Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

18.12.14

Bình Luận - Củng cố nền Dân Chủ ở Đài Loan



Thứ Năm 18.12.2014   

Sự phồn vinh và phát triển tột cùng của đảo quốc Đài Loan, so sánh với lục địa Trung Quốc là chứng minh hùng hồn không thể chối cãi giữa sự ưu việt của dân chủ đa nguyên và độc tài đảng trị Mác –Lê. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngô Nhân Dụng với tựa đề: "Củng cố nền dân chủ ở Đài Loan" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mấy ngàn du khách từ Hoa Lục bay sang Đài Loan để "xem dân chủ" chắc đã nhận được "một bài học dân chủ thực sự". Bài học là: Sống Dân Chủ là như thế! Du khách chứng kiến 23 triệu dân Trung Hoa trên hòn đảo này thi hành quyền thay đổi người cầm quyền.
Cuộc bỏ phiếu vừa qua chỉ chọn người lên ngồi 11,130 ghế trong chính quyền địa phương, từ thị trưởng, xã trưởng, hội đồng xã, huyện, và các chức vụ khác. Nhưng sau khi đảng cầm quyền thất bại nặng nề, Thủ tướng Giang Nghi Hoa đã đệ đơn từ chức. Ông nói thẳng lý do: "Kết quả cuộc bỏ phiếu cho thấy các cử tri không hài lòng về chính phủ". Tổng thống Mã Anh Cửu chấp nhận đơn từ chức và nói thêm: "Tôi đã nghe thấy tiếng nói của dân chúng, và tôi không lẩn tránh trách nhiệm phải bắt đầu các cải tổ".
Tiếng nói của 18 triệu rưỡi cử tri Đài Loan được bày tỏ rõ ràng. Tại sáu thành phố lớn nhất, nơi hai phần ba dân Đài Loan cư ngụ, Quốc Dân Đảng mất ba ghế thị trưởng tại Đài Bắc, Đài Trung và Đào Nguyên. Thị trưởng Tân Đài Bắc Chu Lập Luân được dân bầu lại, nhưng đã mất 150,000 phiếu so với hơn một triệu phiếu ông đạt được bốn năm trước. Đảng Dân Chủ Tiến bộ (tức Dân Tiến) vẫn giữ được hai cứ địa Đài Nam và Cao Hùng ở phía Nam; thắng lợi ở Đài Trung cho thấy họ đang tiến lên miền Bắc. Trước cuộc bỏ phiếu Quốc Dân Đảng kiểm soát 15 trong số 22 huyện và thành phố, nay chỉ còn 6. Đảng Dân Tiến Bộ chiếm thêm được 9 huyện và thành phố.
Dân chúng chán ghét Quốc Dân Đảng vì nhiều lý do. Mùa Xuân vừa qua, sinh viên đã biểu tình chiếm trụ sở quốc hội, phản đối bản thỏa hiệp giữa Đài Loan và Trung Cộng, gia tăng trao đổi thương mại, mở sang các dịch vụ. Phong trào lấy huy hiệu là Hoa Hướng Dương, được dân thủ đô ủng hộ, kết quả là chính quyền phải nhượng bộ. Dân chúng cũng bất mãn vì giao thương giữa hai nước chỉ làm giầu cho giới tư bản Đài Loan trong khi lương bổng của người lao động vẫn không tăng, khiến khoảng cách giàu nghèo còn rộng hơn ở Nam Hàn và Nhật Bản. Chính quyền Đài Loan cũng bị mang tiếng vì những xì-căng-đan, như vụ một xí nghiệp bán dầu ăn lọc ra từ nước cống, vụ nổ ống hơi đốt làm chết 32 người, vụ hạ sĩ Hồng Trọng Khâu chết trong khi bị giam trừng phạt, chỉ vì anh ta mang điện thoại cầm tay có máy hình vào trại, trái với luật lệ. Hai trăm ngàn người đã xuống đường tại Đài Bắc dự đám tang của anh ta vào đầu Tháng Tám.
Đài Loan còn nhiều đảng chính trị ngoài Quốc Dân Đảng và Dân Tiến. Đảng Xanh, đề cao bảo vệ môi trường sống đưa ra 9 ứng cử viên, 2 người đắc cử, làm ủy viên trong Huyện Tân Trúc, nhờ các người tình nguyện đạp xe đạp đi vận động. Đảng Cây, mới tách từ Đảng Xanh đầu năm nay, do cựu tổng thư ký đảng Xanh Phan Hàn Thanh lãnh đạo, chủ trương bảo vệ quyền lợi của cây cối, chó, mèo, và những người không được cất tiếng nói, đã thắng một ghế thị trưởng trong cuộc bầu cử này. Đảng Dân Bản Thổ Đài Loan (Đài Loan Đệ nhất Dân tộc đảng, đưa ra 6 ứng cử viên, 3 người đắc cử.
