Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

22.4.15

Australia đưa ra kêu gọi bằng video đến những người xin tị nạn

Thủ tướng Abbott nói với các phóng viên rằng “cách duy nhất có thể ngăn chặn những cái chết đó thực ra là ngăn chặn các tàu thuyền”.
Bộ trưởng di trú Australia hôm nay đưa ra một lời thẳng thắn kêu gọi những người xin tị nạn đang bị giữ trên đảo Nauru ở Thái Bình Dương hãy chấp nhận một đề nghị tái định cư trong khi nhấn mạnh rằng họ đừng bao giờ nghĩ tới việc di cư đến Australia.
Trong thông điệp được thu video, ông Peter Dutton, Bộ trưởng Di trú Úc nói: “Tôi muốn khẳng định rất rõ ràng với tất các những người tị nạn và được chuyển đến Nauru rằng quý vị sẽ không bao giờ, trong bất kỳ tình huống nào, được định cư ở Australia. Đây sẽ không bao giờ là một chọn lựa mà chính phủ Úc dành cho quý vị.”
Campuchia đã đồng ý nhận hơn 1.000 người tị nạn để đối lấy điều được mô tả là một kế hoạch viện trợ 30 triệu đôla của Úc.
Thỏa thuận đã bị chỉ trích bở nhiều người làm việc về nhân quyền với lập luận rằng nó vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn.
Trong các nhận định được ghi hình gửi đến những người tị nạn, ông Dutton nói: “Chính phủ Campuchia đã khẳng định rõ với Australia rằng họ muốn thỏa thuận này thành công. Họ nhìn thấy giá trị lớn trong việc định cư người tị nạn và hoan nghênh kinh nghiệm và năng lực mà quý vị có thể đem lại cho quốc gia này.”
Campuchia đồng ý nhận hơn 1.000 người tỵ nạn để đối lấy điều được mô tả là một kế hoạch viện trợ 30 triệu đôla của Úc.Campuchia đồng ý nhận hơn 1.000 người tỵ nạn để đối lấy điều được mô tả là một kế hoạch viện trợ 30 triệu đôla của Úc.
Bộ trưởng di trú Úc ca ngợi Campuchia là đem lại cho người tị nạn “vô số cơ hội,” và mô tả quốc gia nghèo khó ở Đông Nam Á này là tiến nhanh, sinh động và đa dạng.
Trên thực tế, người Khmer chiếm 90% dân số 15,5 triệu, trong khi một nửa trong 10% còn lại đang sống ở Campuchia là người gốc Việt Nam.

97% dân ở Campuchia theo đạo Phật.
Hơn 700 người xin tị nạn bị giữ ở Nauru xuất thân từ châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Gần 500 người đã được coi là người tị nạn thực thụ, hơn 80 người đã bị bác đơn xin, và 150 người khác còn đang được thẩm định.
Người ta trông đợi rằng những người tị nạn đầu tiên sẽ di chuyển đến Campuchia vào cuối năm ngoái, nhưng họ tỏ ra rất miễn cưỡng.
Một người tranh đấu cho người tị nạn hôm thứ Hai cho biết 5 người xin tị nạn, được mô tả là 3 người sắc tộc Tamil từ Sri Lanka, 1 người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar và 1 người Iran, đã đồng ý nằm trong số người đầu tiên chấp nhận đề nghị của Campuchia.
Căng thẳng đã tăng cao tại trại tạm giam do Australia điều hành, nơi từng xảy ra những vụ bạo loạn lẻ tẻ. Một đám cháy trong một cuộc biểu tình bạo động năm 2013 đã tiêu hủy tất cả những khu tạm cư, cơ sở y tế và văn phòng.

