Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

8.11.14

Tổ chức Bảo vệ Ký giả lên tiếng: Blogger Mẹ Nấm lo ngại sẽ bị bắt giam vì những hoạt động Facebook


New York, ngày 7 tháng 11, 2014 - Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) rất quan ngại về sự an toàn của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đã bị an ninh Nha Trang liên tục thẩm vấn về những hoạt động của cô trên Facebook, khi cô nói rằng cô lo ngại mình sẽ bị bắt. Theo nghiên cứu của CPJ, Việt Nam hiện đang giam cầm 17 nhà báo, đa số là blogger.

Ông Bob Dietz - Điều phối viên chương trình Châu Á của CPJ tuyên bố "Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã khôn ngoan khi bày tỏ mối lo ngại cho sự an toàn và tự do của cô sau khi bị an ninh kéo đi thẩm vấn. Nhà nước Việt Nam vốn nổi tiếng với thành tích của họ về việc sách nhiễu những blogger." Ông cũng "kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt hành vi sách nhiễu các nhà báo và thả tự do vô điều kiện ngay lập tức cho những ai đang bị giam cầm."

Trong email gửi các Đại Sứ Quán và các tổ chức phi chính phủ ở trong và ngoài Việt Nam, cô Quỳnh với bút danh là Mẹ Nấm đã kêu gọi dư luận quốc tế chú ý về tình trạng của cô trước khi sự bắt bớ có thể xảy ra. Quỳnh, một người tiên phong của phong trào viết blog tại Việt Nam là một trong những sáng lập viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

"Như quý vị biết, tôi đã dấn thân cho lý tưởng của tôi và tôi muốn tiếp tục bảo vệ quyền dân sự của tôi và những quyền con người, nhưng tôi cũng muốn săn sóc con gái và đứa con trai nhỏ của tôi" - Quỳnh nói.

Trong email của cô, cô nói rằng cô lo ngại sẽ bị kết án bởi Điều 258 bộ luật hình sự với tội danh lạm dụng quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống đối nhà nước. Theo nghiên cứu của CPJ, điều luật này đã thường được dùng để de doạ và bỏ tù các phóng viên. Quỳnh cho biết cô bị gọi lên đồn công an địa phương nhiều lần hôm thứ ba, thứ tư và thứ năm để trả lời về tài khoản Facebook của cô.

CPJ đã khảo sát tỉ mỉ tình trạng thiếu tự do báo chí tại Việt Nam, bao gồm việc nhà nước Việt Nam truy nã các blogger trong một phóng sự dài 4 phần phổ biến vào tháng 9. Đại diện của CPJ tại vùng Đông Nam Á là ông Shawn Crispin đã phỏng vấn Quỳnh khi ông tường trình từ Việt Nam.

Vào ngày 21 tháng 10, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã được trả tự do sau khi bị cầm tù từ tháng 4 năm 2008. CPJ đã vinh danh ông vào tháng 11, 2013 với giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế.







Thế Giới Tuần Qua


Kính thưa quý thính giả, liên tục chương trình là chuyên mục "Thế Giới Tuần Qua" doTs. Lê Minh Nguyên, một nhà bình luận quen thuộc trên các Đài Truyền Hình tiếng Việt tại Hải Ngoại phụ trách. Ông cũng là Phó chủ tịch Đảng Tân Đại Việt và đã từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.





Tin tức ngày thứ Bảy, 08.11.2014

197889-DP-141107-NQ-622.jpg

 