Ngoài các đảng chính trị, Đài Loan cũng có rất nhiều hiệp hội, đoàn thể của các công dân độc lập với các đảng phái. Và một số các tổ chức thuộc xã hội công dân cũng tham dự vào cuộc tranh luận chính trị lần bỏ phiếu này. Họ kêu gọi cử tri "trừng phạt" đảng cầm quyền, vì những vụ thực phẩm thiếu an toàn đã bị phanh phui. Trước ngày bỏ phiếu, hai sinh viên lãnh đạo phong trào Hoa Hướng Dương là Hồng Sùng Yến và Lưu Kính Văn đã tố cáo quan chức Quốc Dân Đảng thông đồng với hai đại công ty thực phẩm, che đậy những vi phạm luật lệ vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Nói chung, không khí vận động tranh cử và cuộc bỏ phiếu vừa qua cho thấy dân Đài Loan đã tiến vững chắc trên con đường xây dựng và củng cố thể chế dân chủ. Những du khách từ Trung Quốc qua chắc hẳn phải ngửi thấy mùi dân chủ tự do nó khác không khí họ quen thở ở trong nước Tàu.
Nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Kinh chứng kiến cảnh Quốc Dân Đảng đại bại, chắc chắn lo ngại. Mặc dù Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng từng là tử thù từ thập niên 1930, nhưng ngày nay họ lại là đồng minh trong chủ trương một nước Trung Hoa thống nhất. Đảng Dân Tiến, ngược lại, được đa số dân Đài Loan ủng hộ vì họ muốn tách ra làm một quốc gia độc lập. Trước cuộc bỏ phiếu, chính quyền Bắc Kinh đã giúp các nhà kinh doanh và thương gia Đài Loan đang làm ăn trong lục địa được mua vé máy bay giảm giá để "về quê bỏ phiếu". Trong kỳ bầu cử năm 2012, 80% những người hồi hương này ủng hộ ông Mã Anh Cửu, đương kim tổng thống Quốc Dân Đảng. Hiện nay số dân ủng hộ chính sách của Tổng thống Mã Anh Cửu đã xuống tới 20%. Căn cứ vào kết quả cuộc bỏ phiếu vừa qua, Quốc Dân Đảng sẽ khó giữ được ngôi tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2016.
Nhưng chính quyền Quốc Dân Đảng không phải chỉ nghĩ tới hợp tác với Trung cộng. Họ vẫn lo bảo vệ cuộc sống tự do dân chủ và nền kinh tế thịnh vượng của đảo quốc. Ba ngày sau cuộc bỏ phiếu, chính phủ Đài Loan đã cho phóng thử một loại hỏa tiễn địa-không mới, tên là Thiên Cung III, đã được thí nghiệm từ ba năm trước đây. Hôm Thứ Ba 2, tháng 12 năm 2014, các nhà sản xuất tuyên bố rằng loại tên lửa mới này sẽ thay thế hỏa tiễn Hawk do Mỹ cung cấp trước đây.
Hỏa tiễn Thiên Cung III, cùng với hỏa tiễn Patriot Mỹ đã bán cho, sẽ bảo vệ đảo quốc trong vòng 20 năm tới chống lại các hỏa tiễn cũng như phi cơ của địch quân. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết Trung cộng hiện đang đặt 1,500 hỏa tiễn nhắm sang hòn đảo này. Nhưng từ thời Mao Trạch Đông, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thận trọng, chỉ hô hào miệng nhưng không bao giờ tính chuyện đem quân sang đánh Đài Loan. Trong khi đó thì "sức mạnh mềm" của cuộc sống dân chủ và thành quả một nền kinh tế tự do tại Đài Loan vẫn từ từ chinh phục lòng người dân trong lục địa. Dân Đài Loan mới thực hiện quyền thay đổi chính quyền, chỉ bằng việc đi bỏ phiếu. Tại sao dân Trung Hoa trong lục địa không được hưởng quyền tự do như vậy?
Ngô Nhân Dụng



Xem Thêm Các Tin Khác

Người Dân Tự Quyết - "TƯỚNG GÌ CÁI NGỮ ẤY!"

