Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

29.6.15

Tin tức ngày thứ Hai, 29.06.2015



GIỚI ĐẦU TƯ NGOẠI QUỐC ĐƯỢC PHÉP LÀM CHỦ CÁC ĐẠI CÔNG TY VN

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng vừa ra thông báo hủy bỏ mức giới hạn đầu tư của giới đầu tư ngoại quốc vào các đại công ty VN, nhằm kích thích nền kinh tế đang trì trệ.
Theo thông báo này thì giới đầu tư ngoại quốc sẽ không còn bị giới hạn ở mức tối đa 49% tổng cổ phần của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thay vào đó họ có quyền mua toàn bộ số cổ phần nếu muốn. Tuy nhiên thông báo không nói rõ khi nào thì lệnh này có hiệu lực, và những công ty nào thì được xem là "ngoại lệ", không cho phép giới ngoại quốc nắm quyền sở hữu.
Cũng vào hôm qua, Tổng cục Thống kê VN công bố tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm là 6.28%, trong khi mấy ngày trước đó thì nhà nước VN tuyên bố tỷ lệ này là 6.11% .

BẠO QUYỀN TỈNH TUYÊN QUANG CÔNG KHAI CƯỚP ĐOẠT ĐẤT ĐAI CỦA DÂN

Một đoạn phim vừa loan truyền trên mạng cho thấy cảnh tượng một cụ bà 90 tuổi bị đám công an côn đồ giữ chặt tay chân, bị giở lên và khiêng đi như một con vật trong vụ cưỡng chế đất đai tại thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Vụ cướp đất này diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua, và khổ chủ bị mất đất là ông Chu Văn Trường, một cựu chiến binh từng đổ máu chống quân Tàu xâm lược ở chiến trường Vị Xuyên vào năm 1979. Đây là mảnh đất ở vùng núi mà ông Trường chính tay khai khẩn suốt bao năm qua. Trong phim người ta nhìn thấy cảnh ông Trường ra sức giật lại người mẹ già 90 tuổi từ tay lũ công an hung bạo.
Được biết người ra lệnh cưỡng chế khu đất của ông Trường là chủ tịch huyện Sơn Dương. Rất nhiều người dân xã Tú Thịnh cũng đã kéo đến để phản đối vụ cưỡng chế, một số người đã bị công an bắt giữ và mang đi.

DÂN QUẢNG NAM CẮM CHÔNG TRÊN ĐƯỜNG NGĂN CHẬN XE TẢI GÂY Ô NHIỄM

Không thể chịu đựng nổi cảnh khói bụi mù mịt ập vào nhà, người dân xã Tam Thái huyện Phú Ninh đã dựng chướng ngại vật trên đoạn đường băng qua xã này để ngăn chận sự lưu thông của các đoàn xe chở đất xây dựng xa lộ nối liền Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
Ngay khi nhận được tin tức, nhà cầm quyền huyện Phú Ninh đã cử người đến điều tra và cam kết sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm do các đoàn xe chở đất gây ra. Các hình ảnh cho thấy người dân xã Tam Thái đã cắm chi chít các cây tre trên đường, khiến hàng chục chiếc xe tải không thể di chuyển.

NƯỚC ANH RÚNG ĐỘNG VÌ VỤ KHỦNG BỐ Ở TUNISIA

Khoảng 15 du khách Anh đã thiệt mạng vào hôm thứ Sáu tuần qua trong vụ khủng bố tại một khách sạn ở bãi biển Sousse thuộc nước Tunisia. Đây là vụ khủng bố có nhiều công dân Anh tử nạn nhất, kể từ khi xảy ra vụ thảm sát ở Luân Đôn vào 10 năm trước.
Bộ Nội vụ Anh vào hôm qua cho biết, theo thống kê mới nhất thì ít nhất là 15 du khách Anh đã thiệt mạng và nhiều người khác đang trong tình trạng nguy kịch khi một tên khủng bố nã đạn tiểu liên vào các du khách ngoại quốc tại bãi biển Sousse. Cần nói thêm là các bãi biển ở Tunisia rất được người Anh ưa thích, với hơn 20 ngàn công dân Anh đang có mặt ở Tunisia khi xảy ra vụ khủng bố đẫm máu này.
Vào hôm qua, nước Anh đã tăng cường các biện pháp an ninh cho buổi diễn hành của giới đồng tính Anh. Một toán an ninh khác cũng được gửi đến Tunisia để phụ giúp giới hữu trách xứ này mở cuộc điều tra về vụ khủng bố, mà bọn Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm.