Giải Nhân Quyền Việt Nam 2014

Lúc 4 giờ chiều ngày 7 tháng 11, 2014 Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở tại Westminster, California đã tổ chức một cuộc họp báo tại Thư Viện Việt Nam, để công bố kết quả cuộc tuyển chọn năm 2014.
Đến tham dự họp báo có đông đủ đại diện các cơ quan truyền thông trong vùng gồm tuyền thanh, truyền hình, báo giấy, báo mạng, có cả ông Nguyễn Khanh từ đài Á Châu Tự Do từ Washington DC, vá đặc phái viên đài Đáp Lời Sông Núi.
Ngoài một số thành viên MLNQ còn có các nhân sĩ thân hữu và đại diện nhóm "Giới Trẻ yêu Nước" tham dự.
Sau nghi thức chào cờ Việt Mỹ, TS Nguyễn Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền chào nừng và tuyên bố lý do buổi họp báo.
Một điều bất ngờ là có nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải xuất hiện, ông là người đã được MLNQ vinh danh trao giải năm 2008, nhưng vì bị tù và theo lời yêu cầu của gia đình, giải thưởng được giữ lại, nên hôm nay ông đã được trao tận tay một tấm blaque và 2000 dolla tiền mặt trước sự chứng kiến của mọi người.
Đáp lại ông Hải đã cám ơn MLNQ và đồng bào hải ngoại, ông hứa sẽ đóng góp sức mình vào công cuộc tranh đấu nhân quyên tại VN.
TS Nguyễn Bá Tùng đã công bố khôi nguyên giải nhân quyền năm 2014 về tay 3 đơn vị:(1) Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, (2)Ông Nguyễn Bắc Truyển, và (3) hai nhạc sĩ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Thành tích đấu tranh nhân quyến của những đơn vị trúng giải đã được lần lượt trình bày bời Giao Sư Đỗ Anh Tài, LS Trần Thanh Hiệp và TS Lê Minh Nguyên. KS Đỗ Như Điện đại diện Ban Giám Sát đã nói sơ lược diễn tiến và các nguyên tắc mà MLNQ đã áp dụng trong việc tuyển chọn.
Sau cùng là trả lời các câu hỏi và ghi nhận những góp ý của người tham dự. Buổi họp báo đã kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày.

Bộ Trưởng Y Tế Việt Nam Lên Tiếng Về Việc Nhận Hối Lộ Của Công Ty Mỹ

Trả lời trong cuộc họp với báo chí vào sáng ngày hôm qua về vụ việc Bộ Tư Pháp Mỹ phạt công ty của nước này với những cáo buộc hối lộ cho quan chức các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, để trúng thầu cung cấp thiết bị Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng không có chứng cứ thì không thể nói là có ai "nhận hoa hồng" được. Bà bộ bộ trưởng đồng thời lên tiếng bác bỏ những thông tin từ giới truyền thông quốc tế cũng như từ Bộ Tư Pháp Mỹ. Được biết, trước đó Bộ Tư pháp Mỹ cùng vài cơ quan liên quan đã buộc tội công ty Bio-Rad Laboratories Inc đưa hối lộ. Ngay sau đó, công ty cung cấp thiết bị y tế này đã đồng ý nộp phạt 50 triệu Mỹ kim.

Nhà Cầm Quyền Đà Nẵng Đòi Thu Hồi Dự Án Của Thừa Thiên Huế

Giới báo chí lề đảng của cộng sản VN đưa tin, nhà cầm quyền Đà Nẵng vừa kiến nghị chính phủ thu hồi giấy phép đầu tư dự án nghỉ dưỡng Lăng Cô tại mũi Cửa Khẻm do Thừa Thiên Huế cấp phép. Theo đó, lý do nhà cầm quyền Đà Nẵng đưa ra là vì vị trí dự án "nhạy cảm về mặt quốc phòng". Được biết trước đó, đã có sự tranh chấp đất tại khu vực trên khi nhà cầm quyền Đà Nẵng nói một phần đất dự án thuộc ranh giới Đà Nẵng trong khi Thừa Thiên Huế không đồng ý. Ngoài ra, dự án trên còn được cấp cho một công ty Trung Cộng có tên Việt Nam là "Công ty cổ phần Thế Diệu"

Dân Oan Bắc Trung Nam Bao Vây Nhà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng

Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 7/11/, hàng trăm bà con dân oan thuộc nhiều tỉnh thành khác nhau trong cả nước đã tập trung kéo đến biệt thự của ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam để kêu oan. Theo đó bà con yêu cầu ông chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hung hãy đối thoại với người dân và tìm cách giải quyêt dứt điểm những vụ khiếu kiện đất đai, tài sản bị các quan chức địa phương tước đoạt đã nhiều năm . Ngay sau đó công an, cảnh vệ đã chận hai đầu đường và dọa sẽ bắt họ đi tù nếu không giải tán.





