Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

9.5.15

Tin Tức thứ Sáu 08.05.2015






VN PHẢI CHỨNG TỎ THIỆN CHÍ VỀ CẢI TỔ NHÂN QUYỀN

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) vào hôm qua kêu gọi Hoa Kỳ phải ép VN chứng tỏ thiện chí cụ thể về cải tổ nhân quyền chứ không thể nói suông như những năm qua.
Phó giám đốc chi nhánh Á châu của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, kêu gọi phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ phải nói thẳng thừng với Hà Nội là việc ký kết Thỏa ước Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ có thể đạt được nếu VN thật sự cải thiện lãnh vực nhân quyền, qua những hành động cụ thể như phóng thích hàng trăm tù nhân lương tâm, hủy bỏ các điều luật phản dân chủ để bỏ tù những người bất đồng chính kiến, và phải cho phép thành lập các công đoàn độc lập cũng như cho phép người dân tự do biểu tình, và thờ phụng tín ngưỡng của mình.
Cần nhắc lại là phái đoàn nhân quyền Mỹ đã bước vào phiên đối thoại về nhân quyền lần thứ 19 với Hà Nội vào hôm qua. Trước đó tòa đại sứ Mỹ và phái đoàn đã tổ chức các buổi gặp gỡ và đi thăm một số tổ chức và cá nhân thuộc phong trào đấu tranh ở VN để ghi nhận tình hình nhân quyền tại VN.
Theo ông Robertson, việc Tổng thống Barack Obama tiếp kiến tù nhân lương tâm Điếu Cày tại tòa Bạch Ốc cho thấy là Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại VN. Vì thế, trong cuộc đối thoại lần này, phái đoàn Mỹ nên thẳng thắn đặt điều kiện với Hà Nội về việc tăng cường các quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là về thỏa ước mậu dịch TPP. Cần nói thêm là hai tuần trước đây, 13 dân biểu thuộc lưỡng đảng đã gửi thư cho Tổng thống Obama, nội dung yêu cầu chính phủ Mỹ phải áp đặt các tiêu chuẩn về nhân quyền và quyền lợi của người lao động khi thương thuyết với các quốc gia muốn ký kết thỏa ước TPP, trong đó có VN.

HÀNG LOẠT NHÀ ĐẤU TRANH BỊ BẠO QUYỀN VN CẤM XUẤT NGOẠI

Trong khi hai nước Việt – Mỹ đang đối thoại về nhân quyền tại Hà Nội vào hôm qua, hàng loạt nhà đấu tranh cho nhân quyền tại VN đã bị công an ngăn chận không cho lên máy bay, mặc dù họ chỉ xuất ngoại để chữa bệnh hoặc thăm viếng thân nhân.
Trong số những người bị cấm xuất ngoại, có hai mẹ con bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên tranh đấu Nguyễn Phương Uyên, cùng một người bạn là Lê Bá Huy Hào. Cả ba phải hủy bỏ chuyến đi Thái Lan vào trưa ngày 7/5. Tại phi trường Nội Bài ở Hà Nội thì ông Lê Anh Hùng và bà Nguyễn Thị Thúy cũng bị hàng chục công an bao vây ngăn chận khi làm thủ tục xuất ngoại, bị mời vào đồn để thẩm vấn về các vấn đề liên quan đến cái gọi là"an ninh quốc gia".
Trong khi đó thì nhà báo Nguyễn Tường Thụy cho biết là vào rạng sáng ngày 6/5 vừa qua, con trai của ông là Nguyễn Tường Trọng cũng bị tịch thu passport tại phi trường Nội Bài khi sắp đáp chuyến bay sang Philippines. Ông Thụy cho biết là cháu Trọng chưa hề tham gia một tổ chức dân sự nào cả. Điều này cho thấy là cháu Trọng bị làm khó dễ chỉ vì là con của nhà báo đấu tranh Nguyễn Tường Thụy.
Trong một diễn biến khác thì công an Hà Nội đã liên tục sách nhiễu câu lạc bộ dạy tiếng Anh miễn phí của anh Phạm Minh Đáp, một người tự nguyện đi bán bong bóng kiếm tiền để trang trải các chi phí cho câu lạc bộ miễn phí này. Anh Đáp bị sách nhiễu chỉ vì là bạn của Nguyễn Viết Dũng, người đã mặc bộ quân phục VNCH trong cuộc tuần hành "Vì một Hà Nội xanh" vào tháng trước và đã bị bắt giam từ mấy tuần qua.

MỘT NGƯỜI CHA XIN TỰ THIÊU TRƯỚC VIỆN KIỂM SÁT ĐỂ ĐÒI LẠI CÔNG LÝ

Vào sáng thứ Tư vừa qua, ông Nguyễn Văn Trọng đã đến trước cổng viện Kiểm sát tỉnh Long An để xin tự thiêu vì cái chết oan ức của người con trai Nguyễn Văn Tràng mà không được điều tra rõ ràng.
Đây là vụ án mạng diễn ra vào đêm 24/12/2010 tại xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, khi anh Tràng bị một nhóm 5 người đâm vào ghe và nhào qua đánh chết anh trên sông Vàm Cỏ Tây. Suốt 5 năm qua, gia đình ông Nguyễn Văn Trọng đã bán sạch đất đai để có tiền đi gõ cửa khắp nơi để tìm công lý nhưng không cơ quan hữu trách nào đoái hoài tới. Tờ báo Long An từng có bài viết về vụ án này với tựa đề "Phải chăng vì dính dây mơ, rễ má mà vụ án không được khởi tố?".
Quá phẫn nộ trước cái chết oan ức của con trai, mẹ và bà nội anh Tràng cũng đã quấn khăn tang, mang biểu ngữ xin tự thiêu đến viện Kiểm sát vào sáng thứ Tư.

