất“ nằm ở chỗ là tay này luôn giở giọng đạo đức cộng sản để „giáo huấn“ người khác.  Nào là phải sống cho đàng hoàng, nào là phải thật thà, dũng cảm, nào là phải chung thủy trong tình bạn, tình yêu vv và vv. Tay này còn bè phái với những kẻ mưu lợi khác trong trường để vùi dập những giáo viên khác, có khả năng chuyên môn hơn hắn ta nhưng lại Thẳng thắn đấu tranh. Đến khi tôi đi TÂY học đại học (tại Tiệp Khắc, nay là CH Séc) thì sự thật về chủ nghĩa CS đã được phơi bày trong con mắt của tôi. Trong trường ČVUT – Praha, nơi tôi học, nhiều giáo sư, tiến sĩ nói chuyện rất thật với sinh viên về sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lê, về việc chủ nghĩa cộng sản, trong bàn tay đạo diễn của Liên Xô thời đó, đã kìm hãm sự phát triển của nhân loại nói chung và của Tiệp Khắc nói riêng, như thế nào. Thậm chí đã có một phó giáo sư, phó tiến sĩ (thời trước 1989 tại phe XHCN vẫn tồn tại chức danh khoa học – Phó tiến sĩ), là phó ban cơ học thuộc khoa máy CVUT, đã treo cổ tự tử (ở tòa nhà trên Karlovo náměstí - Praha 2, nó cũng thuộc khoa máy của CVUT) để phản đối chế độ cộng sản. Ngay trong trường khi đó, trong sinh viên Séc cùng đi học, những đứa học dốt hơn thì đua nhau tham gia Đoàn thanh niên xã hội chủ nghĩa (SSM), còn những đứa học giỏi, học khá và tử tế thì „ứ thèm vào“. Từ đó tôi cũng rút ra thêm một điều „Những kẻ dốt nát về chuyên môn nhưng rất cơ hội“ cần có những tổ chức, đại loại như Đoàn thanh niên cộng sản hay Đảng cộng sản để kiếm chác, vừa là kiếm tiền, vừa là kiếm ghế (chức vụ). Từ khi tốt nghiệp đại học (năm 1984) tới nay, với 31 năm lăn lộn trong trường đời, tôi đã khẳng định được những sự thật sau.    Đảng cộng sản (ở bất cứ nước nào) thực chất chỉ là một tổ chức MAFIA được khoác thêm cái áo chính trị bên ngoài. Cho đến hôm nay thì tất cả các đảng viên của các ĐCS thuộc vào một trong ba loại người dưới đây: 1- Loại cực kỳ ngu dốt. Đến nay, hầu như mọi người biết đọc, biết viết đều đã rõ, rằng chủ nghĩa Mác – Lê sai hoàn toàn. Ngược vì xây dựng và đưa xã hội lên thiên đường, chủ nghĩa và tư tưởng cộng sản đã thực chất kéo con người xuống địa ngục! Ở Nga – Stalin giết bao nhiêu triệu đồng chí của mình để củng cố quyền lực? Ở Trung quốc, mấy chục triệu người chết vì sự ngu xuẩn của Mao và thêm bao nhiêu triệu người chết trong „Cách mạng văn hóa“ do Mao phát động nhằm giữ chặt „ngai vàng“ của mình? Ở Việt Nam, bao nhiêu người giỏi, bao nhiêu người tài đã bị bắn, bị đày ải, bị xua đuổi trong cải cách ruộng đất, trong cách mạng văn hóa „đánh Nhân văn giai phẩm“, chống xét lại..., rồi trong mấy cuộc đánh tư sản do Đỗ Mười, một tên du thủ du thực, vốn là kẻ bán thịt ở chợ gần gò Đống Đa (Hà Nội), đọc không thông, viết chẳng thạo, vậy mà leo được lên tới chức Thủ tướng, chủ tịch nước, hay tổng bí thư ĐCSVN, cầm đầu vv. Chỉ những kẻ bị hội chứng DOWN mới nghe và theo CNCS mà thôi. Sự thật mười mươi là, ở bất cứ nước nào đảng cộng sản nắm quyền, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế bị chậm hẳn lại, ngược lại là sự lưu manh hóa của dân chúng tăng trưởng khủng khiếp. Có thể nói, chủ nghĩa cộng sản và đảng cộng sản đã phá bỏ toàn bộ nền tảng nhân văn xã hội ở những nước chúng nắm quyền. Có lẽ, việc „ngu dân hóa“, biến mọi người thành các những người máy chỉ biết nghe lệnh từ trên xuống, nghe theo cái gậy điều khiển của những tên độc tài cộng sản, là chủ trương xuyên suốt trong đường lối của các ĐCS. Ở Việt Nam ngày nay, bất cứ điều gì cũng được chính quyền khẳng định „mọi việc đã có Đảng lo, Đảng nghĩ“. Thế nhưng ai đòng thuế để nuôi đảng?, ai cầm súng ra trận để bảo vệ đất nước (chiến tranh chống Pháp, nội chiến bắc – nam, chiến tranh biên giới 1979 chống Tàu, chiến tranh với Cam Pu Chia) thì ĐẢNG LỜ TỊT ĐI.Có thể nói, những khó khăn gian khổ và xương máu thì DÂN bỏ ra, thành quả thì ĐẢNG hưởng! 