''Sốc'' vì Việt Nam vào tốp 20 nơi đáng sống nhất thế giới?

Ngay sau khi thông tin trang Business Insider của Mỹ xếp Việt Nam vào vị trí thứ 16 trong tốp 20 điểm đến đáng sống nhất thế giới, nhiều độc giả Báo Người Lao Động đã gửi chia sẻ lý thú, hài hước về điều này. Đa phần các ý kiến cho rằng chẳng nên “lạc quan tếu” vì nhận xét bên ngoài mà hãy nhìn vào sự thật những tồn tại, bất cập trong nước mình.



Cụ đã 76 tuổi nhưng vẫn phải tần tảo sớm hôm để có được miếng cơm manh áo. Bức hình được đăng tải ngày 18/11 nhưng đã thu hút 16.825 người like, 3.796 lượt chia sẻ và 2.247 bình luận
Theo Business Insider, Việt Nam được cộng điểm ở cảnh đẹp, thức ăn ngon và chi phí dịch vụ thấp, từ giao thông tới giải trí và đặc biệt là chi phí giao thông công cộng cực kỳ rẻ. 87% người nước ngoài sống tại Việt Nam thích thú với món ăn sở tại…Tuy nhiên, những điều này với người Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam lại thấy khác. Vì thế, trong lúc nước ngoài bình chọn và xếp hạng, người trong nước lại vô cùng bất ngờ, họ ngỡ ngàng: “Vậy mà hồi nào đến giờ mình hoàn toàn không hay biết! Có lẽ, mình phải thông báo cho bà con đang ở nước ngoài về nơi đáng sống thứ 16 trên thế giới mới được!” – bạn đọc có nickname (biệt danh) Hữu Vinh viết. “Mình có thằng bạn sắp định cư ở Hoa Kỳ. Nay đọc được tin này, mình nhất định sẽ nói cho nó biết để nó xem lại mà thay đổi ý định!” – bạn đọc Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam viết.


Dải đất hình chữ S của chúng ta được cộng điểm ở cảnh đẹp, thức ăn ngon và chi phí dịch vụ thấp. Ảnh: Hải Ngọc
Không chỉ ngỡ ngàng, nhiều bạn đọc nghi ngờ ngay việc bình chọn này và lên tiếng cảnh tỉnh, bạn đọc có nickname Phải Coi Lại nhận định: “Muốn biết có phải như vậy hay không thì phải hỏi người trong nước có cảm thấy như vậy hay không. Người nước ngoài chấm điểm đâu có biết chính xác đời sống ở Việt Nam, nhất là vùng nông thôn hẻo lánh”.
Có giống như Việt Nam từng được xếp hạng "hạnh phúc nhất thế giới" không? Vậy tại sao chỉ có chưa tới 10% du khách muốn quay trở lại Việt Nam? Tôi định cư ở Mỹ gần 30 năm, nay khi lớn tuổi tôi trở về sống hẳn trên quê hương. Tôi tạm hài lòng với cuộc sống hiện tại nhưng tôi thấy bảng xếp hạng này hơi..lạc quan tếu. Làm sao có thể "đáng sống nhất" khi mà tình hình an ninh trật tự xã hội bất an, cướp của giết người tràn lan? Khi mà số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm gần cả một sư đoàn?” – bạn đọc Ba Bến Tre viết. “Có thể Việt Nam là nơi đáng du lịch nữa đó. Nhưng Việt Nam lại thống kê rằng đa số khác du lịch đến và . . . không muốn trở lại. Phải nhìn nhận sự thật may ra tiến bộ được!” – bạn đọc Nói thật thà viện dẫn.