GIỚI TÀI XẾ XE BUÝT Ở HUẾ TỔNG ĐÌNH CÔNG ĐÒI QUYỀN LỢI LAO ĐỘNG

Hệ thống xe buýt công cộng tại thành phố Huế gần như tê liệt vào ngày hôm qua khi giới tài xế đồng loạt đình công để đòi công ty phải đáp ứng quyền lợi lao động cho họ.
Cuộc đình công khai diễn từ sáng sớm, khiến nhiều người trễ học hay trễ giờ đến sở làm. Hơn 70 tài xế và lơ xe tố cáo công ty chủ nhân Hoàng Đức là không ký hợp đồng lao động, không đóng đủ bảo hiểm xã hội và y tế cho họ. Công ty Hoàng Đức là công ty trúng thầu chuyên chở công cộng vào tháng 4 vừa qua, với 33 chiếc xe buýt đảm trách 6 tuyến xe buýt tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đại diện công ty này vào chiều qua đã tiếp xúc với giới tài xế, yêu cầu họ ngưng đình công và hứa hẹn sẽ đáp ứng các đòi hỏi của họ.

CHIẾN ĐẤU CƠ TRUNG CỘNG ĐE DỌA CÁC MÁY BAY CỦA PHILIPPINES

Các máy bay tuần tra Biển Đông của Philippines đã bị các chiến đấu cơ Trung Cộng kè sát với tư thế đe dọa bắn hạ suốt 3 tháng qua.
Trong lời tố cáo mới nhất về các hành động hung hăng của Trung Cộng, tư lệnh lực lượng quân sự miền tây nước Phi cho biết Trung Cộng đã 6 lần hù dọa các máy bay tuần thám vùng biển đang tranh chấp giữa hai nước. Tiết lộ trong phiên điều trần của Thượng viện, Phó đô đốc Alexander Lopez, cho biết là mặc dù máy bay Phi chỉ tuần thám trong không phận quốc tế nhưng phía Trung Cộng phát lời cảnh cáo qua làn sóng vô tuyến, nội dung cáo buộc máy bay Phi đã xâm nhập "vùng an ninh quân sự" của Trung Cộng.
Ông Lopez nói thêm là các vụ này diễn ra trong vòng 3 tháng qua, mà theo ông là Trung Cộng muốn thăm dò phản ứng quốc tế trước khi áp đặt "vùng nhận dạng phòng không" trên Biển Đông.
Trong một diễn biến khác thì chính phủ Nam Hàn lên tiếng tố cáo ngư dân Trung Cộng đang gia tăng các vụ xâm nhập hải phận nước này để đánh bắt hải sản một cách phi pháp. Lực lượng tuần duyên Nam Hàn thú nhận là họ không đủ sức ngăn chận làn sóng này vì số lượng tàu cá Trung Cộng quá đông đảo. Ngoài ra các ngư dân Trung Cộng thường cột chung các tàu lại với nhau, và sẵn sàng dùng vũ khí để chống trả lực lượng tuần duyên Nam Hàn.
 





Xem Thêm Các Tin Khác


Quan Điểm của luật sư Lê Thị Công Nhân về việc tiếp xúc với phái đoàn đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ



Thứ Sáu 08.05.2015--->    

Kính thưa quý thính giả, Việt Nam có vào được TPP, tức Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương hay không, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và một trong những yếu tố đó là lĩnh vực cải thiện nhân quyền. Vừa qua, phái đoàn đối thoại nhân quyền của Hoa Kỳ có buổi tiếp xúc với đại diện các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam để tìm hiểu quan điểm của những vị này về sự kiện nêu trên. Một trong những người được mời tham dự là Ls. Lê Thị Công Nhân, đã chia sẻ một vài chi tiết trong buổi họp mặt này với phóng viên Thomas Việt, mời quý thính giả cùng theo dõi sau đây.






Xem Thêm Các Tin Khác


Đây Là Sự Thật

Image result for nguyen tan dung

Thứ Sáu 08.05.2015--->   

Năm 2015 được bắt đầu với các diễn biến chính trị từ hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, khoá 11. Tại hội nghị này, theo báo chí trong nước, ĐCSVN đã quy hoạch 22 Uỷ viên Bộ Chính Trị và 290 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cho khoá tới, sẽ diễn ra trong Đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016. Nhưng kèm theo đó là một loạt dư luận tung hô Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm một cuộc "cách mạng" đưa đến Dân Chủ cho Việt Nam và ông ta sẽ làm tổng thống. Điều này có đúng hay không ? Xin mời quý thính giả đón nghe chuyên mực Đây là sự thật với Đặng Chí Hùng và Tâm Anh.