CÁC NGÂN HÀNG HY LẠP NGƯNG HOẠT ĐỘNG, GIỚI HẠN VIỆC RÚT TIỀN

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vào hôm qua đã ra lệnh các ngân hàng ngưng mở cửa và hạn chế việc người dân ào ạt rút tiền ra khỏi các trương mục, trong khi cuộc đàm phán giữa nước này với các chủ nợ đang lâm vào vòng bế tắc.
Vào cuối tuần qua, khối Liên hiệp Âu châu đã bác bỏ yêu cầu gia hạn của Hy Lạp về ngân khoản cứu trợ cho đến khi có kểt quả trưng cầu dân ý Hy Lạp vào ngày 5/7 tới đây. Người dân Hy Lạp sẽ đi bỏ phiếu thuận hay chống về các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các nước Âu châu đưa ra cho Hy Lạp. Hiện Hy Lạp đang cần một số tiền lên đến 8 tỷ Mỹ kim, để trả khoản nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế với hạn chót là vào ngày mai, trong khi đó làn sóng người dân xếp hàng rút tiền trước các ngân hàng vẫn tiếp tục diễn ra, lên đến vài trăm triệu Euro mỗi ngày.

HƠN 500 NGƯỜI BỊ THƯƠNG TẠI MỘT CÔNG VIÊN NƯỚC Ở ĐÀI LOAN

Theo thống kê mới nhất do chính phủ Đài Loan công bố thì ít nhất 500 người đã bị thương, đa số là bị phỏng trong vụ cháy nổ hóa chất tại công viên nghịch nước có tên là Formosa ở thủ đô Đài Bắc.
Tai nạn xảy ra vào lúc 8 giờ rưởi tối thứ Bảy vừa qua, khi một số hóa chất phát nổ và bốc cháy gần sân khấu của công viên, với 1 ngàn ngưòi đang chen chúc xem trình diễn tại đây. Theo một số nguồn tin ban đầu thì nguyên nhân phát nổ đến từ một loại bột màu được phun lên trên không trung để tạo một màn sương huyền ảo.






Xem Thêm Các Tin Khác


Phỏng Vấn: Luật sư Lê Quốc Quân mãn hạn tù và khẳng định mình bị oan ức


Thứ Hai, ngày 29.06.2015

Luật sư Lê Quốc Quân đã được trả tự do hôm 27/6 sau khi hoàn thành bản án 30 tháng tù giam mà ông khẳng định là một bản án oan sai. ông Quân bị vu cáo và bị kết án vào tháng 10 năm 2013 về tội trốn thuế, và công ty của ông còn bị phạt 1,2 tỷ đồng. Bản án này được tòa phúc thẩm giữ nguyên vào tháng Hai năm 2014. Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền sau đó đã kêu gọi Việt Nam thả ông "vô điều kiện". Ngay sau khi được thả, luật sư Lê Quốc Quan đã dành cho phóng viên Thomas Việt cuộc phỏng vấn, mời quý thính giả đón nghe.






Xem Thêm Các Tin Khác


Sự kỳ quặc của một đạo luật


Thứ Hai, ngày 29.06.2015    

Quý thính giả thân mến, trong một xã hội mà các công dân bị tước đoạt quyền bày tỏ ý kiến xây dựng quốc gia trong đó có luật pháp hiện hành, thì việc họ quay lưng lại với pháp luật là điều tất nhiên, đó cũng là cách biểu lộ sự phản đối luật rừng của người bị trị. Để tiếp nối chương trình hôm nay, qua Chuyên mục Chuyện Chỉ Có Ở VN, đài ĐLSN mời quý thính giả theo dõi bài viết “Sự kỳ quặc của một đạo luật” của Việt Anh sẽ được Mỹ Linh trình bày sau đây