Phỏng Vấn - CSVN đấu tố Huỳnh Trọng Hiếu

Tin Tức thứ Năm 18.12.201

Người Dân Tự Quyết - "TƯỚNG GÌ CÁI NGỮ ẤY!"

Thứ Năm 18.12.2014    


Thật là chẳng ở đâu giống cái xứ cộng sản này, quân đội không lo bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân lành, mà mục tiêu hàng đầu của quân đội là phải bảo vệ đảng cộng sản và chế độ độc tài. Mà đảng CSVN thì bán nước cho Tàu và nguyện làm thân trâu ngựa trung thành cho Bắc Kinh. Vậy nên tướng tá từ công an cho đến quân đội khó mà thoát được làm tay sai cho Trung quốc. Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài "Tướng Gì Cái Ngữ Ấy" của Lý Trần Công, sẽ do Hướng Dương trình bày sau đây.
Năm 2014 đang dần khép lại nhưng những sự kiện đáng chú ý và nổi bật nhất trong năm là vụ giàn khoan HD 981 của Trung quốc kéo vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam và những cuộc biểu tình chống Tàu cộng của người dân Việt Nam diễn ra trên cả nước hồi tháng Năm.
Vụ giàn khoan dầu Trung quốc vào biển Đông là một thử thách cũng như tạo ra những bi hài trong vở tuồng có tên "vừa là đồng chí vừa là anh em" của một giống loài cộng sản có tên Việt-Trung. Từ lâu người Việt Nam không còn nghi ngờ về sự xuẩn ngốc, bạc nhược và phản bội nòi giống của CSVN, nhưng dân Việt khá bất ngờ về những gì mà chính Trung quốc khai ra một phần sự thật, về việc CSVN đã âm thầm bán đất, dâng biển cho Trung quốc từ thời Hồ Chí Minh qua công hàm bán nước năm 1958, với chữ ký của Phạm Văn Đồng. Sự rúm ró, co cụm và lo sợ của Bộ chính trị CSVN về hành vi bán nước của đảng, bị phát lộ và được chứng thực qua sự việc lên tiếng chậm trễ có chủ đích, khi giàn khoan của Trung quốc đã nằm yên vị ở quần đảo Hoàng Sa cụ thể là đảo Tri Tôn từ trước ngày 30/4. Vào lúc 5h22 sáng 1/5, Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 từ đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Giàn khoan được hạ đặt sâu trong vùng 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. thì đến ngày 4/5 Bộ Ngoại giao CSVN mới dám lên tiếng phản đối. Những hành động đưa giàn khoan HD 981 vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã được Trung quốc thực hiện ít nhất cũng trước ngày 30/4, nhưng cộng sản Hà Nội hoàn toàn im lặng trong sợ hãi. Ngay cả chủ tịch của cái gọi là huyện đảo Hoàng Sa "hữu danh vô thực" chỉ để lòe bịp dân, ông Đặng Công Ngữ cũng không hay biết gì, hay ông ta biết nhưng bị bịt miệng. Còn Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân trực thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập, quản lý và bảo vệ vùng biển giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định, các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và Quần đảo Hoàng Sa, v.v... thì hoàn toàn không có cảnh báo sớm hay hành động gì nhằm chuẩn bị đối phó hay ngăn chặn để bảo vệ lãnh hải của tổ quốc. Những ngày sau đó Tàu cộng và Việt cộng chơi trò "mèo vờn chuột", với đủ các loại tàu của hai bên đâm va, tông húc, xịt vòi rồng mà phần lố bịch, kệch cỡm, xảo trá thì CSVN có phần giỏi hơn và đáng phỉ nhổ hơn nữa, khi CSVN giả vờ đóng vai kẻ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của quốc gia. Một điều đơn giản mà ngay một đứa