Tâm Anh: Tuần trước chúng ta nói đến trang mạng "CDQL" và có nhắc đến NTD Theo anh, anh nhận định như thế nào về cá nhân Nguyễn Tấn Dũng trong suốt những năm ông ta cầm quyền trong chế độ Cộng Sản và nhà nước tại Việt Nam chúng ta ?

ĐCH: Xin kính chào quý thính giả ! Xin chào chị Tâm Anh !

Trong 9 năm Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng, từ năm 2006, kinh tế Việt Nam là một đồ thị đi xuống, tăng truởng suy giảm chỉ còn hơn 5%, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nợ nần khủng khiếp khoảng 1,5 triệu tỷ đồng mà chủ yếu là nợ khó đòi, các dự án đầu tư lớn chập chạp về thời gian bàn giao công trình, bê bối về chất lượng, nợ công chồng chất, nền kinh tế sa lầy trong vòng lệ thuộc Trung Cộng, đặc biệt về nguyên liệu...Toàn thể nền kinh tế Việt Nam có là số nợ công lến đến 95% GDP và một thị trường kinh tế rối loạn hơn nhiều so với những thời các quan chức cộng sản khác vốn đã rối ren và thối nát vì ý thức hệ cộng sản.

Về xã hội, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng tham nhũng càng ngày càng phổ biến, tinh vi hơn, trở thành những đường dây có tổ chức. Về chủ quyền lãnh thổ, ngoài những câu tuyên bố mị dân của ba Dũng, thực chất Biển Đông vẫn không ngừng bị Trung Cộng khiêu khích, đe doạ. Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam vẫn bị xua đuổi, đập phá trên vùng biển Hoàng Sa. Trung Cộng vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự, hậu cần ở Trường Sa và Hoàng Sa. Mà vừa nói mị dân xong thì chính đồng chí X lại cho đàn áp biểu tình yêu nước hay va lạy quan chức Trung cộng như tế sao để có thể làm thái thú Việt Nam lâu dài.

Rõ ràng, di sản "thành tích" của Nguyễn Tấn Dũng trong những năm qua là một bức tranh đen tối

Tâm Anh: Thưa anh, Người Việt ta có câu: "thằng chôt làm vua xứ mù", Nguyễn Tấn Dũng củng cố được vị trí của mình nhờ có chỗ dựa của sân sau là an ninh và quân đội, đó là hai khu vực mà trong 9 năm qua ông ta đã ban phát khá nhiều ân huệ, lợi ích để có thể nắm được chính trị, quyền lực. Anh nhận định gì về điều này ?

ĐCH: Điều chị nói hoàn toàn đúng mà sự kiện Nguyễn Bá Thanh đã phải chết là một bằng chứng về cái gọi là đấu đá quyền lực mà y tá Dũng là kẻ chiến thắng. Tuy nhiên, chiếc ghế Tổng Bí thư mà ông ta nhắm tới không phải dễ dàng. Bởi vì Nguyễn Tấn Dũng không có thế mạnh tuyệt đối trong tương quan quyền lực của nội bộ lãnh đạo cao nhất. Tham vọng trở thành Tổng Bí thư như ông Dũng còn có Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh...Thất bại của Nguyễn Phú Trọng- Trương Tấn Sang trong cuộc xung đột với Nguyễn Tân Dũng tại hội nghị 6 và 7 vẫn còn là ẩn số của một bài toán dài hạn. Không dễ gì Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang để Nguyễn Tấn Dũng "lên ngôi" một cách suôn sẻ.

Hơn nữa, hiến pháp của VNCS xác định quyền lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN. Cấu trúc tổ chức tập quyền hiện tại của ĐCSVN còn mạnh. Cho nên, khả năng Nguyễn Tấn Dũng nắm được tất cả quyền lực cũng không phải là dễ dàng.

Tâm Anh: Trong thời gian gần đây, có một số nguồn tin đang "lăng xê" cho Nguyễn Tấn Dũng làm tổng thống tương lai của Việt Nam. Anh nghĩ gì về điều này ?

ĐCH: Trước hết tôi xin khẳng định, Người dân một phần đã quá chán ngán với những gì cộng sản nói mà nhìn vào thực tế xã hội Việt Nam đổ nát, điêu tàn làm dấu chỉ cho sự tin tưởng. Ngoài ra, trang mạng Chân Dung Quyền Lực và một số trang mạng mang tiếng "chống cộng" trước giờ lên tiếng ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng và con trai. Do đó, dư luận có vẻ trông chờ vào nhân vật Nguyễn Tấn Dũng, vốn xuất thân từ một y tá miệt vườn, không có học thức như một "cứu tinh" của Việt Nam.

Tuy vậy, Nếu quyền lực tập trung vào một con người không có trình độ học thức và mưu mô xảo quyệt như ba Dũng thì là thảm hoạ cho Việt Nam. Thực tế, về mặt chính trị, Dũng là người đã thực hiện nhiều chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền, cấm tự do báo chí và quyết không để hình thành lực lượng đối lập tại Việt nam. Ông ta là một người ham quyền cố vị, ở tuổi 65 vẫn đeo đuổi tham vọng quyền lực, cài cắm hai con trai vào bộ máy công quyền chuẩn bị cho tương lai và tạo điều kiện cho con gái trúng thầu những dự án kinh tế lớn.