Trong lời kêu gọi được thu vào video, ông Dutton nêu ra sự kháng cự còn đang tiếp diễn và nói rằng “xin hãy đừng để cho thái độ của những kẻ gây rối này phá hoại cơ hội dành cho quý vị.”
Liên minh Hành động Người tị nạn, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Australia, nói những người tị nạn đang được đề nghị nhận khoản tiền tư 7.800 đế 11.700 đôla để đi Campuchia.
Gân 20 nhân viên y tế cũ và mới, các giáo viên, cán sự xã hội và nhân viên khác trong trung tâm tạm giữ đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi để cho tất cả những người xin tị nạn được phép đến Australia để bảo vệ họ trong tình hình bị ngược đãi tràn lan về thể chất và tính dục.
Trong những năm gần đây, các chính sách về tị nạn của Australia đã trở nên gay gắt một cách đáng kể. Nay Australia còn đang tìm cách gửi trả tàu thuyền về nơi xuất phát nếu chở những người không được phép vào nước hoặc gửi họ đến những trại tạm giam hẻo lánh trên đảo Nauru hay Papua New Guinea.
“Chặn các thuyền lại,” là khẩu hiệu trọng điểm trong cuộc vận động tranh cử thành công của Thủ tướng Tony Abbott năm 2013.
Cáctrung tâm Tuy Tuần trước, các giới chức di trú Úc đã cho sơ tán và bác đơn xin tị nạn của 46 người Việt Nam đi trên một chiếc tàu của hải quân Úc trước khi bị gửi trả về Việt Nam, theo tin của Fairfax Media.
Phối hợp viên vận động cho người tị nạn của Hội Ân xá Quốc tế Graeme McGregor nói, “Các tin tức hết sức đáng lo ngại và tiêu biểu cho một sự vi phạm cơ bản của chính phủ Australia đối với quyền của người tị nạn.”
Về phần mình, Thủ tướng Abbott tin rằng các nước Châu Âu nên theo gương Australia.

Ông Abbott nói với các phóng viên hôm thứ ba rằng, “Chúng ta có hàng trăm, có thể là hàng ngàn người chết đuối trong khi tìm cách đi từ Châu Phi đến Châu Âu.” Ông nói thêm rằng, “cách duy nhất có thể ngăn chặn những cái chết đó thực ra là ngăn chặn các tàu thuyền.”