Ngày 20/6/2012, tại kỳ họp thứ 3 quốc hội nước CHXHCN Việt nam khóa 13 đã thông qua luật: "phổ biến, giáo dục pháp luật". Theo luật này, tại điều 1 nói về phạm vi điều chỉnh, theo đó quy định: "Trách nhiệm của công dân trong việc tìm hiểu, học tập pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật". Cụ thể tại điều 2 quy định: "Công dân có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật"; Điều 3 : " phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó nhà nước giữ vai trò nòng cốt, nhà nước bảo đảm các nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật". Điều 5: " Việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải bảo đảm kịp thời, thường xuyên, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ của từng đối tượng". Điều 6: Quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: " Bộ Tư pháp có trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiêm quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương mình". Nội dung quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm: " Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luât; chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra xử lý về công tác phổ biến giáo dục pháp luật." Điều 7: " Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc TU cho đến cấp huyện, quận, thị xã trong cả nước". Nội dung và mục đích việc phổ biến giáo dục pháp luật: " Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho mọi công dân có ý thức biết tôn trọng và chấp hành pháp luật". Điều 40: " luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013".
Trong phiên họp quốc hội thảo luận về đạo luật này, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên bố: Đây là một đạo luật rất hay mà chỉ có ở Việt nam ta mới có, luật làm ra nhưng không có người đọc, nghiên cứu, tìm hiểu, tức là luật vẫn chỉ là luật, luật không đi vào cuộc sống, dẫn đến việc thực thi pháp luật bị hạn chế. Nên phải có một đạo luật để điều chỉnh, tức là luật bắt buộc mọi công dân phải có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu và chấp hành luật.
Câu hỏi đặt ra là tại sao nhà nước cộng sản Việt nam cho ra lò về đạo luật kỳ quặc này? Để trả lời câu hỏi này, trước hết hãy xem xét về hoàn cảnh ra đời của nó.Từ nhiều năm nay quốc hội Việt nam đã phải chạy theo thời gian sản xuất hàng loạt các đạo luật. Việc xúc tiến làm luật một cách tràn lan đã làm cho xã hội nước ta bội thực về luật, nhiều đạo luật ra đời chưa kịp tổ chức khai triển, luật mới đã lại ra đời, làm ứ đọng trong việc tiêu hóa luật. Giải thích vấn đề này, giới chức trách nhà nước cộng sản Việt nam phân bua rằng: "Do hệ thống pháp luật Việt nam chưa hoàn chỉnh, vừa thiếu, vừa yếu nên việc quản lý, điều hành đất nước gặp nhiều khó khăn, việc đồng loạt cho ra nhiều luật là một đòi hỏi khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của đất nước".
Cách làm luật của Việt nam theo kiểu đơn đặt hàng, chạy theo số lượng, nên các bộ liên quan bởi luật điều chỉnh được chính phủ giao soạn thảo đã vội vàng cho ra mắt để kịp đáp ứng sự đòi hỏi của cấp trên, vì thế nội dung của các đạo luật thường mang tính sơ sài, xa rời thực tế cuộc sống và kết quả của nó là nhận được thái độ dửng dưng của xã hội. Trước thực trạng đó giới cầm quyền Hà Nội đã chạnh lòng, phật ý với nhân dân nên nảy sinh ra sáng kiến ban hành luật bắt mọi công dân phải có trách nhiệm đọc, tìm hiểu pháp luật.
Với thể chế chính trị độc tài đảng trị nên luật pháp Việt nam không phải là công cụ duy nhất để điều chỉnh xã hội mà còn bị tác động bởi các chủ trương, chính sách, nghị quyết của đảng cộng sản.Trong mối quan hệ giữa công dân với chính quyền nhà nước, với tư cách là kẻ cai trị, việc vận dụng các điều luật để điều chỉnh thường mang tính chủ quan, suy diễn, áp đặt cho người bị cai trị mà dân gian thường gọi là "luật rừng". Cách hành xử của các nhà chức trách thực thi pháp luật của nhà nước cộng sản Việt Nam đã tạo ra sự bất bình trong xã hội, thiếu lòng tin vào nhà nước, vào hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó người dân thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thờ ơ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập pháp luật hay nói cách khác, theo giới chức trách cộng sản Việt nam gọi là "pháp luật không đi vào cuộc sống".
Phàm những thứ không phải của mình, không phải mình làm ra, những thứ đó người ta thường không quý trọng, không mấy quan tâm. Nhà nước cộng sản Việt nam thực tế không do người dân lập ra, người dân không có quyền lựa chọn người đại diện cho chính mình, người dân bỏ phiếu cho những người do đảng cử, những người này tự định ra pháp luật để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng nên việc người dân không quan tâm với pháp luật là điều tất yếu, dễ hiểu.
Ở Việt nam những thứ gì mà nhà nước không quản lý nổi thì ra lệnh cấm, những gì mà bảo dân không nghe thì ra luật bắt buộc. Pháp luật là vấn đề thiết thực trong cuộc sống vì nó là công cụ chủ yếu để điều chỉnh hành vi con người. Ý thức của công dân đối với pháp luật là thước đo, là hình ảnh trung thực của lòng dân đối với chế độ. Việc ra luật để bắt buộc công dân phải học, phải tìm hiểu pháp luật là việc làm miễn cưỡng mà giới cầm quyền cộng sản biết rất rõ, song cực chẳng đã vẫn phải gượng gạo tạo ra nó để đối phó với vấn nạn người dân quay lưng lại với luật pháp. Chuyện chỉ có ở Việt nam.
Việt Anh