Nhưng rõ ràng có một sự thật mà chúng ta phải luôn xác định đó là dân chủ phải từ dân mà ra bởi vì bất kỳ quan chức CSVN nào cũng giống nhau mà thôi. Không có bất cứ một điều gì mang lại sự tin tưởng từ Nguyễn Tấn Dũng hay quan chức Cộng sản khác. Bởi vì anh không thể nói anh yêu nước, anh tốt mà anh vẫn đứng chung hàng ngũ và ăn lương của lũ cướp được trừ khi anh cũng là kẻ cướp.

Do đó chỉ có một con đường người dân hết vô cảm và đứng lên thì đất nước mới được bình yên. Đó là con đường duy nhất có hạnh phúc cho Việt Nam trong tương lai. Dân chủ thật sự phải từ người Dân mà ra !

Xin kính chào quý thính giả, chào chị Tâm Anh !






Xem Thêm Các Tin Khác


"Dự Thảo 4" "Luật tín ngưỡng, tôn giáo" là phản dân chủ




Thứ Sáu 08.05.2015 ---->   
Đảng CSVN vừa gửi đến các tổ chức tôn giáo bản dự thảo 4 về luật tín ngưỡng tôn giáo để góp ý, nhưng hầu hết các tôn giáo không hài lòng với bản dự thảo. Kính mời quí thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ vể sự kiện này qua lời trình bày của Hải Nguyên

Thưa quí thính giả,

Trên làn sóng phát thanh này, chúng tôi đã nhiều lần đề cập đến vấn đề tự do tín ngưỡng và tôn giáo tại đất nước chúng ta, nhưng hôm nay phải trở lại một lần nữa, vì sự kiện bản dự thảo 4 luật tín ngưỡng, tôn giáo của đảng CSVN đang có chiều hướng tác động đến đời sống tinh thần của người dân nói chung và những người có tín ngưỡng tôn giáo nói riêng.

Trước hết, đa số người Việt Nam tin rằng con người có xác có hồn, có đời sống vật chất, và có đời sống tâm linh, sự kiện này đã được chứng minh qua nhiều thế hệ, dưới nhiều hình thái khác nhau, đã đan kết để dệt thành một bức tranh văn hóa tuyệt đẹp, truyền từ đời này sang đời khác của nước ta. Trong mỗi giai đoạn của lịch sử nước nhà, bức tranh tín ngưỡng tôn giáo ấy lại được làm giàu thêm, trang trí thêm vẻ mỹ miều của nó.

Dĩ nhiên ở đây không nói đến những hình thức mê tín dị đoan, những hủ tục trái với luật tự nhiên, và phản khoa học, vi đó không được coi là tôn giáo hay tín ngưỡng theo một định nghĩa thông thường.

Trong cuộc sống thực tế của con người, những giá trị tinh thần luôn giữ một vị trí quan trọng, quan trọng đến đỗi người ta có thể đánh đổi tất cả, kể cả mạng sống để bảo vệ gía trị tinh thần của mình. Điều này đã và đang diễn ra khắp nơi, không cần phải chứng minh nữa.

Khi cộng sản ra đời, họ đã coi tôn giáo là thuốc phiện làm mê hoặc con người, làm cản trở bước tiến của họ, nên phải triệt hạ bằng mọi giá. Đảng CSVN vẫn xác định rằng họ quyết đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin, dĩ nhiên họ phải tìm mọi cách triệt tiêu tôn giáo, đó là một khẳng định bất khả tương nghị. Vì vậy tất cả những toan tính, những kế hoạch từ khi CS nắm được chính quyền ở Miền Bắc năm 1955, và toàn cõi VN từ 1975 đến nay, thì mục tiêu xóa bỏ tôn giáo vẫn không hề thay đổi. Có chăng là thay đổi chiến thuật, áp dụng phương án mỗi lúc mỗi khác mà thôi.

Khi đất nước bị chia đôi, Miền Bắc do CS cai trị, năm 1955 Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL-TG về hoạt động tôn giáo. Thi hành sắc lệnh này đã có bao nhiêu chức sắc và tín đồ các tôn giáo phải vào tù, và bao nhiêu người đã chết trong các trại tù vì sắc lệnh này!.

Khi thống nhất đất nước, những chính sách tôn giáo ở Miền Bắc đã được áp dụng ở Miền Nam, nhưng trong bối cảnh mới của vùng đất mà người dân đã được hưởng tự do suốt 20 năm, thì buộc CS phải uyển chuyển hơn, nhưng cũng tinh vi và thâm độc hơn; bằng cách xâm nhập gây chia rẽ và phá hoại từ bên trong.

Một trong những thủ đoạn rất tinh vi là họ tìm kiếm mua chuộc những tu sĩ, chức sắc, những tín đồ có kiến thức, có uy tín trong các tôn giáo, nhưng thiếu lập trường, để đào tạo thành công cụ, cài cắm vào các tôn giáo để phục vụ cho đảng. Riêng trong Công Giáo, CS đã tuyển dụng một số giáo dân, đã một thời là tu sĩ, có kiến thức về Kinh Thánh và giáo lý, có khả năng ngoại ngữ gửi ra nước ngoài học, rồi trở về dùng kiến thức ấy giúp CS phá hoại Giáo Hội.