2-Loại cực kỳ cơ hội. Trong các đảng CS ngày nay vẫn có những người đã tốt nghiệp đại học, thậm chí cũng mang danh hiệu tiến sĩ. Đây là tôi nói về những người có bằng TS thật chứ không nói về những người có bằng TS, ví dụ như của đại học Thái Bình dương như của X.. thủ tướng hay Y..phó thủ tướng. Những người này, tuy biết cộng sản là thối nát, lý thuyết CS là sai lầm, nhưng họ vẫn „giả vờ không biết“ và vẫn gia nhập đảng CS và leo lên các chức vụ kha khá. Mục đích của họ chẳng qua là dùng cái vỏ CS này để leo lên những cái ghế cao. Trong cái thể chế „đảng trị“ như ở VN hiện nay, nếu không phải là đảng viên CS thì không thể lên được các chức vụ đó. Vì vậy, những vị „trí thức“ này vẫn cứ giả vờ theo đảng để „ngậm miệng ăn tiền“. 3 – Loại hèn nhát hoặc an phận thủ thường. Đây là thành phần đông nhất trong đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.  Trong một xã hội mà đảng cộng sản nắm mọi quyền quyết định, những ai nằm ngoài guồng máy hoặc bị áp bức đè nén, hoặc bị trù dập và phải chịu nhiều thiệt thòi. Vì thế, rất nhiều người, đã vào đảng từ những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước, khi họ vẫn chưa nhìn thấy rõ bộ mặt „Mafia“ của đảng CS Việt Nam, chưa biết rõ sự thật, rằng „chủ nghĩa cộng sản là một quái thai của nhân loại“, đến nay vẫn không dám tuyên bố ra đảng, trả lại thẻ đảng và tuyên bố việc ra nhập đảng CS VN là một sai lầm lớn. Rất ít người dám làm điều này. Cái đa số „hèn nhát, an phận thủ thường“ kia lo sẽ bị mất mát về kinh tế, về chỗ ngồi, về những gì mà họ đã có và đang có. Tất nhiên đó chỉ là một sự hiểu biết nông cạn. Họ đâu có biết một điều, rằng họ có hy sinh chút ít ngày hôm nay thì ngày mai, khi đảng CS không nắm quyền ở VN nữa, con cháu họ sẽ „CÓ“ được nhiều lần hơn. Một khi đảng CS không còn nắm quyền ở VN nữa, một xã hội dân sự, văn minh sẽ được thiết lập ở Việt Nam, luật pháp sẽ rõ ràng hơn, mọi người được hưởng quyền tự do công dân, các vật cản cho phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế sẽ ít đi, đạo đức xã hội sẽ dần dần được phục hồi, các tệ nạn xã hội (đĩ điếm, trộm cướp, tham nhũng hối lộ) sẽ giảm đi. Nếu không tin, hãy nhìn vào gương các nước TƯ BẢN đang giẫy chết mà xem! Qua những dòng ngắn ngủi trên đây, các bạn đã thấy rõ bộ mặt thật của các đảng CS nói chung và đảng CS Việt Nam nói riêng. Trong trường hợp này, bạn có thể „YÊU và TIN“ đảng cộng sản VN được hay không? Còn tôi, tôi có thể nói thẳng, rằng TÔI: - Khinh bỉ tổ chức mafia mang tên ĐCSVN, - Căm thù ĐCSVN vì nó là mầm mống mọi tai họa mà dân tộc Việt Nam, nước Việt nam ngày nay đang phải gánh. Tôi chỉ mong mỏi một ngày gần đây, đa số dân chúng Việt Nam nhìn thấy rõ sự thật này, xa lánh và tẩy chay cái tổ chức có tên „Đảng cộng sản Việt Nam“ và nhờ vậy, nước Việt Nam mới thoát ra khỏi cái vòng KIM CÔ mà đảng CS Việt Nam đã chụp lên đầu dân tộc từ năm 1930 của thế kỷ trước tới nay!



Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha tuyệt thực sang ngày thứ 10

Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi đứng trước tòa án tỉnh Long An ngày 16/5/2013. Tòa đã tuyên án 6 năm tù đối với Phương Uyên, và 8 năm tù đối với Nguyên Kha.

Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha và 03 bạn tù đang tuyệt thực tại trại giam K3 - Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu, để phản đối sự bất công cũng như những sự hà khắc của trại tù Xuyên Mộc với tù nhân nơi đây. Sự thực ra sao và Đinh Nguyên Kha cùng các bạn đã tuyệt thực vì lý do gì?
Ngày hôm nay 24 tháng 1 năm 2015, bà Nguyễn Thị Kim Liên mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha đã đến phân trại K3 - Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu để thăm nuôi con theo định kỳ hàng tháng.
Cuộc gặp gỡ với tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha của bà Nguyễn Thị Kim Liên diễn ra chỉ trong vòng 45 phút và có công an theo dõi sát để nhắc nhở.
Ngay sau khi kết thúc việc thăm nuôi, bà Nguyễn Thị Kim Liên đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt:

Phản đối nhốt biệt giam

Anh Vũ: Xin chào bà Nguyễn Thị Kim Liên, xin bà cho biết tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha cùng một số bạn tù đã tuyệt thực được bao lâu và vì lý do gì thưa bà?
Đến hôm nay là ngày tuyệt thực thứ 10. Lý do là trong 20 người tù họ chỉ cho 3-4 người được đi ra ngoài, số còn lại là họ cấm, nhốt biệt giam hết. Thì cháu Kha nó phản đối, nó bảo thà họ cấm hết chứ không thể để cho 3-4 người có đặc quyền đi ra ngoài.
-Nguyễn Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Kim Liên: Dạ, chào Đài RFA tôi đang ở trại tù của cháu Kha. Đến hôm nay là ngày tuyệt thực thứ 10. Lý do là trong 20 người tù họ chỉ cho 3-4 người được đi ra ngoài, số còn lại là họ cấm, nhốt biệt giam hết. Thì cháu Kha nó phản đối, nó bảo thà họ cấm hết chứ không thể để cho 3-4 người có đặc quyền đi ra ngoài. Cháu báo cháu thấy thế là bất công nên 4 người tuyệt thực phản đối vấn đề đó, để giám thị phải giải quyết, mà đến hôm nay ngày thứ 10 họ vẫn chưa giải quyết. Bây giờ 4 người tuyệt thực thì bị họ quyết định kỷ luật. Nhưng cả 4 người không ký tên, cháu Kha nói nó sẽ làm đơn thưa giám thị, vì làm sai sẽ bị kỷ luật.
Anh Vũ: Vậy thái độ của cán bộ trại giam đối với gia đình bà trong buổi thăm nuôi hôm nay và kể cả với những người đang tuyệt thực trong tù thế nào thưa bà?
Nguyễn Thị Kim Liên: Họ không cho những người bạn đi thăm nuôi vô tới phòng chờ, có chị Tân nữa, chị gây cãi nãy tới giờ. Nó đuổi ra ngoài, còn tốp 3 người nữa nó đuổi mút ra ngoài kia cách cả cây số, nó bắt ghi tên họ rồi nó cũng không cho vô. Còn đến nay tuyệt thực đã 10 ngày mà họ chưa giải quyết, mà họ còn nói bây giờ tuyệt thực rồi, muốn ăn cơm lại thì phải làm đơn xin thì họ mới cho ăn cơm anh ạ. Anh xem ác còn hơn Hồi giáo giết người.
Anh Vũ: Xin bà cho biết, tình trạng sức khỏe của Đinh Nguyên Kha hiện nay ra sao thưa bà?
Nguyễn Thị Kim Liên: Sức khỏe cháu giờ thì hơi kém, vì tuyệt thực nên ốm và đen, cái bệnh trĩ giờ cũng đỡ vì cháu ăn ba cái rau cháu trồng và uống nước. Còn bệnh khớp thì vẫn còn đau.
Anh Vũ: Trước sự việc này, bà đã nói với anh Đinh Nguyên Kha những gì, đồng thời bản thân bà có những nguyện vọng như thế nào thưa bà?
Nguyễn Thị Kim Liên: Vấn đề cháu Kha thì tôi hoàn toàn đồng ý để cháu tuyệt thực như vậy, vì mình tuy bị ở tù nhưng không bị mất quyền con người. Đối xử bất công như họ thì cháu phải lên tiếng thì tôi chẳng có chê trách gì hết, tôi bảo cháu con cứ làm những gì con thấy đúng, mẹ không có cản. Giờ tôi mong muốn mọi người lên tiếng dùm cho cháu Kha, vì nó lên tiếng cũng vì cho cả 20 người trong tù. Vậy mà bây giờ trong tù họ chỉ trù dập một mình gia đình cháu Kha thôi, còn 19 gia đình kia không bị đối xử như gia đình tôi anh ạ. Họ đi thăm gặp ngày nào trong tháng cũng được, còn gia đình tôi đi ngày 24 thì tháng sau phải đúng ngày 24, trễ sớm họ cũng không giải quyết. Nhưng còn vấn đề này, cháu Kha nói rằng anh Diệu ốm nặng lắm mẹ à! Cháu Đặng Xuân Diệu bệnh rất nặng, tôi mong tất cả bà con, tất cả các tổ chức lên tiếng cho Đặng Xuân Diệu, vì nhà nghèo không có người thăm nuôi. Tôi nói đến đây là muốn khóc
Anh Vũ: Xin cảm ơn bà đã dành cho RFA cuộc trao đổi này.
Xin phép được nhắc lại, tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha bị bắt sau khi cùng sinh viên Nguyễn Phương Uyên tiến hành rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương ngày 10 tháng 10 năm 2012.  Nội dung truyền đơn nhằm lên án những bất công trong vấn đề thu hồi đất đai, đàn áp tôn giáo, cũng như việc Trung Quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Và hiện nay, ông Đinh Nguyên Kha còn đang trong thời gian thụ hình án phạt 4 năm tù giam.
Nguồn:RFA


Chuyện đáng buồn của giáo dục Việt Nam

Dinh_chi_hoc_622.jpg
Sự việc nữ sinh một trường trung học bị kỷ luật vì quyết định đi làm việc thiện thay vì tham gia biểu diễn văn nghệ cho trường được các trang mạng xã hội và báo chí trong nước đăng tải .
Ban Giám Hiệu trường cho hay em học sinh này được giải quyết cho đi học lại 24 tiếng đồng hồ sau đó và mọi chuyện coi như ổn thỏa. Chi tiết đằng sau vấn đề này là như thế nào?