Xem Thêm Các Tin Khác


28.6.15

Cháy công viên nước Đài Loan, hàng trăm người bị thương

Các nạn nhân được sơ cứu tại hiện trường.
Các nạn nhân được sơ cứu tại hiện trường.


Hơn 200 người bị thương, trong đó có trên 80 người bị thương nặng, trong một vụ nổ và cháy hôm 27/6 tại một công viên nước bên ngoài Đài Bắc thủ đô của Đài Loan.
Trang mạng của nhật báo Apple Daily cho thấy đám đông khiêu vũ theo các điệu nhạc và những đám mây bột được phun ra thình lình biến thành một quả cầu lửa.
Những nạn nhân trong tình trạng bàng hoàng được mang ra khỏi Công viên nước Formosa trên những ống phao cao su.
Những người khác nằm trên các đồ chơi nổi trên mặt nước và được những người đứng gần đó tạt nước vào người.
Truyền thông cho biết là có một số nạn nhân bị phỏng hơn 40%.
Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan, đám cháy đã mau chóng được dập tắt và nguyên nhân đang được điều tra.
Nguồn TH




Xem Thêm Các Tin Khác


Tin Tức thứ Bảy 27.06.2015


          Thành viên hội nhà báo độc lập VN



Công An Yêu Cầu Nhà Báo Phạm Chí Dũng Chấm Dứt Hoạt Động Hội Nhà Báo Độc Lập

Vào sáng hôm thứ Năm vừa qua, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị khoảng 20 nhân viên công an cưỡng bức đưa lên xe đến cơ quan an ninh điều tra để hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập. Tuy nhiên khi đến nơi, phía công an VN đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng phải chấm dứt trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập. Sau khoảng 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, nhà báo Phạm Chí Dũng đã được trả tự do vào cuối giờ chiều cùng ngày. Trước đó nhiều ngày, ông Dũng đã bị cơ quan công an VN gửi giấy triệu tập 3 lần liên tiếp để tra hỏi về nội dung 'các bài viết liên quan đến Nguyễn Quang Lập.
Việt Nam Bị Tố Cáo Dùng Vũ Khí Sinh Học Trên Đất Campuchia