Khi không thể triệt tiêu được tôn giáo, thì CS tìm cách sử dụng tôn giáo như công cụ có lợi cho đảng, bằng cách quay sang ủng hộ, khuyến khích, hỗ trợ các sinh hoạt tôn giáo, biến các sinh hoạt tâm linh thành ra những sinh hoạt lễ hội rất rầm rộ linh đình; một khi những sinh hoạt tôn giáo, mà nặng hình thức trần tục, nó sẽ làm giảm thiểu hiệu quả tâm linh mà tôn giáo nhắm đến.

Nhìn bề ngoài, nhiều người lầm tưởng rằng CSVN tốt với các tôn giáo, khi cho phép xây cất rất nhiều chùa chiền, nhà thờ, thánh thất... mà không thấy rằng đó là một kế sách quỉ quyệt, họ đã tính toán rất kỹ, vừa làm hài lòng các lãnh đạo tôn giáo, nhất là những chức sắc dễ dàng thỏa hiệp, vừa có lợi cho đảng về mặt tuyên truyền, lại được lợi về tài chánh, do nguồn cung cấp từ những người ở nước ngoài gửi về.

Khi thế giới thay đổi, làn gió lốc toàn cầu hóa phá vỡ bức tường ngăn cách xã hội CS với thế giới bên ngoài, thì đảng CSVN qua Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX năm 2001, và Nghị quyết số 25/NQ-TƯ ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, về công tác tôn giáo phải thay đổi. Từ đó dẫn tới cái Pháp Lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2004, và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2004 đến nay.

Để thi hành những thủ đoạn kiểm soát và khống chế tôn giáo, đã đề ra trong các văn kiện trên, đảng phải lập ra một mạng lưới toàn quốc từ trung ương xuống đến địa phương, song song với hệ thống hành chánh, gọi là Ban Tôn Giáo Nhà Nước, ban này tuyển dụng và huấn luyện công an đặc trách tôn giáo và số lượng nhân viên khổng lồ, tất cả đều được trả lương bằng tiền thuế của người dân. Đây là sự phí phạm không cần thiết và hết sức phi lý, cần phải dẹp bỏ ngay.

Đứng trước sự trỗi dậy ý thức dân chủ của người dân cả nước mỗi lúc mỗi mạnh hơn, trong ấy tín đồ các tôn giáo giữ vị trí quyết định cho tương lai của đất nước, và số phận của đảng CSVN; vì lẽ ấy họ phải xiết chặt tôn giáo hơn nữa. Đó là lý do dự thảo 4 luật tín ngưỡng tôn giáo ra đời. Nội dung bản dự thảo mang tính chất "xin cho" và phản dân chủ quá lộ liễu, nên đã bị hầu hết các tôn giáo phản đối, tẩy chay. Điều này cho thấy các tôn giáo không còn kiên nhẫn chịu đựng thêm được nữa, và đó cũng là dấu chỉ cho niềm hy vọng tươi sáng hơn của Việt Nam.

Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.

Lực Lượng Cứu Quốc.





Xem Thêm Các Tin Khác


6.5.15

Phái đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ tiếp xúc với đại diện các tổ chức XHDS độc lập trước khi làm việc chính thức với nhà nước VN



Sáng ngày 6/5/2015, ông Tom Malinowski - Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động và cũng là Trưởng đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ đã gặp gỡ đại diện các tổ chức Xã hội Dân sự độc lập (XHDS) để có buổi trao đổi về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Buổi tiếp xúc này đã được diễn ra trước khi phái đoàn có buổi làm việc chính thức với chính phủ Việt Nam vào ngày 7/5/2015 tại Trung tâm hội nghị Rose Garden của Đại sứ quán Mỹ ở số 170 Ngọc Khánh (Hà Nội).

Một tuần trước đây, bà Jenifer Neidhart de OrtizTham tán chính trị về Nhân quyền của Đại sứ quán Hoa Kỳ đã gửi điện thư mời các tổ chức khởi xướng chiến dịch Nhân quyền 2015 và ký tên trong Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ đến tham dự buổi họp này.

Phía phái đoàn Hoa Kỳ ngoài ông Tom Malinowski còn có:

- Bà Anny Ho (Regional Refugee Coordinator / Điều phối viên Khu vực về Người Tị nạn);
- Bà Susan O'Sullivan (Director Office Asian & Pacific Affairs / Giám đốc Văn phòng Các Vấn đề châu Á-Thái Bình Dương);
- Ông Jason Foley (Deputy Assistants Administrator USAID / (Phó Quản lý USAID);
- Ông Ronald Newman (Director of Multialateral Affairs / Giám đốc Các Vấn đề Đa phương);
- Ông David Saperstein (Ambassador at Large for International Religious freedom / Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế);
- Bà Judith Heuman (Special Advisor for Disability Rights / Cố vấn Đặc biệt về Quyền của Người Khuyết tật);
- Bà Sarah Fox (Speacial Representative for International Labor Afairs / Đại diện Đặc biệt về Các Vấn đề Lao động Quốc tế);
- Ông Tim Wedding (Deputy assistant USTR for Labor / Phó quản lý USTR về Lao động);
- Bà Marta Prado (USTR Director for Southeast Asia & Pacific / Giám đốc phụ trách Đông Nam Á và Thái BÌnh Dương của USTR)