Biểu tình Bình Thuận: Khi CA phải tháo chạy

Thứ Tư, ngày 22.04.2015    

Cuộc biểu tình kéo dài 2 ngày 2 đêm của người dân Tuy Phong, Bình Thuận đạt được những thắng lợi chưa từng có. Đây cũng chính là một mồi lửa báo hiệu sự suy vong của chế độ độc tài vốn chỉ xem quyền lợi nhân dân như cỏ rác. Trong tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả theo dõi bài viết của Hoàng Trần có tựa đề: "Biểu Tình Bình Thuận: Khi Công An Phải Tháo Chạy" sẽ được Nguyên Khải trình bày để tiếp nối chương trình tối nay
Sau cuộc đối đầu kéo dài 2 ngày 2 đêm trước lực lượng CA đông đảo, người dân Tuy Phong - Bình Thuận đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc chiến chống lại tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương.
Lần đầu tiên, sức ép mạnh mẽ từ cuộc phản kháng đã buộc phó thủ tướng thân Tàu Hoàng Trung Hải phải xuống nước, nhượng bộ trước nhân dân.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 – vốn được xây dựng bằng công nghệ Trung Cộng bị ra lệnh phải chấm dứt thải bụi than, xỉ ra môi trường.
Khi bị dồn đến đường cùng, người dân Bình Thuận đã cho thấy sức mạnh chưa từng có về tinh thần đoàn kết trước bạo quyền.
Biểu tình ôn hòa
Trong cuộc đấu tranh vừa qua, có rất nhiều chi tiết đã không hề được truyền thông nhà nước nhắc đến. Dưới đây là một số thông tin ghi lại từ người dân và do các trang mạng xã hội phổ biến.
Trước tiên, cần khẳng định ngay là cuộc biểu tình của người dân Tuy Phong, Bình Thuận rất ôn hòa và kỷ luật.
Ngày 14/4/2015, người dân bất tuân dân sự bằng cách xuống đường chặn quốc lộ 1A, thậm chí nằm cả xuống gầm xe tải để ngăn không cho xe chở than xỉ đi qua khu vực dân sinh.
Cuộc biểu tình khiến đoạn quốc lộ huyết mạch này bị tê liệt hàng chục km, xe cộ bị ứ đọng khiến nhiều tài xế và hành khách mệt mỏi.
Rất nhiều người dân cảm thấy có lỗi, nên đã mang thức ăn, bánh mì và nước uống đến phân phát cho những người bị kẹt lại và mong được thông cảm.
Đến tối cùng ngày, người dân đồng loạt rút lui, trả lại sự thông thoáng cho tuyến quốc lộ 1A. Nhìn chung, cuộc biểu tình trong ngày đầu tiên khá ôn hòa và chừng mực.
Mục đích chính của người dân chủ yếu là muốn đánh động sự quan tâm, chú ý của dư luận về môi trường sống độc hại tại địa phương.
Tức nước vỡ bờ
Bất chấp những lời hứa hẹn của giới chức địa phương chỉ mới hôm trước, vào sáng ngày 15/4/2015, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiếp tục thải bụi than, xỉ vào môi trường.
Người dân quá phẫn uất liền kéo xuống quốc lộ 1A biểu tình sang ngày thứ 2 liên tiếp với số lượng đông đảo hơn, nhưng vẫn tỏ thái độ ôn hòa.
Đáp lại, nhà cầm quyền CS tiếp tục công khai đối đầu nhân dân khi huy động hàng ngàn CA, cảnh sát cơ động kéo đến đàn áp.
Trong những đoạn video, có thể thấy rõ cảnh tượng cảnh sát cơ động dùng gậy phang tới tấp vào đầu một người dân, dù người này đã ngã xuống.
Khi bị dồn đến đường cùng, người dân buộc phải phản kháng. Hai bên giàn trận đối đầu nhau. Phía cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí tận răng gồm khiên, dùi cui, lựu đạn nổ... Trong khi người dân chỉ dùng gạch đá và một vài bom xăng chống đỡ.