trẻ em mưu sinh

 Đúng là cảnh Việt Nam rất đẹp, muốn rừng có rừng, muốn biển có biển, núi có núi, sông có sông nhưng nhiều nơi bị khai thác du lịch quá đà, tình trạng chặt chém, chèo kéo du khách vẫn còn tồn tại. Các vấn nạn tiêu cực xã hội nhiều từ tệ nạn trộm cướp, tai nạn giao thông... ngày càng gia tăng. Như một bạn đọc “đau khổ” kể ra: “Đến thành phố còi inh tai nhức óc, sơ suất là ngỏm; Ra vườn hoa dạo chơi gặp ăn xin và có thể bị cướp giật, mất mạng như chơi; Ra bờ sông dạo chơi ư? Dòng nước đen ngòm cuồn cuộn bốc mùi hôi hám. Về quê ư? Đất đai tăng giá người ta dựng nhà phố chật chội, rác bay khắp chốn. Ẩm thực ư? Có ai biết rằng Berberin (Thuốc trị tiêu chảy) là loại dược phẩm bán chạy nhất!,...Quê hương tôi thật đáng sống!”.














Quả là, người nước ngoài tung hô còn dân sở tại thì cay đắng! Một số người khác mỉa mai với thông tin bình chọn này: “Lương lĩnh ở nước ngoài, tiêu xài ở Việt Nam thì Việt Nam đúng là nơi đáng sống!” – KSVKL viết; “Việt Nam vào tốp 20 điểm đến đáng sống nhất thế". Đọc tin này đêm mất ngủ luôn!” - Phạm Ngọc Hùng viết; “Đúng là đáng sống, nếu bạn đã có một hậu phương vững chắc ở...nước ngoài” – Trần Sơn viết; “Thông thường khi "được" báo chí nước ngoài xếp hạng một lĩnh vực cụ thể nào đó, các quan sẽ giãy nảy phản pháo. Nhưng với bài báo hôm nay có lẽ hàng triệu dân VN giãy nảy...!” – bạn đọc Khoai Lang hóm hỉnh.
Nguồn: NLD


7.11.14

Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài bị chê: Cần một cách nhìn cầu thị

Nhà chờ trong sân bay Nội Bài 
Những nhận xét về những hạn chế của Nội Bài và Tân Sơn Nhất là chính xác. Người dân và báo chí nhiều lần góp ý nhưng không ai nghe, chỉ khi một trang mạng cá nhân ở nước ngoài thông tin mới à lên kinh ngạc. Đó không phải là tâm lý của những người cầu thị...

Sáng hôm 20/10 vừa ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất, chưa đến nhà, mấy người bạn ra đón tôi đã sôi nổi bàn tán việc mấy sân bay Việt Nam bị xếp hạng kém nhất châu Á. Ai cũng bức xúc và cảm thấy lòng tự hào dân tộc bị tổn thương. Họ hỏi tôi: “Bên Mỹ, có biết việc này không?”. Tôi bảo: “Chưa nghe và dù có thì cũng chẳng hơi sức đâu mà để ý quá mức  mấy lời khen chê đó”. Tối về mở mạng mới thấy báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin: “Mạng Sleepinginairport xếp hạng 2 sân bay xịn nhất Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất nằm trong Top Ten các sân bay tệ nhất châu Á”. Công nhận là người Việt quan tâm đến những vấn đề thời sự của đất nước.