Các đại diện XHDS độc lập tham gia gồm: 

- LS Nguyễn Văn Đài (Hội Anh em Dân chủ); 
- Anh Trương Minh Tam (Con đường Việt Nam)
- LS Lê Thị Công Nhân (Lao động Việt); 
- Blogger Nguyễn Tường Thuỵ (Hội Nhà báo Độc lập); 
- TS Nguyễn Quang A (Diễn đàn Xã hội Dân sự); 
- Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và anh Võ Trường Thiện (MLBVN); 
- Chị Hà Thị Vân (Hội Bảo vệ quyền Tự do Tôn giáo); 
- Nhà thơ Bùi Chát (Nhà Xuất bản Giấy vụn); 
- Anh Lê Công Vinh (No-U Sài Gòn); 
- Anh Nguyễn Đình Hà
- Anh Nguyễn Lê Hùng, anh Ngô Duy Quyền (Hội Bầu bí tương thân); 
- Chị Trần Thị Nga (Hội PNNQ Việt Nam) 
- và một thành viên của Dân Làm Báo.

Tom MalinowskiU.S. Assistant Secretary of State for
Democracy, Human Rights and Labor
Mở đầu buổi trao đổi, ông Tom Malinowski cho rằng đây là thời điểm quan trọng để thúc đẩy vấn đề nhân quyền khi Việt Nam và Hoa Kỳ đều mong muốn mối quan hệ Việt-Mỹ ngày càng chặt chẽ thông qua hình thức thúc đẩy quan hệ thương mại, quan hệ quốc phòng...

Người trưởng phái đoàn Đối thoại Nhân quyền của Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng quan điểm của Hoa Kỳ rất rõ ràng rằng muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phải song song với việc tôn trọng nhân quyền. Ông cho biết tuy vài tháng qua Việt Nam có những cải thiện nhưng Hoa Kỳ nhận thấy vẫn còn rất nhiều hạn chế và một trong những vấn đề hạn chế ấy là mối quan hệ giữa chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự độc lập.

Ông Tom Malinowsku cũng cho biết là phái đoàn Hoa Kỳ đã theo dõi nỗ lực vận động thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng như chiến dịch Nhân quyền 2015 và phái đoàn đánh giá cao sự dấn thân hoạt động của các tổ chức XHDS độc lập tại Việt Nam. Chính vì thế buổi gặp gỡ hôm nay với đại diện các tổ chức XHDS là để lắng nghe các ý kiến đóng góp nhằm có thêm thông tin bổ sung cho phiên họp chính thức với nhà nước Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày mai.

Chia sẻ với phái đoàn về hiện tình nhân quyền, TS Nguyễn Quang A của Diễn đàn Xã hội Dân sự cho rằng tại Việt Nam, tất cả các quyền tự do cơ bản đều được Hiến pháp ghi nhận nhưng trên thực tế nó không được tồn tại. Chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm là việc rất tốt nhưng tốt hơn hết là cần phải thúc đẩy sửa đổi luật pháp để giải quyết vấn đề tận gốc.

Một trong những vấn đề phái đoàn quan tâm là quyền tự do tôn giáo liệu có được thực sự đảm bảo thông qua Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo. Theo ông David Saperstein, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế, thì thời hạn để tiếp nhận các sửa đổi cho dự thảo là quá gấp rút. Chị Hà Thị Vân đã cung cấp thêm thông tin cho phái đoàn rằng khi dự thảo trên được công bố cách đây 1 tháng thì đã có giáo phận Bắc Ninh, giáo phận Kon Tum và Hội đồng Giám mục Việt Nam lên tiếng phản đối. Theo trình bày của Hà Vân và LS Lê Thị Công Nhân thì dự thảo này giới hạn quyền tự do tôn giáo hơn trước đây bằng việc quy định phải xin phép khi cử hành các nghi thức tôn giáo khá chi tiết.

Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam là blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã trình bày kết quả sơ bộ của Chiến dịch vận động Tự do - Dân chủ - Nhân quyền 2015 hiện đã có hơn 30,000 chữ ký. Kết quả này có được là do sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là cộng đồng Hoa Kỳ và Úc châu.

Blogger Mẹ Nấm cũng trình bày thêm về tình trạng những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam bị sách nhiễu và đàn áp dưới nhiều hình thức như: bị cấm xuất cảnh, bị xâm phạm quyền tự do đi lại và đối diện với tình trạng bắt giữ tùy tiện của công an; tình trạng người dân bị chết khi bị an ninh bắt giam mà theo báo cáo mới nhất do Bộ Công an công bố đã có hơn 200 người chết trong đồn công an, trại tạm giam, tạm giữ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được kết luận là do tự tử, bệnh tật... mà không có cơ quan giám sát độc lập. Và nghiêm trọng hơn là tình trạng công an sử dụng bạo lực với công dân không bị xử lý nghiêm minh.