Báo chí Campuchia loan tin, nhóm bảo vệ nhân quyền nước này đã nộp đơn lên cơ quan giám sát vũ khí hóa học toàn cầu tố cáo rằng, Việt Nam dùng chất làm rụng lá cây, phá hoại mùa màng của nông dân Campuchia. Được biết nội dung đơn khiếu nại lên Cơ quan Cấm sử dụng Vũ khí hóa học OPCW có trụ sở tại La Haye tố cáo cầm quyền Việt Nam dùng phi pháp các hóa chất bị cấm và vũ khí sinh học để làm rụng lá, phá hủy mùa màng trong các cộng đồng của Campuchia nằm ở vùng biên giới có tranh chấp để cưỡng chế và cướp đất bất hợp pháp. Ngay sau đó các nhà lập pháp đối lập ở Campuchia cũng ủng hộ các tố cáo này. Tuy nhiên, nhà cầm quyền VN vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào.

Chính Quyền Thái Lan Cấm Hội Thảo Về Tự Do Tôn Giáo Của Đồng Bào Thiểu Số Việt Nam

Quân đội Thái Lan đã mở rộng vụ trấn át tự do truyền thông, bãi bỏ một cuộc họp báo ở Bangkok về việc Việt Nam bị cáo buộc vi phạm nhân quyền của đồng bào dân tộc Thượng thiểu số. Cuộc họp báo vào ngày hôm qua do tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa Kỳ hướng dẫn nhằm ghi nhận chi tiết những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào khối thiểu số theo Cơ đốc giáo ở Việt Nam, đã bị cảnh sát địa phương Thái Lan ngăn chặn, qua việc xuất trình một công văn của tập đoàn quân đội cầm quyền nói rằng, cuộc họp báo đe dọa đến an ninh quốc gia và quan hệ song phương với VN. Ngay sau đó, Human Rights Watch bày tỏ sự thất vọng về việc bãi bỏ cuộc họp báo và nói rằng đó là một sự vi phạm quyền tự do hội họp và khinh thường quyền tự do báo chí.

Trung Cộng Đưa Giàn Khoan Hải Dương 981 Trở Lại Biển Đông

Giới báo chí Trung Cộng loan tin, Cơ quan An toàn hàng hải Trung Cộng chính thức thông báo giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển trong khu vực Hoàng Sa của Việt Nam. Được biết vị trí mà giàn khoan này sẽ khai thác là mỏ Lăng Thủy phía Tây tây bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa và cách thành phố Tam Á 75 hải lý. Giàn khoan này sẽ làm việc từ ngày 25/6 cho tới ngày 20 tháng 8. Theo nhận định của nhà phân tích gia Lê Hồng Hiệp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore được Reuters trích dẫn, Hà Nội lần này sẽ không phản đối mạnh như năm ngoái nếu Bắc Kinh nói giàn khoan 981 nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ đảo Hải Nam chứ không ở vị trí tranh chấp nóng như ở Hoàng Sa hồi năm ngoái.

Tấn Công Khủng Bố Nhắm Vào Thế Giới Ả Rập

Một vụ tấn công đẫm máu làm ít nhất 27 người thiệt mạng tại một thị trấn nghỉ mát của Tunisia và một tay đánh bom tự sát đã giết hại ít nhất 25 tín đồ tại một ngôi đền Shia ờ Kuwait. Theo đó vào ngày hôm qua, những kẻ mang súng đã nổ súng tự động vào các du khách nước ngoài đang nghỉ ngơi ở bãi biển của hai khách sạn thuộc thị trấn nghỉ mát Sousse. Truyền hình nhà nước Tunisia tường thuật 3 kẻ mang súng đã bị bắt và các hoạt động đang tiếp tục để phong tỏa khu vực. Trong một vụ tấn công khác mà tố chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo nhận là thủ phạm, một tay đánh bom tự sát đã cho nổ tung người bên trong một đền hồi giáo Shia ở thủ đô Kuwait là thành phố Kuwait. Vụ nổ đã làm ít nhất 25 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.






Xem Thêm Các Tin Khác


Thế Giới Tuần Qua



Thứ Bảy 27.06.2015   

Kính thưa quý thính giả, liên tục chương trình là chuyên mục "Thế Giới Tuần Qua" doTs. Lê Minh Nguyên, một nhà bình luận quen thuộc trên các Đài Truyền Hình tiếng Việt tại Hải Ngoại phụ trách. Ông cũng là Phó chủ tịch Đảng Tân Đại Việt và đã từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.