con nít cũng biết, là không ai có thể tuyên bố chủ quyền khi mà nhà của mình đã bán lại cho người khác, có giấy trắng mực đen rõ ràng. Trong khi Trung quốc đem tàu chiến ra Hoàng Sa để bảo vệ giàn khoan và các đảo ở Hoàng Sa mà Hồ Chí Minh đã bán cho Tàu, thì hải quân CSVN được lệnh đảng lẩn núp trong bờ và khuyến khích ngư dân đem tàu cá ra chống cự với tàu sắt vũ trang các loại của Trung quốc. Ngày 31/5/2014 tại hội nghị thượng đỉnh an ninh Á Châu SHANGRI-LA tại Singapore, Bộ trưởng quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh kẻ đứng đầu quân đội CSVN đã phát biểu rằng: Trung Quốc và Việt Nam có tình hữu nghị rất tốt, chúng tôi có những vụ va chạm và 2 quốc gia phải ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề, tôi đã gọi điện thoại với Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc. Yêu cầu Trung Quốc đối thoại với Viêt Nam và cũng như trao đổi thư tín để hai bên gặp nhau, trao đổi nhau. Phía Trung Quốc đã chấp nhận yêu cầu Việt Nam và trong vài ngày tới Trung Quốc và Việt Nam sẽ gặp nhau để bàn thảo về vấn đề phức tạp nầy. Trung Quốc và Việt Nam sông liền sông, núi liền núi, có văn hóa gần giống như nhau, chúng tôi nghĩ VN và Trung Quốc, hai nước có nhiều điểm tương đồng với nhau." Ở một đoạn khác ông này khẳng định: "Chúng tôi mong muốn là Trung Quốc phải dời giàn khoan ra khỏi vùng biển, tuy nhiên tùy vào Trung Quốc có muốn dời hay không là chuyện của họ...". Một vị tướng quân đội như Phùng Quang Thanh, mà phát biểu trước trước một diễn đàn quốc tế với ý rằng, kẻ xâm lược Trung quốc cứ tự do muốn ra vào Việt Nam tùy thích, chứ quân đội nhân dân Việt Nam sẽ không có hành động gì để ngăn cản hay chống cự, mà có khi quân đội CSVN cũng sẽ ngoan ngoãn đầu hàng quân Trung quốc ngay lập tức, nếu Bắc Kinh muốn điều đó. Sau những phát ngôn hèn hạ trên đây của Phùng Quang Thanh, người dân Việt đặt dấu hỏi lớn về gia phả của tên tướng "mặt mâm" này. Phải chăng hắn là người gốc Tàu, được tình báo Trung Nam Hải cài cắm vào bộ chính trị Việt Nam? Còn bao nhiêu tướng tá cấp cao là Hán gian đang nắm những chức vụ cao trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN? Sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung quốc, người Việt nghiệm ra một điều rằng từ sau hội nghị Thành Đô 1990, nước Việt Nam đã chính thức được cai trị bởi giặc Tàu và đất nước này sẽ trở thành một tỉnh tự trị thuộc Trung quốc vào năm 2020, sẽ không còn là điều viển vông.
Quân đội Việt Nam hiện nay mạnh hay yếu là câu hỏi không cần phải trả lời nữa. Vì đối với Trung quốc, cái gọi là "bộ đội cụ Hồ" chỉ là một bọn lính địa phương được bảo hộ, nhận mọi mệnh lệnh từ Bắc Kinh và được chỉ thị phải bảo vệ cho bằng được bọn tay sai thái thú bộ chính trị tại Hà Nội hiện nay. Việc mua vũ khí từ Nga, Ấn Độ hay Hoa Kỳ đi chăng nữa chỉ là cơ hội tham nhũng cho thủ tướng ba Dũng nhân danh hiện đại hóa quân đội và bảo vệ tổ quốc. Tất cả chỉ là để mị dân.
Người dân cần nhận rõ chân tướng CSVN, để quyết định dứt khoát không cho con em mình gia nhập đạo quân bán nước, cầm súng tiếp tay với kẻ thù phương Bắc bắn giết đồng bào mình, thay vì nhắm thẳng quân thù mà bắn.
Lý Trần Công
18/12/2014