Những nhận xét về những hạn chế của Nội Bài và Tân Sơn Nhất là chính xác. Người dân và báo chí từng nhiều lần góp ý nhưng không ai nghe, chỉ khi một trang mạng cá nhân ở nước ngoài thông tin mới à lên kinh ngạc.
Cục Hàng không dân dụng đáng lẽ phải tiếp thu và cám ơn, thay vì thanh minh, chống chế và cho rằng Sleepinginairports là trang mạng cá nhân không đủ tin cậy. Vấn đề ở đây là nhận xét đúng hay sai? Cái nào đúng thì cố gắng sửa, chưa đúng thì xem lại tại sao họ nghĩ sai. Không thể bắt thiên hạ nghĩ theo mình. Phải cám ơn vì họ đã quan tâm xếp hạng sân bay nước mình. Nhờ đó mọi người mới có dịp bàn luận sôi nổi và được các vị lãnh đạo để mắt tới.
Điều quan trọng nhất mà các sân bay Việt Nam phải làm ngay là thay đổi từ nhận thức đến thái độ phục vụ, thể hiện sự thân thiện, hiếu khách bởi đây là “bộ mặt của đất nước”. Nhân viên hàng không, sân bay, cửa khẩu… là những “sứ giả ngoại giao” thật sự.
Trang mạng new7wonders.com bình chọn cho Hạ Long cũng là của tư nhân do Bernard Weber sáng lập, thiên hạ ít ai chú ý. Vậy mà Việt Nam rầm rộ hưởng ứng, cứ như là của Unesco. Lại còn bỏ ra cả đống tiền để được khen và làm lễ hoàng tráng.  Sleepinginairports đã góp ý đúng, lại không tốn xu teng nào thì bị dè bỉu. Phải chăng tâm lý người Việt chỉ thích khen, dù tốn tiền cũng được và chưa chắc đúng, còn chê thì ngược lại? Ở đời, khen chê là chuyện bình thường. Hồi học ở Việt Nam, tôi từng được dạy: “Ai khen ta đúng là bạn tốt của ta, ai chê ta đúng là thầy giỏi của ta”.  Đừng vội mừng khi được khen và chớ vội buồn khi bị chê.
Trang mạng Sleepingiairports do cô Dana Mc Sherry, hiện sống ở Canada, thành lập năm 1996; dựa vào “4 C” gồm: Comfor - thoải mái, Convenience - tiện nghi, Cleanlines - sạch sẽ, Custumae services -dịch vụ khách hàng. Ngay tên gọi cũng thể hiện khái quát nội dung trang web. Tôi đã đến các sân bay ở Indonesia, Myanmar, Ấn Độ…và thấy nhiều mặt kém hơn Tân Sơn Nhất; chưa kể các sân bay ở Afghanixtan, Iraq, Mông Cổ…
Mỹ có 15.095 sân bay, nhiều nhất thế giới. Indonesia có 683 sân bay trong đó hàng chục sân bay quốc tế. Sân bay Quảng Châu, Trung Quốc có tên trong bảng phong thần càng dấy lên nghi ngờ về sự chính xác. Phải chăng Sleepinginairsports chỉ xếp hạng những sân bay nổi tiếng của các nước và rất chủ quan? Năm 2011, mạng GO của CNN từng bình chọn Bitexco Finacial Tower  xếp thứ 5/20 tòa nhà ấn tượng nhất thế giới, trong khi Buji Khalifa cao nhất thế giới, được xem là kỳ quan kiến trúc hiện đại xếp thứ... 18. Tất cả đều tương đối, tùy theo quan điểm và cách thức xếp hạng, ở đâu cũng vậy.
Thiên hạ họ nói đúng thì phải sửa thôi, xin đừng thanh minh, chống chế; cũng đừng quá bức xúc. Người ta chê mình ở dơ, luộm thuộm, xem thường khách chứ không chê mình nghèo, mình nhỏ. Nếu muốn gia nhập Top Ten các sân bay hàng đầu Đông Nam Á, chưa dám nói châu Á, Nội Bài và Tân Sơn Nhất phải nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh (bị phàn nàn nhiều nhất), máy lạnh, wifi, mở thêm nhiều quầy thu đổi ngoại tệ, hoàn thuế, thông tin…Bắt buộc phải có khu vực riêng cho khách nghỉ ngơi khi chờ transit, trễ hoặc hủy chuyến. Khu vực này nên dùng ghế bật thay ghế cứng. Sân bay Nội Bài có dịch vụ đưa đón khách về Hà Nội rất tốt, ăn đứt nhiều nơi khác. Còn khách là còn xe buýt phục vụ, dù nửa đêm hay khuya sáng.
Điều quan trọng nhất mà các sân bay Việt Nam phải làm ngay là thay đổi từ nhận thức đến thái độ phục vụ, thể hiện sự thân thiện, hiếu khách bởi đây là “bộ mặt của đất nước”. Nhân viên hàng không, sân bay, cửa khẩu… là những “sứ giả ngoại giao” thật sự. Những mặt yếu kém của các sân bay Việt Nam đều có thể khắc phục. Vấn đề là có muốn làm hay không.
 Steven Nguyễn