Trong dịp này, MLBVN đã trao cho phái đoàn Hoa Kỳ bản lên tiếng về trường hợp Facebooker Nguyễn Viết Dũng bị bắt giữ tuỳ tiện bởi điều 245 BLHS và danh sách các tù nhân lương tâm cần được quan tâm như bằng chứng cho phiên họp chính thức sáng ngày 7 tháng 5, 2015.

Ông Tom Malinowski bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng của Nguyễn Viết Dũng bằng những câu hỏi liên quan đến hình thức bắt giữ và lý do khởi tố và cho rằng đây là những trường hợp cụ thể nhất để phái đoàn Hoa Kỳ đặt vấn đề để thảo luận với nhà nước Việt Nam.

LS Nguyễn Văn Đài thay mặt Hội AEDC trình bày về việc thay đổi phương thức đấu tranh của hội từ đối đầu sang đối thoại với an ninh cấp cao và nhận được phản hồi rằng thay đổi tại Việt Nam sẽ đến từ từ nếu các tổ chức XHDS đủ mạnh. Bên cạnh đó LS Đài cũng nêu ý kiến về vấn đề tài chính để Hội AEDC có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Nhà thơ Bùi Chát, đại diện Nhà xuất bản Giấy Vụn đã trình bày các khó khăn về quản lý xuất bản và tự do báo chí. Anh Bùi Chát cho rằng thực sự cần thiết nếu có thể thay đổi điều kiện thành lập nhà xuất bản, có tự do báo chí để tạo nên những thay đổi về nhận thức trong xã hội.

Các đại diện của các tổ chức XHDS độc lập đề nghị phái đoàn thúc đẩy nhà nước Việt Nam tôn trọng các cam kết đã ký với thế giới về nhân quyền như quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền tự do đi lại của công dân. Đặc biệt là yêu cầu chấm dứt sử dụng các điều luật hình sự 79, 88, 258, 245 để đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động, tôn trọng sự tồn tại của các tổ chức XHDS độc lập, chấm dứt việc đàn áp, bắt giữ tuỳ tiện.

Kết thúc buổi tiếp xúc, ông Tom Malinowski cho rằng nếu nhà nước Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ thì phải có sự tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền. Đơn cử như thông qua việc thúc đẩy quan hệ thương mại TPP, nếu Việt Nam muốn có những thuận lợi lớn về kinh tế thì đi liền với nó phải có các thay đổi liên quan đến quyền lợi của người lao động bởi thuận lợi kinh tế chỉ đến khi có sự thay đổi từ quyền lợi của công dân.

Ông Tom cũng đã thực hiện một cuộc trưng cầu ý kiến tại chỗ để biết quan điểm của đại diện các tổ chức XHDS độc lập - đặt mình trong vai trò của 535 thượng nghị sĩ Mỹ - thì sẽ bỏ phiếu như thế nào cho việc VN gia nhập TPP. Kết quả có 5/14 người bỏ phiếu thuận, 1 phiếu trắng, và 8 phiếu chống.

Kết thúc buổi họp, Trưởng đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ đã cám ơn sự đóng góp ý kiến của các tổ chức XHDS tham dự buổi họp. Ông đặc biệt lưu tâm đến tình trạng an toàn của những người tham gia và đề nghị mọi người thông báo cho đại diện của ĐSQ Hoa Kỳ về tình trạng an toàn trong những ngày tới với lời nhắn: "Nếu các bạn gặp bất kỳ rắc rối nào, thì họ (những người gây ra rắc rối ấy) cũng sẽ rơi vào rắc rối".
Nguồn: DLB





Xem Thêm Các Tin Khác


Tin Tức thứ Tư 06.05.2015





HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN BÁC BỎ DỰ LUẬT TÔN GIÁO CỦA QUỐC HỘI

Trong một hành động được giới truyền thông quốc tế nhận định là dũng cảm, Hội đồng Giám mục VN đã thẳng thừng lên tiếng bác bỏ dự luật tôn giáo của quốc hội CSVN, với lý do là dự luật này đi ngược lại tinh thần của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và xu thế tự do dân chủ của con người.
Cần biết là cách đây hai tuần, quốc hội bù nhìn đột ngột yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo đóng góp ý kiến về "dự luật tín ngưỡng tôn giáo" với thời hạn chót là ngày 5/5/2015. Trong thông cáo đưa ra vào hôm qua, Hội đồng Giám mục khen ngợi "thiện chí" này của quốc hội, nhưng nêu lên 14 điểm sai trái của dự luật và đưa ra 3 đề nghị sửa đổi.
Theo Hội đồng Giám mục VN thì dự luật này không hợp "lòng dân, lòng trời", không tôn trọng quyền lợi của người dân mà chỉ chú trọng đến quyền cai trị của nhà cầm quyền. Điểm sai trái lớn nhất là dự luật này không công nhận quyền tồn tại và quyền tư hữu tài sản của các tôn giáo. Dự luật có quá nhiều khe hở khiến giới cầm quyền có thể lạm dụng để áp đặt hay cưỡng chiếm đất đai tài sản của các tôn giáo. Cuối cùng Hội đồng Giám mục đề nghị phải soạn thảo lại để phù hợp với công ước quốc tế và tinh thần tự do dân chủ của nhân loại.