Cuộc giao tranh bất phân thắng bại. Mỗi khi hai bên 'hưu chiến', bà con vẫn mang nước đến mời những người cảnh sát cơ động này uống và nói "Chúng tôi đấu tranh cho môi trường chớ không đấu với các chú".
"Sau khi dân đã bao vây được CSCĐ thì mọi người đứng ra cản không cho số người quá khích chọi đá, gạch nữa. Lúc này họ chỉ chửi, giải thích... và mời nước", facebook Hiep Thanh Le tường thuật.
Trong số này, có rất nhiều cảnh sát là người địa phương, chính bản thân và gia đình họ đang ngày đêm hứng chịu cảnh bụi than, xỉ mù mịt ô nhiễm đến mức đổ bệnh.
Khi CA tháo chạy
Tối ngày 15/4/2015, giao tranh tiếp tục bùng phát dữ dội khi CA bắt đi hàng chục người biểu tình. Video ghi lại vụ việc cho thấy bom xăng và lựu đạn nổ khiến cả đoạn đường như bị bùng cháy.
Một tờ báo nhà nước cáo buộc người dân đã xông vào cướp phá khách sạn Vĩnh Hảo và thiêu rụi cả 3 chiếc xe ô tô. Trên thực tế, đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt.
Khách sạn Vĩnh Hảo trước đó được nhiều quan chức Bình Thuận thuê để ăn ngủ và làm 'tổng hành dinh' khi vụ biểu tình diễn ra. Vì nằm gần khu vực giao tranh, nên khi bắt người, phía CA đã mang nhốt họ vào trong khách sạn.
Người dân lập tức kéo đến vây hãm đòi thả người, khách sạn Vĩnh Hảo vô tình trở thành nơi giao chiến giữa hai bên.
Trước áp lực dữ dội của nhân dân, cảnh sát cơ động sau đó đã buộc phải thả người và tháo chạy khỏi hiện trường, bỏ mặc các quan chức Bình Thuận ở lại.
Sự thật là người dân không hề động chạm đến các quan chức bị kẹt lại, khách sạn chỉ bị vỡ cửa kính và 3 chiếc xe bị móp trong lúc giao tranh. Hoàn toàn không có chuyện người dân cướp phá khách sạn tan tành, hay thiêu trụi xe như một số tờ báo đã loan tin láo lếu.
Cửa kính khách sạn bị vỡ, xe bị móp có thể là do bị 'lạc đạn' khi một số người dân ném đá. Tuy nhiên, khả năng cao hơn là do chính những cảnh sát cơ động này tự gây ra. Có thể vì họ tức giận vì mệt mỏi sau 2 ngày bị các quan chức CS bắt phải đưa đầu 'chịu trận'. Hoặc cũng có thể là hiện trường giả để vu cáo người dân 'bạo loạn' không chừng.
Đến 12 giờ đêm, sau khi đã tổng tiến công và 'tái chiếm' được quốc lộ 1A, người dân bắt đầu rút lui về nhà để nghỉ ngơi. Quốc lộ 1A trở nên thông thoáng.
Sáng ngày 16/4, người dân ngưng biểu tình sau khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 ngưng thải khói than, xỉ độc hại ra môi trường. Có tin nói rằng phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã phải đích thân vào Bình Thuận để chỉ đạo khẩn cấp hòng xoa dịu nhân dân.
Cuộc biểu tình kéo dài 2 ngày 2 đêm của người dân Tuy Phong, Bình Thuận đạt được những thắng lợi chưa từng có. Đây cũng chính là một mồi lửa báo hiệu sự suy vong của chế độ độc tài vốn chỉ xem quyền lợi nhân dân như cỏ rác.
Đối với các quan chức cộng sản, sự tháo chạy của lực lượng CA chính là lời cảnh tỉnh rõ rệt nhất. Còn đối với lực lượng CA, quay trở về với nhân dân cũng chính là con đường duy nhất.
Hãy biết thức tỉnh, vì một khi biến chuyển xảy ra, Hoàng Trung Hải có thể chạy sang Tàu - 'tổ quốc' của hắn, còn lực lượng CA và các quan chức cộng sản biết chạy đi đâu?
Hoàng Trần
 