Cơ chế ‘xin - cho’, nguồn gốc của núi nợ công


Bệnh viện quá tải, một giường phải ghép tới 4 bệnh nhi - một hệ lụy từ việc
không có đủ nguồn vốn để chi cho đầu tư công.

Việc duy trì cơ chế "xin - cho" sẽ đẩy bài toán tăng thu ngân sách, giảm rủi ro nợ công của nước ta vào ngõ cụt, đẩy sự tăng trưởng kinh tế vào bế tắc. Nếu nói xa hơn nữa, nó đưa nước ta đến lệ thuộc kinh tế, thậm chí không chỉ về kinh tế

Chi thường xuyên cao hơn chi đầu tư phát triển - "ăn cả thóc giống!"
Ở các nước theo chủ nghĩa Keynes, nơi nhà nước tích cực can thiệp thị trường bằng các biện pháp vĩ mô, thâm hụt ngân sách là biện pháp tăng đầu tư công để kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm trong những giai đoạn suy thoái kinh tế. Tiền bội chi ngân sách (bằng các công cụ nợ) dùng cho đầu tư phát triển là chính, không dùng cho các khoản chi thường xuyên nuôi bộ máy nhà nước và các dịch vụ công.
Nhiều khi, quy định của địa phương "to" hơn trung ương, hướng dẫn "to" hơn thông tư, thông tư "to" hơn nghị định, nghị định "to" hơn luật ngành, luật ngành "to" hơn luật chung.
Ở Việt Nam, như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cảnh báo, không phải tất cả bội chi ngân sách được dành cho đầu tư. Ông cũng đề cập đến tình trạng tốc độ chi thường xuyên tăng cao hơn chi đầu tư phát triển, coi đó là sự vi phạm một trong những nguyên tắc trụ cột về ngân sách. Nếu tình trạng này kéo dài, nền kinh tế sẽ "nguội dần", mất đà, mất lực tăng trưởng, do chúng ta ăn tiêu cao hơn mức đáng "ăn" và đầu tư cho tương lai ít hơn mức cần đầu tư để tạo tăng trưởng.
Kể cả khi bội chi ngân sách, có thể thấy nhiều nhu cầu đầu tư trong các lĩnh vực thiết yếu như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng giao thông, quốc phòng... không được đáp ứng đủ nguồn vốn để thực hiện. Singapore là một nước nhỏ bé về diện tích và dân số, nhỏ hơn TP.HCM, thế mà ngân sách dành cho y tế, giáo dục, quốc phòng mỗi năm bằng mấy lần Việt Nam, điều đó nghĩa là gì?
Điều đó có nghĩa là thu ngân sách của nước ta quá thấp. Một nền kinh tế nhỏ tạo ra ít thuế từ các doanh nghiệp và người dân. Ngân sách nhà nước nhỏ (có nguồn chính từ thuế) không cho phép đầu tư đủ vào các động lực phát triển để có một nền kinh tế lớn hơn, có sức tạo ra nhiều thuế hơn. Đó là vòng luẩn quẩn: ốm yếu thì không làm ra tiền, thiếu tiền thì thiếu ăn, thiếu ăn càng ốm. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng các động lực phát triển cũ đã hết, cần phải tạo ra các động lực mới.
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam đã có thời kỳ dài thiếu gạo để ăn, phải nhờ vào viện trợ lương thực của các nước anh em cũng chỉ vì cơ chế kinh tế nông nghiệp hợp tác xã đã thủ tiêu hết tinh thần trách nhiệm và động lực sản xuất của người nông dân... Hàng viện trợ thì chẳng ngon gì. Đã mấy chục năm trôi qua mà hồi ức bo bo đen, mì mốc vẫn còn nguyên, làm chúng ta rùng mình mỗi lần nhắc đến. Nền kinh tế nông nghiệp hợp tác xã đã thủ tiêu hết tinh thần trách nhiệm và động lực sản xuất của người nông dân. Trong mô hình tổ chức nông nghiệp đó, người nông dân không có tự do sản xuất và kinh doanh.
Nhưng chỉ bằng một việc đơn giản là trả ruộng đất cùng quyền sản xuất và tiêu thụ cho người nông dân, trong một thời gian rất ngắn, Việt Nam từ một nước nhận viện trợ lương thực trở thành một cường quốc xuất khẩu gạo và một số hàng hóa nông, thủy sản khác. Tự do kinh doanh trong nông nghiệp đã tạo ra một cuộc cách mạng bằng chính những người nông dân từng đói khổ, thiếu thốn trong cơ chế cũ.
Phải đi xin những thứ lẽ ra được hưởng
Vậy thì tự do kinh doanh trong các lĩnh vực phi nông nghiệp ở Việt Nam chắc chắn cũng sẽ tạo ra những bước phát triển đột phá tương tự. Nhưng đó lại chính là điều mà các doanh nghiệp chưa có được. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa có tự do kinh doanh được như những người nông dân. Không phải chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện (còn nhiều ngành nghề như thế) mới có nhiều phép tắc, thủ tục phải xin (và được cho), mà cả các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề không có điều kiện cũng không hoàn toàn tự do.