Biện pháp kỷ luật gây sốc

Tên của nữ sinh bị kỷ luật là Nguyễn Thị Tuyết Linh thuộc trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão ở Gò Vấp.
Cô không cho em đi, kêu một là múa hai là không thì cô sẽ đe dọa hạ hạnh kiểm. Cô nói kiểu em là cái rốn vũ trụ, em làm giá làm cao, hỏi em là có cần cô đe dọa để em múa không.
-Nguyễn Thị Tuyết Linh
Quyết định đình chỉ học tập vô hạn định đối với Nguyễn Thị Tuyết Linh được đích thân bà hiệu trưởng Lê Thị Thanh Nguyệt ký và có hiệu lực ngày 20 tháng Giêng năm 2015, tức hai ngày sau khi em không tham gia biểu diễn văn nghệ cho trường mà lại đi ra ngoài làm việc từ thiện. Tin được các trang mạng xã hội trong nước loan tải khiến dư luận, đặc biệt cả báo chí, nêu ý kiến và đặt vấn đề về biện pháp kỷ luật khá gây sốc của bà hiệu trưởng trường Phạm Ngũ Lão.
Theo nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh, khi đó em nghỉ đi làm việc từ thiện thì có lý hơn là đi múa trong trường:
“Đi phát quà cho người nghèo ăn Tết ở Tiền Giang, chị em tự quyên góp rồi thành lập một nhóm nhỏ để đi phân phát.
Tiết mục đó đã có sẵn và diễn lại chứ không phải tập đợt. Em có xin phép cô hiệu trưởng thì cô hiệu trưởng cứ nằng nặc một hai bắt em phải múa chứ không phải trên báo kêu là em tự nguyện. Cô không cho em đi, kêu một là múa hai là không thì cô sẽ đe dọa hạ hạnh kiểm. Cô nói kiểu em là cái rốn vũ trụ, em làm giá làm cao, hỏi em là có cần cô đe dọa để em múa không. Em nhớ câu đấy tại cô kêu là cái việc từ thiện không bắt buộc nhưng việc múa là bắt buộc và em có cần cô đe dọa em không. Nghe như vậy thì em phải chấp nhận đồng ý thôi.
hoc-sinh-400.jpg
Quyết định đình chỉ học tập vô hạn định đối với Nguyễn Thị Tuyết Linh. Hình chụp từ FB.
Nhưng mà lúc đi thì em đã xin phép người biên đạo, anh ấy kêu là anh sắp xếp đội hình xong hết rồi thì em có thể nghỉ. Em cứ nghĩ anh ấy sắp xếp xong đội hình thì em không cần phải múa nữa.”
Đến Chủ Nhật ngày 18, không thấy Tuyết Linh trên sân khấu, bà hiệu trưởng quyết định hình phạt đối với em:
“Em có lên xin lỗi cô hiệu trưởng nhưng mà lúc ấy cô giận quá cô không tha lỗi. Lúc cô viết quyết định trước mặt em chỉ ghi ngày có hiệu lực đình chỉ còn ngày đi học không có. Nhưng lúc cô kêu em đọc quyết định trước lớp thì lúc đó em mới biết em bị đình chỉ vô thời hạn, tước lại giấy khen, hạ hạnh kiểm thì lúc đó em mới sốc.”
Đến ngày 21, báo trong nước đưa tin Nguyễn Thị Tuyết Linh đã được ban giám hiệu trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão cho phép đi học trở lại:
“Tại vì cái hình chị em đăng với bản đình chỉ thì được nhiều người quan tâm, người ta share và cái lượt share nhiều quá thì báo chí vô tình thấy và họ điều tra. Sở Giáo Dục cũng gọi điện thoại về trường em, kêu là nhà trường phải dừng quyết định ấy lại nên cô đã dừng lại.”

Không một giáo viên nào lên tiếng bênh vực?