Xem Thêm Các Tin Khác


Luật sư Trần Thanh Hiệp thảo luận về tình hình biển Đông, phần 2



Thứ Bảy, ngày 27.06.2015----->   

Thưa quí thính giả, biển Đông đã là một vấn đề thời sự sôi nổi. Trong chuyên mục "Những Vấn Đề Của Chúng Ta" tuần này, chúng tôi xin được thảo luận về đề tài này cùng Luật sư Trần Thanh Hiệp. Luật sư Trần Thanh Hiệp là cựu Luật sư các Tòa Thượng Thẩm ở Sài Gòn và Paris, Pháp. Luật sư Trần Thanh Hiệp năm nay trên 80 tuổi, tham gia chính trường Việt Nam liên tục 60 năm qua và hiện nay là chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, Paris. Ông hiện cư ngụ tại Pháp quốc

HN: Nếu đúng như Ls đã nhận định, TQ đã không cần phải đánh mà vẫn chiếm được chủ quyền trênquần đảo Trường Sa rồi, vậy nhân dân Việt Nam cũng như người Việt hải ngoại làm sao đòi lại được chủ quyền đó?
TTH : Nếu đòi lại chủ quyền là một khẩu hiệu chúng ta hô lên để phản đối hành động xâm lược của TQ thì việc đòi lại chủ quyền chỉ là một giấc mơ. Nhưng nếu chúng ta muốn đánh thắng TQ để thâu hồi chủ quyền của chúng ta đã bị TQ cưỡng đoạt thì chúng ta phải mở ra một cuộc chiến tranh vũ trang đánh đuổi kẻ xâm lăng ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Về điểm này, chúng ta thấy ngay được rằng cuộc chiến tranh đó sẽ là một cuộc chiến tranh bất cân xứng, ưu thế nghiêng về phía kẻ địch. Do đó, chúng ta phải tìm cách đưa cuộc chiến của chúng ta vào con đường quốc tế hóa để chúng ta có đồng minh. Hướng đi này đang là hướng đi của nhiều nước trong vùng và nhất là đang được sự khuyến khích và hỗ trợ của Mỹ. Dĩ nhiên vì đó không phải là hướng đi của nhà cầm quyền Hà Nội, tay sai bản địa của TQ, nên cuộc chiến của chúng ta sẽ gặp phải sự phản bội của kẻ nội thù và sẽ là một cuộc chiến đầy gian nan. Nhưng chúng ta không có con đường nào khác.
HN : Đã đành là phải đặt trọng tâm vào viểc vận động quốc tế, nhưng vứi đường lối này, làm sao loại bỏ được những người cộng sản hiện đang cầm quyền ở Việt Nam nếu những người ấy nhờ thực tế, tìm được sự viện trợ của Mỹ. Trong giả thuyết này, liệu người Việt hải ngoại có phải chấp nhận "hòa hợp hòa giải với cộng sản hay không?
TTH : Không. Trường hợp giả thuyết này được đặt ra thì chúng ta sẽ không nhất thiết phải hòa giải hòa hợp với Cộng Sản, nhất là CS có bao giờ chịu hòa giải với những người không cộng sản. Đó là chưa kể chúng ta còn phải đề phòng CS lợi dụng tình thế để thi hành qủy kế cố hữu của CS là loại trừ thù địch không cộng sản. Chúng ta vẫn sẽ giữ vững lập trường tự do dân chủ chống độc tài toàn trị, nhưng với sự hỗ trợ của đồng minh, chúng ta tham dự cuộc chiến đấu chung của tất cả các đồng minh chống bá quyền bành trướng TQ.
HN : Theo Ls, Biển Đông sẽ là ngòi nổ của chiến tranh thế giới lần thứ ba hay là chỉ là một kịch bản để TQ tiếp tục "dan díu" với Mỹ?
TTH : Biển Đông tuy sẽ không phải là ngòi nổ của cuộc thế chiến thứ ba nhưng cũng sẽ không tránh khỏi chién sự xảy ra trong đó. Vả lại thực sự xung đột đã ngấm ngầm xảy ra từ lảu, nhưng không dưới hình thức quân sự. TQ đang sử sự trong cái lô gích cường quốc mới nổi lên trong vùng bằng những hành động đối đầu về nhiều mặt với Mỹ. Cho nên có thể nói không là ngòi nổ của thế chiến thứ ba nhưng không tránh khỏi là chiến trường.
HN : Phải chăng Biển Đông cũng có thể là một cơ hội cho những người Việt không cộng sản tạo một đà tranh đấu mới cho dân chủ tự do?