Vào các cửa hàng điện máy gia dụng, khó tìm được các sản phẩm thương hiệu Việt Nam
- Ảnh: Hoàng Việt
Hiện tồn tại nhiều kiểu "giấy phép con" và các kiểu văn bản về bản chất cũng là "giấy phép", với các "điều cho", "điều không cho". Hiếm ở nước nào có các kiểu công văn qua lại như giữa các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý các cấp như ở Việt Nam. Cấu trúc của chúng về cơ bản giống nhau. Công văn của doanh nghiệp trình bày, giải thích và xin. Đáp lại, công văn của cơ quan quản lý nêu quan điểm và quyết định cho (hoặc không cho). Nếu cái xin mà không được cho thì doanh nghiệp không được làm. Công văn của cơ quan quản lý là một kiểu "giấy phép con". Từ lúc doanh nghiệp xin đến lúc cơ quan quản lý cho là chi phí thời gian, sức người và tiền bạc, kể cả các chi phí cơ hội. Sự bất định về kết quả xin làm cho doanh nghiệp sợ hãi.
Đầu tư R&D và sản xuất quy mô lớn đòi hỏi vốn lớn, tư duy đầu tư dài hạn. Với môi trường kinh doanh lâu nay, các nhà đầu tư Việt Nam chưa sẵn sàng cho điều này. Họ chưa nhìn thấy sự đồng hành của các cơ quan quản lý. Họ sợ mệt mỏi và rủi ro.”
Ở các nước phát triển, doanh nghiệp là nguồn đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu - phát triển (R&D) để phát minh, sáng chế và tạo ra những sản phẩm mới mang thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp nước ta hầu như không chi cho R&D. Chỉ còn 6 năm nữa là đến mục tiêu năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xem danh sách 32 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thủ đô Hà Nội, không nhìn thấy sản phẩm nào có hàm lượng công nghệ cao, mà chỉ là bia, màn tuyn, săm lốp cao su, cửa sổ nhôm kính, dây cáp điện, đá ốp lát, đồ nhựa, hàng may mặc, phân lân, thức ăn chăn nuôi... Đi vào các cửa hàng điện máy gia dụng, khó tìm được các sản phẩm thương hiệu Việt Nam. Máy móc công nghiệp, phương tiện giao thông vận tải nội địa cũng rất hiếm.
Không đầu tư R&D thì không những không tạo ra được các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, mà còn không thể làm nổi con ốc vít đủ tốt, đủ nhiều, đủ rẻ. Nhưng đầu tư R&D và sản xuất quy mô lớn đòi hỏi vốn lớn, tư duy đầu tư dài hạn. Với môi trường kinh doanh lâu nay, các nhà đầu tư Việt Nam chưa sẵn sàng cho điều này. Họ chưa nhìn thấy sự đồng hành của các cơ quan quản lý. Họ sợ mệt mỏi và rủi ro. Ngay chế biến nông sản là lĩnh vực dễ phát triển ở một nước nông nghiệp (như Việt Nam) thì cũng chưa có các nhà đầu tư lớn. Các siêu thị tràn ngập hàng nông sản chế biến ngoại nhập, nhưng hàng nông sản chế biến của Việt Nam ít đi ra được các thị trường khác.