Từ trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão ở Gò Vấp, hiệu phó Nguyễn Văn Phúc, cũng xác nhận nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh đi học bình thường trở lại trong ngày 21:
“Cứ lên trang mạng VNEpress hoặc trang mạng báo Tuổi Trẻ của Việt Nam, đọc ý kiến của các chuyên gia giáo dục về trường hợp em Tuyết Linh trên các tờ báo chính thống. Nọi việc đã giải quyết xong xuôi kể cà Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Đây chỉ là biện pháp giáo dục thôi. Tât nhiên về mặt thủ tục rồi hành chính, hình ảnh thì những người bên ngoài nhìn vào tưởng là ghê gớm lắm mà thực ra bản chất của nó không như những báo mạng hoàn toàn không có phóng viên mà chỉ lấy tin trên facebook xào nấu lại. Điều quan trọng là cháu đi học lại ngay ngày hôm sau chứ không phải đình chỉ giống như trong tờ quyết định thấy ở trên mạng.”
Vẫn theo lời thầy hiệu phó Nguyễn Văn Phúc, chuyện cho em Tuyết Linh trở lại trường không phải là do áp lực từ dư luận, từ các trang mạng xã hội, và nhà trường cũng đã nghe ngóng những ý kiến trái chiều:
Đáng buồn là không thấy một thầy giáo cô giáo nào cương trực đứng ra bênh vực, không một giáo viên nào lên tiếng. Xây dựng thì không phải chỉ phê phán nó, xây dựng là cách cư xử văn minh hơn, biết đối thoại với nhau.
-Nhà giáo Phạm Toàn
“Tôi xin khẳng định một điều chắc chắn là kể cả báo chí hay không có báo chí vào cuộc thì hoàn toàn không giống những điều nói là búa rìu dư luận.Có người nói quyết định như thế là nặng tay, có thể gây sốc tâm lý. Đứng ở góc độ một người phụ trách trong trường, cụ thể trong ban giám hiệu, cũng xin nói nếu như thực tế mọi dư luận hiện nay chiếu vào cái hình thức kỷ luật học sinh thì đúng là nhà trường có thiếu sót trong qui trình kỷ luật học sinh .
Đứng về góc độ pháp lý thì qui trình ra một quyết định kỷ luật như thế là sai, Sở Giáo Dục cũng đã phê bình rồi nhà trường cũng đã ghi nhận những sai sót. Nếu vào VNEpress thì toàn bộ lời ghi âm và trả lời của cô hiệu trưởng đã được thể hiện một cách đầy đủ. Trong đó có nhiều ý kiến, khoảng 30% là không đồng tính với biện pháp của cô hiệu trưởng, nhưng cũng khoảng 70% là đồng tình hoàn toàn hoặc đồng tình một phần.”
Vẫn theo lời thầy hiệu phó này, đây là một bài học mà tất cả những người làm công tác giáo dục phải rút kinh nghiệm, chỉ có điều:
“Nếu là giáo viên đứng trên bục giảng của trường Pham Ngũ Lão thì sẽ rất đau lòng khi học sinh xầm xì trong dư luận rằng rồi đây cô thầy mà nói cái gì, giáo viên nói gì làm gì thì chụp hình đăng lên facebook hết. Có nghĩa là nó quay lại một hướng tiêu cực, giống như hù dọa lại thầy cô. Ông bà mình dạy thương cho roi cho vọt, ngày xưa ai đi học mà không bị đánh, nhưng mà bây giờ nói nặng học sinh một cái là vi phạm luật, đánh học sinh là càng vi phạm luật. Ở Thanh Hóa hay Quảng Ninh gì đó đã có trường hợp học sinh nữ chạy lên túm tóc cô giáo đánh cô giáo ngay trên bục giảng chỉ vì cô giáo ghi tên mình vô sổ không thuộc bài thôi.”
Được biết trước giờ Nguyễn Thị Tuyết Linh là một học sinh tốt của Trung Học Phổ Thông Pham Ngụ Lão. Bày tỏ khi được cho phép đi học trở lại, em nói:
“Em rút ra được cái bài học cho mình, chuyện này không phải em đúng hoàn toàn, em có một phần lỗi sai. Đi học thì thầy cô bạn bè đối xử bình thường, coi đây như một vụ việc chưa từng xảy ra.”
Nhiều người khác hoặc tỏ ta khách quan như tiến sĩ Nguyễn Đông Hải, giáo sư Đại Học Sư Phạm Sài Gòn:
“Ban Giám Hiệu cu4mg nói cái đó chỉ là để răn đe em thôi chứ không có ý định đuổi học thật. Nhiều người cũng bảo đó là cách cư xử hay của nhà trường. Có người bảo nhà trường là người lớn thì không nên nói chơi được. Thực ra mỗi người có một cách nghĩ và cách làm của họ, mình không đứng trong vị trí của họ thì khó có thể nói được lắm.
Trong câu chuyện này đứng về Ban Giám Hiệu thì họ phải có cách kỷ luật nào đó vì như cô hiệu trưởng thì em này đã bỏ tập rất nhiều lần trong những trường hợp đột xuất như vậy. Về phía gia đình thì nghĩ rằng điều này quá sốc đối với nó, xã hội cũng có cái lý của xã hội khi nhìn vào biện pháp giáo dục như vậy.”
Hoặc chủ quan hơn như nhà giáo Phạm Toàn ở Hà Nội, trường hợp nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh bị kỷ luật như vừa rồi là chuyện đáng buồn, ông nói:
“Em này thấy làm từ thiện đúng hơn thì nó tính toán nó đi làm từ thiện, chứ lại đi phân tích em đi làm từ thiện thì em được cái gì cho em. Một giáo viên lập luận như thế làm sao mà trẻ con nó tin được. Đáng buồn là không thấy một thầy giáo cô giáo nào cương trực đứng ra bênh vực, không một giáo viên nào lên tiếng. Xây dựng thì không phải chỉ phê phán nó, xây dựng là cách cư xử văn minh hơn, biết đối thoại với nhau.” Vẫn theo lời ông, nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt của Ban Giám Hiệu, là giáo dục, dìu dắt và chỉnh sửa trong khuôn khổ phương pháp sư phạm chứ không phải áp đặt, đe dọa và bắt buộc học sinh làm theo ý mình.