TTH : Nếu dân chủ tự do không phải là tặng phẩm của độc tài, trái lại, là sự nghiệp chiến đấu giải trừ độc tài thì những biến động hiện nay ở Biển Đông chính là cái đà "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để chúng ta hoàn thành sự nghiệp lịch sử dân chủ hóa đất nước./.






Xem Thêm Các Tin Khác


Việt Nam ‘câm lặng’ về vụ đốt tàu

Quốc gia láng giềng của Palau là Indonesia thời gian qua đã cho nổ tung và làm chìm 41 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam.
Quốc gia láng giềng của Palau là Indonesia thời gian qua đã cho nổ tung và làm chìm 41 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam.

Tổng thống một quốc đảo nhỏ bé nằm ở Thái Bình Dương cho biết “không nhận được hồi đáp” từ chính phủ Việt Nam liên quan tới các vụ bắt giữ và đốt cháy tàu cá của ngư dân Việt.

Ông Tommy Remengesau được trích lời nói rằng chính quyền Palau “không nhận được bất kỳ phản hồi tích cực nào từ chính phủ Việt Nam thông qua đại sứ quán ở Philippines”.
“Thậm chí việc yêu cầu người phiên dịch cho công dân của họ mà đại sứ quán cũng không trả lời. Thế nên, chúng tôi phải tìm người phiên dịch từ bên ngoài”, ông Remengesau nói.
Tổng thống Palau bày tỏ hy vọng rằng chính quyền Hà Nội sẽ ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận về việc ngư dân Việt Nam đánh bắt trái phép trên lãnh hải của nước ông.
Ông Remengesau cũng nói rằng ông hy vọng Việt Nam hiểu được thông điệp rằng nước ông sẽ không bao giờ dung thứ việc đánh bắt hải sản trái phép.
Hà Nội chưa lên tiếng trước những lời chỉ trích của ông Tommy Remengesau. Nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đây đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước khác “đối xử một cách nhân đạo với các ngư phủ cũng như tàu cá của Việt Nam dựa trên luật pháp quốc tế cũng như đối xử nhân đạo đối với các ngư dân gặp nạn trên biển”.

Palau hôm 13/6 đã nổi lửa đốt 4 tàu cá của Việt Nam sau khi bắt giữ các tàu này vì đánh bắt hải sản trái phép. Trên khoang của các tàu này chở đầy cá mập, tôm hùm và hải sâm đánh bắt được trước đó.
Sau khi bị tịch thu thiết bị đánh bắt, một số các thuyền bị bắt giữ chuẩn bị đưa khoảng 77 thuyền viên về Việt Nam.
Tổng thống Palau, Tommy Remengesau, nói nước ông muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng Palau sẽ không dung thứ những kẻ mà ông gọi là “hải tặc tới ăn cắp nguồn cá của nước này”.
Tin cho hay, kể từ năm 2014, có ít nhất 18 tàu cá của Việt Nam đã bị Palau bắt giữ.
Palau nằm cách Philippines 970 km về phía đông, và là một trong các quốc gia nhỏ nhất thế giới với 20 nghìn dân sinh sống khắp hơn 250 hòn đảo.
Quốc gia láng giềng của Palau là Indonesia thời gian qua đã cho nổ tung và làm chìm 41 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam, đánh bắt trái phép trong lãnh hải của nước này.
Theo RNZI, AP, MOFA, VOA




Xem Thêm Các Tin Khác