Một nền kinh tế không thể phát triển mạnh và bền vững với sự thiếu tự tin và cảm giác cô đơn của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nội địa trong ma trận quản lý hiện tại là thực trạng của chúng ta hiện nay.
Bản thân Luật Doanh nghiệp nước ta là thông thoáng, đề cao tự do kinh doanh và còn có thể thông thoáng hơn nữa. Nhưng qua nhiều tầng nấc luật ngành, nghị định, thông tư, hướng dẫn của các cơ quan trung ương, địa phương, tự do kinh doanh bị bó hẹp, bị rơi rụng rất nhiều. Nhiều khi, quy định của địa phương "to" hơn trung ương, hướng dẫn "to" hơn thông tư, thông tư "to" hơn nghị định, nghị định "to" hơn luật ngành, luật ngành "to" hơn luật chung. Hành trình "lội ngược dòng" của doanh nghiệp, từ cái thực hưởng đến cái lẽ ra phải được hưởng, là hành trình "xin - cho". Doanh nghiệp "xin" lại tự do kinh doanh bị cấp nào đó bó hẹp, cơ quan quản lý "cho" doanh nghiệp cái lẽ ra họ không cần phải cho và không có quyền cho (vì luật đã cho rồi).
Ngân sách nhà nước nói riêng, sự tăng trưởng kinh tế nói chung, phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển của các doanh nghiệp và sự thịnh vượng của người dân. Không thể có ngân sách nhà nước lớn khi nền kinh tế còn nhỏ và dân còn nghèo. Sự đoạn tuyệt với cơ chế "xin - cho", đảm bảo tự do kinh doanh tối đa cho doanh nghiệp và dân sẽ là giải pháp mang tính gốc rễ để tạo động lực phát triển bền vững cho nước ta. Luật pháp là tối thượng, các quyền kinh doanh theo luật là cao nhất. Các cơ quan quản lý ở mọi cấp không có quyền bớt xén tự do kinh doanh của doanh nghiệp và dân bằng các hình thức văn bản dưới luật. Họ không có quyền cho doanh nghiệp và dân những gì luật đã cho. Khi họ không có quyền cho, sẽ không còn ai đi xin, đi "chạy". Tiền tài, sức lực của dân sẽ được đầu tư trọn vẹn cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Quyền lực của các cơ quan quản lý các cấp không còn được sử dụng để ban phát, mà để chống lại mọi sự xâm phạm tự do kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào, của ai.
Ngược lại, việc duy trì cơ chế "xin - cho" sẽ đẩy bài toán tăng thu ngân sách, giảm rủi ro nợ công của nước ta vào ngõ cụt, đẩy sự tăng trưởng kinh tế vào bế tắc. Nếu nói xa hơn nữa, nó đưa nước ta đến lệ thuộc kinh tế. Thậm chí, thành nô lệ về kinh tế. Tệ hại hơn, có thể nô lệ không chỉ về kinh tế.
Tiến sĩ Lương Hoài Nam