ĐIẾU CÀY TIẾP TỤC VẬN ĐỘNG CHIẾN DỊCH ĐÒI LẠI TỰ DO CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH TRONG NƯỚC

Sau khi trao cho Tổng thống Barack Obama danh sách các tù nhân lương tâm và chính trị đang bị cầm tù tại VN, nhà báo Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải lại tiếp tục vận động các tổ chức quốc tế lên tiếng đòi lại tự do cho các tù nhân như Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh và Bùi Thị Minh Hằng.
Theo tường trình của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một tổ chức do Điếu Cày đồng sáng lập, vào hôm thứ Hai 4/5 vừa qua, Điếu Cày đã đến trụ sở Ủy ban Bảo vệ Ký giả Thế giới ở thành phố New York để vận động tổ chức này lên tiếng. Ngay chiều hôm đó, Điếu Cày cũng có buổi gặp gỡ với Tổ chức Ân xá Quốc tế. Cả hai tổ chức này đều nhận được danh sách các tù nhân lương tâm và chính trị ở VN mà Điếu Cày muốn nhờ can thiệp.

HÀNG TRĂM NGƯỜI DÂN CẦN THƠ BAO VÂY PHIÊN XỬ 52 TAY GIANG HỒ MIỀN TÂY

Vào sáng hôm qua, hàng trăm người dân đã kéo đến tòa án Cần Thơ để theo dõi phiên xử sơ thẩm 52 tay giang hồ miền Tây bị bắt giam sau vụ đâm chém kinh hoàng tại quận Thốt Nốt vào hai năm trước.
Đây là phiên xử có số lượng bị cáo đông nhất kể từ trước tới nay ở miền tây, với tội danh giết người. Từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã kéo đến tòa án khiến nhà cầm quyền Cần Thơ phải huy động tối đa các lực lượng công an, và cả xe cấp cứu, để đề phòng các biến cố bất ngờ.
Theo cáo trạng thì vụ đâm chém diễn ra vào tối 30/5/2013, khi một nhóm đàn em của Trương Phong Hiền xô xát với gia đình chủ quán karaoke ở quận Thốt Nốt và một đàn em bị chém trọng thương. Ngay sau đó 50 tay giang hồ mang vũ khí đến trả thù, tạo nên một cuộc đâm chém kinh hoàng suốt đêm hôm đó.

TÂY BAN NHA TRIỆT HẠ MỘT ĐƯỜNG DÂY BUÔN NGƯỜI HOA LỤC

 Cảnh sát Tây Ban Nha vào hôm qua loan báo là họ đã triệt hạ được một mạng lưới buôn người Hoa Lục tại thành phố Barcelona, một trạm trung chuyển trước khi đưa người xâm nhập vào Canada và nhiều nước khác. 80 người liên quan đã bị bắt giữ trong cuộc đột kích qui mô này.
Theo tường trình của cảnh sát Tây Ban Nha thì mạng lưới được điều hành bởi một văn phòng du lịch của một số công dân Trung Cộng. Đa số những người bị bắt giữ đều mang passport giả và đang chuẩn bị lên máy bay sang các nước khác.
Trong khi đó thì tại Thái Lan cũng vừa tìm thấy thêm một trạm trung chuyển di dân bất hợp pháp tại một khu rừng ở miền nam. Trạm này rất gần với trạm trung chuyển mà cảnh sát Thái tìm thấy vào ngày hôm trước, với một hố chôn tập thể. Bốn nghi can đã bị bắt, trong đó có 3 công dân Thái và một người Miến Điện. Trong hố chôn tập thể có 26 thi hài mà giới hữu trách Thái tin là các di dân Miến Điện và Bangladesh bị đường dây buôn người này hạ sát.

QUÂN ĐỘI TRUNG CỘNG THỪA NHẬN LÀ THIẾU KỶ LUẬT VÀ THAM NHŨNG TRÀN LAN

Trong một bài báo đăng trên tờ báo của chính mình, quân đội Trung Cộng vào hôm qua thú nhận là họ không chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và không kiểm soát được tệ nạn tham nhũng đang tràn lan. Tuy nhiên bài bình luận nói trên cũng đổ thừa cho những bất cập trong quá trình hiện đại hóa quân đội, khiến binh sĩ không bắt kịp các khái niệm về nhà nước pháp quyền và đạo đức quân nhân.
Cần nhắc lại là trong chiến dịch diệt trừ tham nhũng do Chủ tịch Trung Cộng khởi xướng từ hai năm qua, rất nhiều tướng lãnh cao cấp của Trung Cộng đã bị sa lưới pháp luật với các tội danh tham nhũng và mua quan bán chức. Hai tướng lãnh tiêu biểu là Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn Sơn, với tài sản tham nhũng lên đến hàng tỷ Mỹ kim.

Theo một số tướng lãnh về hưu thì tình trạng tham nhũng đã lan tràn trong quân đội Trung Cộng , với hậu quả nghiêm trọng là lực lượng này khó có thể chiến đấu hữu hiệu nếu xảy ra chiến tranh.






Xem Thêm Các Tin Khác