Xem Thêm Các Tin Khác

Tin Tức thứ Năm 18.12.201

Bình Luận - Củng cố nền Dân Chủ ở Đài Loan

Phỏng Vấn - CSVN đấu tố Huỳnh Trọng Hiếu

Phỏng Vấn - CSVN đấu tố Huỳnh Trọng Hiếu

Image result for huynh trong hieu

Thứ Năm 18.12.2014   

Thưa quý thính giả, chuyện đấu tố để kết tội và giết nông dân trong cuộc Cải cách ruộng đất năm xưa đang được CSVN đem ra dùng lại trong thế kỷ 21 này đối với những người đấu tranh cho tự do dân chủ mà nạn nhân mới nhất là anh Huỳnh Trọng Hiếu và thân nhân. PV Thomas Việt đã có cuộc nói chuyện với anh Hiếu về chuyện trên. Kính mời quý thính giả theo dõi, xin mời anh Thomas Việt:






Xem Thêm Các Tin Khác

Tin Tức thứ Năm 18.12.2014

Bình Luận - Củng cố nền Dân Chủ ở Đài Loan

Người Dân Tự Quyết - "TƯỚNG GÌ CÁI NGỮ ẤY!"

Tin Tức thứ Năm 18.12.2014


Sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo: ‘Ở trong có lạnh không anh Nam ơi ?’ - ảnh 1

NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP BỊ TRUY TỐ TỘI "TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC"

Bạo quyền VN đã quyết định tạm giam nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức blogger Quê Choa, thêm 3 tháng nữa và sẽ áp giải ra tòa với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều luật phi dân chủ mang số 88.
Điều này có nghĩa là bạo quyền VN có thể kết án Bọ Lập từ 3 đến 20 năm tù.
Nguồn tin này được người em trai của ông Lập loan báo trên mạng vào hôm qua, trong khi làn sóng người ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu trả tự do cho ông Lập vẫn tiếp tục diễn ra.
Cần nhắc lại là vụ bắt giam Bọ Lập đã gây chú ý trong dư luận thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ Tây phương đã đồng loạt yêu cầu bạo quyền VN phải trả tự do cho ông Lập, người đang bị nhiều chứng bệnh hành hạ, đặc biệt là trong tình trạng bại liệt nửa người.

PHẢI MẤT THÊM VÀI NGÀY NỮA MỚI CÓ THỂ CỨU ĐƯỢC 12 CÔNG NHÂN BỊ SẬP HẦM

Nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng thừa nhận là công cuộc giải cứu 12 công nhân bị kẹt trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng đang diễn ra vô cùng chậm chạp và chưa thể khẳng định về khả năng cứu được hay không. Lý do là nước đang dâng cao tại nơi các công nhân đang bị kẹt và họ đang bấu víu vào một máy bơm bê tông trong tình trạng đói lạnh.
Cần nhắc lại là vụ sập hầm diễn ra vào sáng thứ Ba vừa qua tại đường hầm thủy điện Đạ Dâng ở huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Đường hầm này đào xuyên qua một ngọn đồi, với chiều cao 5 thước, rộng 4 thước và cách mặt đất 70 thước. Ngoài mũi khoan xuyên qua lớp đất đá sụp xuống bên trong đường hầm và đến được vị trí các công nhân, vào hôm qua giới hữu trách đã cho khoan 3 mũi từ trên đồi xuống đường hầm nhưng thất bại vì lớp đá quá dày.
Lực lượng cấp cứu cho biết ưu tiên hàng đầu là làm sao rút nước ra khỏi đường hầm mới có thể tính đến chuyện giải cứu các công nhân bị kẹt bên trong. Hiện vẫn chưa có cách nào tiếp tế thức ăn cho 12 công nhân đang bị kẹt ở bên trong.

NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI GỬI HƠN 11 TỶ MỸ KIM CHO THÂN NHÂN TRONG NƯỚC

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào hôm qua nói rằng người Việt hải ngoại đã gửi về trong nước một số tiền lên đến 11 tỷ Mỹ kim trong năm 2013, tức chiếm đến 8% tổng sản lượng kinh tế VN. Và trong năm 2014, theo ước tính của nhà nước VN, tổng số ngoại tệ gửi về cũng nằm trong khoảng từ 11 đến 12 tỷ Mỹ kim, giúp cho nền kinh tế VN có thể chống chọi được tình trạng suy thoái, với chục ngàn công ty phá sản và nợ xấu tràn lan.
Trong một diễn biến khác thì bộ công thương VN đang xem xét đề nghị tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực. Nếu chấp thuận đề nghị này thì giá điện sẽ tăng thêm 9.5% , trong lúc xăng dầu đang giảm giá mạnh. Lấy lý do là giá than đá đang tăng thêm khoảng 4 Mỹ kim một tấn, tập đoàn điện lực đã đề nghị tăng giá điện lên mức 1652 đồng một ký điện, tức gia tăng khoảng 9.5% so với mức trung bình hiện nay là 1508 đồng mỗi ký điện.

PHLIPPINES MUA THÊM VŨ KHÍ ĐỂ BẢO VỆ LÃNH HẢI

Một tướng lãnh hải quân Philippines vào hôm qua tuyên bố là nước này sẽ mua thêm nhiều vũ khí để tăng cường bảo vệ lãnh hải trong bối cảnh gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Trước mắt, Philippines sẽ chi ra 800 triệu Mỹ kim để mua thêm một số chiến hạm, tàu tuần duyên và trực thăng võ trang.
Đô đốc Caesar Taccad, cục trưởng vũ khí hải quân Phi, cho biết là chính phủ đang thảo luận việc mua thêm vũ khí với các nước Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Đài Loan và Nam Hàn. Ông Taccad nhấn mạnh là các vũ khí này cần phải mua càng sớm càng tốt để giúp hải quân Phi có thể đương đầu với các mối đe dọa ở Biển Đông, đặc biệt là dã tâm xâm lấn lãnh hải của Trung Cộng.

CHÍNH PHỦ MIẾN ĐIỆN SẼ CẢI TỔ SÂU RỘNG HỆ THỐNG TƯ PHÁP

Tối cao Pháp viện Miến Điện vừa đưa ra một báo cáo, nội dung nhấn mạnh đến mục tiêu phải có một hệ thống tư pháp minh bạch, vô tư và công bằng trong vòng 3 năm tới.
Mở đầu bản báo cáo, chánh án Tối cao Pháp viện Miến Điện viết rằng, Miến Điện chỉ thật sự có ổn định và phát triển nếu có được một hệ thống tư pháp trong sạch, tôn trọng nhân quyền và thượng tôn pháp luật.
Cần nói thêm là ý định cải tổ sâu rộng hệ thống tư pháp của chính phủ Miến Điện đã được các chính phủ Tây phương và các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng ủng hộ, nhưng tiến trình này vẫn gặp nhiều chống đối, đến từ một quan chức lãnh đạo thuộc tập đoàn quân phiệt trước đây.

HỦY BỎ BUỒI RA MẮT CUỐN PHIM ÁM SÁT LÃNH TỤ BẮC HÀN

Hãng phim Sony Pictures đã quyết định hủy bỏ buổi ra mắt cuốn phim mang tựa đề The Interview sau khi nhận được những lời đe dọa từ bọn tin tặc Bắc Hàn.
Cần nhắc lại là hãng Sony đã bị bọn tin tặc này tấn công suốt mấy tháng qua, với nhiều dữ liệu điện toán bị đánh cắp. Trong lời đe dọa đưa ra vào mấy ngày qua, nhóm tin tặc tự xưng là "bảo vệ cho hòa bình" đe dọa là sẽ thực hiện một vụ khủng bố tương tự như ngày 11/9.
Nội dung cuốn phim Interview (Cuộc Phỏng Vấn) là một câu chuyện giả tưởng về kế hoạch ám sát vị lãnh tụ Bắc Hàn. Bạo quyền Bắc Hàn đã giận dữ cáo buộc chính phủ Mỹ là hiếu chiến và cổ súy cho chủ nghĩa khủng bố.





Xem Thêm Các Tin Khác

Người Dân Tự Quyết - "TƯỚNG GÌ CÁI NGỮ ẤY!"

Phỏng Vấn - CSVN đấu tố Huỳnh Trọng Hiếu