Bé gái 11 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ

Em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước

Một cô bé 11 tuổi tại một vùng quê nghèo của Việt Nam bị rơi vào cảnh tứ cố vô thân, không nơi nương tựa, gia đình bị mất sạch tài sản, bố mẹ bị đẩy vào vòng lao lý, một mình em kiên trì lặn lội khắp nơi để đi tìm ánh sáng công lý cho song thân. 
Đó là câu chuyện thương tâm của em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước.
Tai ương ập đến khi Hiếu vừa lên 10. Ở độ tuổi ‘ăn chưa no lo chưa tới’, em đã phải chứng kiến cảnh gia đình tan nát, toàn bộ tài sản và cũng là phương kế sinh nhai của gia đình em là mảnh đất khoảng 3 ha bị cưỡng chế cho chủ nợ và bố mẹ em bị kết án mỗi người 5 năm rưỡi tù giam về tội danh “cố ý gây thương tích.”
Bản án ngày 25/2/2014 trong phiên tòa không có luật sư là kết cục của vụ tranh chấp dân sự giữa ông bà Ngô Văn Huynh-Nguyễn Thị Tâm (bố mẹ của Hiếu) tại thôn 2, xã Đường 10, huyện Bù Đăng (Bình Phước) với ông Nguyễn Bá Tuyên, chủ nợ, người có anh ruột là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đường Mười.
Bố mẹ Hiếu lâu nay đi khiếu kiện kêu oan về việc bị chủ nợ, có sự cấu kết của cán bộ địa phương, chiếm giữ-phá hoại tài sản, nhưng chưa được xử lý thỏa đáng thì bị cơ quan thi hành án tiến hành kê biên đất, bán đấu giá cho chủ nợ trong lúc vắng mặt và không có chữ ký của ông bà.
Kể từ khi bố mẹ lần lượt bị bắt hồi tháng 7, tháng 8/2013 tới nay, bé Hiếu sống nhờ tình thương và sự cưu mang của một gia đình hàng xóm tốt bụng, một mình bước tiếp con đường đi đòi công lý với sự hỗ trợ của Phòng Công lý Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, nơi giúp đỡ miễn phí cho dân nghèo về mặt pháp lý và truyền thông.
Ngoài những chuyến thăm nuôi bố mẹ, cô bé nhà quê đen đúa gầy gò, hơn năm nay, đã đi gõ cửa khắp mọi nơi để cầu cứu, kêu oan cho cha mẹ mình.
Linh mục Đinh Hữu Thoại, Trưởng Phòng Công lý và Hòa bình, cho biết:
“Tôi nhớ lần đầu tiếp xúc với Hiếu là khi ông bố bị bắt, hai mẹ con lặn lội từ Bù Đăng xuống Sài Gòn, đến văn phòng gặp chúng tôi nhờ tôi đưa tin. Ít lâu 2 tháng sau thì tới lượt bà mẹ bị bắt. Cháu Hiếu có gọi điện thoại cho tôi xin kêu oan giúp gia đình cháu, nói rằng ba mẹ bị oan do phía bên kia có người nhà là cán bộ cấp xã, cấp huyện toa rập với nhau chèn ép ba mẹ Hiếu. Cộng tác viên của chúng tôi có đến tận nơi để tìm hiểu hoàn cảnh và trợ giúp cho em chút đỉnh, mới biết em sống với nhà hàng xóm tốt bụng. Ông này là cựu chiến binh lớn tuổi, thấy hoàn cảnh Hiếu như vậy thì cưu mang cháu, cho cháu ở luôn trong nhà. Cộng tác viên của chúng tôi lên tận nơi thăm và đưa tận xuống Sài Gòn để đi ký các giấy tờ pháp lý vì cháu là người thân duy nhất của ông bà. Tuy mới 11 tuổi và sống ở vùng quê rất nghèo nhưng có ý chí và một trí khôn rất sắc sảo.”
Người láng giềng hảo tâm đang nuôi dưỡng em Hiếu không muốn nêu tên khi phát biểu với chúng tôi nói về cô bé bất hạnh:
“Gia đình thấy cháu một mình tội nghiệp nên giúp, giờ nó bé quá có một mình ai nuôi nó, tiền bạc không có, bố mẹ bị bắt, nên chúng tôi làm phước nuôi cháu. Cháu học rất giỏi. Tôi cũng đề nghị ủy ban xã cho cháu xin miễn học phí được hai năm nay. Các thầy cô giáo thỉnh thoảng cũng cho cháu được mấy chục ký gạo. Năm nay sắp tới đây cháu sắp được học bổng. Chúng tôi nuôi cháu nó ăn học. Sách vở vì cháu học giỏi nên năm nào cũng được trường cho. Lúc nhận cháu về nuôi tôi cũng đang công tác trên xã, tôi đề nghị ủy ban quan tâm đến cháu tí. Các ông ấy bảo anh làm phúc thì anh cứ nuôi, chúng tôi có nói gì đâu. Tôi đề nghị ủy ban xã giúp đỡ cháu vì hoàn cảnh cháu vậy, nhưng chẳng thấy họ giúp đỡ gì cũng chịu. Tôi xin xã với các thầy cô quan tâm cháu tí, nhưng cuối cùng chỉ có các thầy cô quan tâm thôi chứ trên ủy ban thì cũng chỉ biết vậy thôi.”
Trái với hình ảnh một cô bé ốm yếu 11 tuổi, trò chuyện với chúng tôi là một Cẩm Hiếu thông minh, ăn nói chững chạc, chín chắn rất nhiều so với độ tuổi vô tư, thơ dại của em.
Hiếu kể về nghịch cảnh gia đình mình:
“Ba mẹ con có vay tiền của ông Tuyên. Lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, tới ngày hẹn ông Tuyên vào đòi, nhà con chưa trả được. Ông dẫn theo mười mấy người vào nhà con xiết đất. Từ đó mẹ con mới đi thưa kiện, rồi mẹ con bị bên thi hành án đấu giá bán đất của nhà con trong khi nhà con không có mặt ở nhà. Bên thi hành án đấu giá đất nhà con là 90 triệu/ha mà giá đúng tới 350 triệu/ha lận. Họ đấu như vậy là không đúng giá. Hơn nữa khi đấu giá không có mặt gia đình con ở đó, cũng không có chữ ký của ba mẹ con. Ba mẹ con không chịu nên tiếp tục thưa kiện. Hôm đó, ông Tuyên tới và giữa ông với mẹ con xảy ra xung đột và nhà con đánh nhau với ông ấy. Nhà con không có tiền, còn ông Tuyên có thế lực nên đã đẩy gia đình con vào tù. Tòa chỉ xử mỗi việc nhà con đánh ông Tuyên. Còn việc ông Tuyên lấy đất nhà con sai pháp luật thì tòa không xử. Khi ba mẹ con bị bắt rồi, có lúc con tự bắt xe đò lên Văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế để cầu cứu cha Thoại. Con cũng có điện tới Phòng Tiếp Dân của công an tỉnh nhưng họ bảo họ không biết việc này, chỉ có công an huyện mới biết thôi. Mỗi lần đi thăm nuôi ba mẹ con cũng có lên công an huyện và lâu lâu con cũng có ghé bên Viện Kiểm sát. Họ không tiếp. Con có lên Tòa án để gặp thẩm phán và sang bên công an huyện để nộp đơn xin tại ngoại cho ba mẹ con. Họ nói sẽ trả lời mà nay hơn 1 tháng rồi vẫn chưa thấy trả lời con. Khi ba mẹ con bị bắt, con cũng có gọi điện thoại lên công an tỉnh và tòa án tỉnh để hỏi, nhưng họ bảo họ không biết. Có nhiều lần con điện cho chú trực tiếp điều tra ba mẹ con, nhưng chú nói việc này do cấp trên chỉ đạo chú thôi. Rồi nhiều lần sau con điện chú không nghe máy nữa. Nhà ông Tuyên có những người quen trên đó nên họ sẽ không bao giờ quan tâm đến gia đình con. Mẹ con lúc trước từ năm 2009 cũng đã có gửi nhiều đơn lên đó lắm mà họ cũng không trả lời. Vì ba mẹ con, con làm, nếu con cố gắng nhất định con sẽ kêu oan được cho ba mẹ của con. Chỉ cần mình đủ can đảm và niềm tin, mình sẽ làm được. Gia đình con bị oan, yêu cầu tòa xem lại tất cả mọi việc và đưa ra xét xử đúng với luật pháp công lý.”
Khi được hỏi cảm nghĩ của em về công lý, cô bé lớp 6 không ngần ngại nhận xét:
“Có quyền lực và có tiền thì sẽ mua được những thứ đó và họ bắt buộc những người nghèo phải chịu thiệt thòi. Cho nên mình cần phải dũng cảm, kiên cường để chống chọi lại những áp lực mà những người giàu đã gây ra cho mình.”
Chưa biết hành trình đi tìm công lý của cô bé hiếu thảo này kết cục sẽ ra sao và đúng-sai được phân minh thế nào, dù trong phiên phúc thẩm hồi tháng 10 năm ngoái, Tòa án Nhân dân huyện Bù Đăng đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.
Theo linh mục Thoại, tuy đây là một tín hiệu đáng mừng hiếm thấy nhưng những diễn tiến sau đó không hứa hẹn một điều khả quan:
“Vấn đề của Hiếu liên quan đến tố tụng và chèn ép giữa những người có chức quyền đối với những người thấp cổ bé miệng. Tòa án của tỉnh Bình Phước đã tráo trở bằng cách tại tòa thì họ tuyên khác, nhưng sau đó ra văn bản thì họ lại ra văn bản hoàn toàn khác với nội dung tuyên ở tòa, bất lợi cho ba mẹ bé Hiếu. Sự khác biệt đó cho thấy nó đã được chỉ đạo sau phiên tòa phúc thẩm. Tuy là hủy án sơ thẩm nhưng họ vẫn tiếp tục giam ông bà, không cho tại ngoại điều tra trong khi hoàn cảnh của ông bà đủ điều kiện để tại ngoại điều tra, không cần thiết phải dùng biện pháp ngăn chặn mạnh như tạm giam vì ông bà không có nguy cơ bỏ trốn.  Chúng tôi đã gửi văn thư đề nghị cho ông bà được tại ngoại điều tra nhưng họ phớt lờ, làm cho trại tạm giam có điều kiện tiếp tục dùng nhục hình, bức cung, ép cung. Dù hủy án, điều tra lại nhưng tôi nghĩ kết quả cũng không khả quan lắm, do sự chỉ đạo của một cấp nào đó đối với bản án của phiên tòa phúc thẩm. Tình trạng tư pháp ở Việt Nam rất tệ. Luật sư cũng chẳng có vai trò gì so với hệ thống tòa án, Viện Kiểm sát, và cơ quan điều tra. Ba nơi này mà họ cấu kết với nhau, toa rập với nhau với án bỏ túi thì, như rất nhiều trường hợp khác, mình chỉ làm được động tác là lên tiếng cho người ta thấy được sự oan ức của những trường hợp này mà thôi. Chúng tôi hỗ trợ cho cháu từ đầu tới giờ. Bây giờ thì hy vọng sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông về trường hợp này để vụ án không bị bức cung, ép cung một lần nữa.”
Cẩm Hiếu tin rằng có ý chí quyết tâm theo đuổi tới cùng thì mơ ước sẽ trở thành hiện thực. Mong sao em sớm toại thành ước mơ sum họp gia đình và tìm thấy công lý để nụ cười hồn nhiên được trở lại trên gương mặt ngây thơ trĩu nặng ưu phiền của em.
Nguồn: TH


"Thảm Họa Đỏ" ra mắt tại Toronto : Quốc nạn dân tộc Việt đã phải gánh chịu trong 80 năm qua

Trong nỗ lực vạch trần sự tuyên truyền dối gạt và trình bày bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm Chủ nhật 11/01, Lực lượng Dân tộc Cứu nguy Tổ quốc (LLDTCNTQ) và Đài phát thanh Đáp lời Sông núi (ĐLSN) đã đồng loạt tổ chức ra mắt phim tài liệu “Thảm họa Đỏ” tại Paris (Pháp), California (Hoa Kỳ), Sydney (Úc) và Toronto.

Diễn Giả: Ô Đỗ Như Điện và Ô Đặng Chí Hùng (ở Giữa)
Quang Cảnh Hội Trường:  Buổi Ra Mắt Thảm Họa Đỏ Toronto
Hơn 350 đồng hương đã đến tham dự buổi sinh hoạt chính trị đặc biệt trên, được tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Canada, 765 Third St., Mississauga.

Sau nghi thức khai mạc, trong lời mở đầu buổi sinh hoạt, trưởng ban tổ chức, ông Trần Thường, đã nói đến sự cần thiết phải xóa bỏ chế độ Cộng sản để mang lại tự do, dân chủ cho quê hương.

Trong phần thuyết trình, Giáo sư Đỗ Như Điện đã phân tích những yếu tố giúp cho đảng Cộng sản Việt Nam thống trị dân tộc Việt Nam trong suốt 80 năm qua. Ông cho rằng bạo lực và gian dối là hai phương tiện được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sử dụng để giữ vững chế độ. Theo Giáo sư Đỗ Như Điện, mục đích của LLDTCNTQ khi công bố phim “Thảm họa Đỏ” là để tố cáo sự man trá của đảng Cộng sản Việt Nam, đập tan huyền thoại về một tổ chức đang đẩy dân tộc Việt đến bờ vực thẳm và đưa đất nước vào vòng kiềm tỏa của bá quyền phương Bắc.
Hợp Ca "Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị"
Tiếp lời Giáo sư Đỗ Như Điện, một trong những người biên soạn và sưu tầm tài liệu, và cũng là người diễn giải phim “Thảm họa Đỏ”, ông Đặng Chí Hùng, đã đưa ra các chứng cứ để kết luận đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng tập hợp những thành phần “cướp”, từ sự kiện cướp chính quyền năm 1945 đến cướp của đồng bào miền Nam sau ngày 30/04/1975 và hiện nay cướp của dân nghèo, dân oan.

Với hành động sát hại 172.000 người trong chiến dịch cải cách ruộng đất, giết 5.000 thường dân vô tội trong trận Tết Mậu Thân ở Huế, lùa hàng triệu thanh niên vào cuộc chiến “đánh cho Nga, đánh cho Trung quốc”, ông Đặng Chí Hùng nhận định đảng CSVN là một tổ chức có chủ trương sát nhân.

Phim “Thảm họa Đỏ” đã thực hiện 14 cuộc phỏng vấn với những đảng viên bỏ đảng, với những nạn nhân của chế độ Cộng sản hiện còn ở trong nước và ở hải ngoại.

Buổi giới thiệu phim tài liệu “Thảm họa Đỏ” đã kết thúc vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày với phần hợp ca nhạc phẩm “Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị”.