Đánh giá cái nhà nước Việt Nam (phần 1)



Thứ Tư, ngày 22.04.2015    

Có bao nhiêu loại nhà nước tại Việt Nam, và những loại nhà nước này mục đích để làm gì? Mời quý thính giả theo dõi chuyên mục Con Người Việt Nam để nghe Nguyên Hồng trình bày các loại nhà nước ăn hại đái nát hiện nay. Vâng, với hệ thống AudioNow, chỉ cần bấm số 1 (832)999-1124 quý thính giả có thể nghe đài ĐLSN qua điện thoại bất cứ lúc nào với giá của một cuộc gọi thông thường. Chúng tôi xin lập lại 1(832)999-1124
Tháng tư lại đến. Đã 40 năm rồi kể từ khi đất nước thống nhất, dân tộc Việt Nam có một hệ thống chính trị và nhà nước ra sao? Dĩ nhiên mỗi người trong chúng ta có cái nhìn khác nhau. Tuy nhiên, một sự đánh giá khá trung thực về hệ thống chính trị của Việt Nam được mô tả rất chính xác trong quyển sách Phiên Bản Tình Yêu của tác giả Vũ Biện Điền, hiện sống tại Việt Nam. Phiên Bản Tình Yêu là một quyển truyện rất đáng đọc bởi nó nói lên được tình yêu của trai gái thời trước 1975 và sau 1975. Nhưng trong cái tình yêu trái gái đó, tác phẩm đã đưa ra một tình yêu dành cho đất nước Việt Nam, đây có lẽ là điểm chính mà tác giả muốn nhắm vào, mà chỉ có những người còn quan tâm đến đất nước mới rơi nước mắt trước một tập đoàn kinh tế đỏ tàn phá đất nước vì những lý tưởng không bao giờ đạt đến. Và dĩ nhiên như tất cả các tác phẩm có giá trị về mặt văn học và xã hội, quyển sách chỉ được xuất bản ngoài VN.
Xin phép tác giả và nhà xuất bản Tiếng Quê Hương để trích một phần trong quyển sách -- cho phần phát thanh tuần này và tuần sau.
"Sau ngày hai miền Nam - Bắc thống nhất, các đài quốc tế thường đưa tin VN treo bảng hiệu dân chủ cộng hòa, thực chất chỉ có một đảng độc quyền lãnh đạo với nhiều nhà nước quản lý. Những loại nhà nước này đều là ngụy quyền vì chưa bao giờ thật sự được nhân dân bầu ra, chỉ là con đẻ của bịp bợm, của thủ đoạn, của ma giáo tiếm vị và dùng bạo lực trấn áp buộc nhân dân phải lặng tiếng, cúi đầu tuân phục.
Trong số đó, đáng kể hơn cả là nhà nước Đảng, còn gọi là nhà nước Quỷ hoặc Siêu Chính Phủ, biến hóa như một bóng ma khổng lồ tác nghiệp lên các nhà nước khác. Ở trung ương, đứng đầu có tổng bí thư, nội các cơ mật là bộ chính trị. Ở địa phương, đứng đầu có bí thư tỉnh uỷ, nội các cơ mật là ban thường vụ. Với bản tính siêu ký sinh, nhà nước Đảng từ buổi sơ khai đã khín vô số của tiền và máu xương nhân dân, nhưng chưa bao giờ thừa nhận ăn ké. Xuất thân hèn hạ, tiên thiên kém phẩm chất, nó không làm được một cái gì, nhưng tiêu xài vô tội vạ, đôi khi còn cắt xén tổ quốc làm vật đổi chác khí tài, hoặc làm quà tặng thượng quốc để yên bề chư hầu, tọa hưởng vinh thân phì gia. Nó là đầu mối mọi nhũng nhiễu, tại họa, tội ác nhưng rất có tài bẻm mép phủi tay.
Tiếp theo là nhà nước Hành Chánh, còn gọi là nhà nước Hành Dân vì bộ nào của nhà nước này cũng có chức năng làm dân khổ cực do đặc tính cửa quyền. Nó vâng lệnh đảng như một đầu sai quản lý đất đai và điều hành nô lệ cho chủ nhân, thu gom vô tội vạ tài sản từ nhân dân, sau khi trích nộp cho chủ, nó được quyền chi tiêu xả láng. Ở trung ương, đứng đầu có một chủ tịch không thực quyền, nội các cơ mật là thủ tướng và các bộ trưởng. Ở địa phương, đứng đầu có chủ tịch, nội các cơ mật là ban thường trực và các giám đốc sở. Tuy chức năng hành chánh, nhà nước này được đảng cài đặt một số công cụ lập pháp và tư pháp nằm vùng, nên hóa thành lưỡng tính như đòn xóc hai đầu, đa năng như dao bầu vừa chặt vừa chém. vừa đâm. Về quyền lợi cá nhân, một tay gác cổng cũng đủ bùa phép nặn túi nhân dân, nhưng về trách nhiệm tập thể, đến như thủ tướng, bộ trưởng và các cấp chủ tịch cũng mặc thây thiên hạ.
Thứ ba là nhà nước Quốc Hội, còn gọi là nhà nước Phường Chèo hoặc nhà nước Kỳ Nhông vì đặc tính hát ca véo von theo dàn dựng của đảng, nhanh nhạy thay vai đổi màu tùy vị trí, ở trung ương nó là lập pháp, ở tỉnh nó là hành pháp, ở tòa án nó là tư pháp. Hình thái nhà nước Quốc Hội về đến địa phương gọi là Hội Đồng Nhân Dân, đặc tính véo von là đổi màu vẫn lưu cữu. Đến nay, nhân dân đã rõ mặt là một lũ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa phóng uế vừa hạch đàn mất vệ sinh. Trong nước, nhà nước Quốc Hội cấp nào cũng là trò hề, nhưng với quốc tế nó nhấp nhem biển lận tam quyền phân lập, phát sáng dân chủ, tự do giả hiệu. Hàng năm, nhà nước này cũng mở cửa đón rước một số dân biểu các nước có truyền thống đích thực dân chủ. Và buồn cười làm sao, hai bên uốn éo hứa hẹn trao đổi kinh nghiệm lập pháp!
Thứ bốn là nhà nước Mặt Trận Tổ Quốc, còn gọi nhà nước Chịu Trận, vì là bung xung hứng đòn, phản đòn, đỡ đòn cho các nhà nước kia. Nhà nước này còn có chức năng định kỳ như một lò hộ sinh, phù phép ba lên bốn xuống mỗi mùa bầu cử, cho ra những đứa con đúng mẫu đặt hàng của đảng. Đây là thứ nhà nước có đặt tính chợ phiên ở vùng cao Tây Bắc, tới hồi vãn cuộc rất ảm đạm và bẽ bàng, thường dành chỗ cho những cán bộ yếu thế -- thương phế mà chưa đến tuổi hưu, đại diện một số đoàn thể do đảng cử người mai danh lãnh đạo, đại diện một số phe phái tôn giáo quốc doanh cò mồi. Quá trình vận động, thành tích cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc là tạo ra Mặt Trận Việt Minh trước 1954 và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước 1975, hai lá bài này khá ăn khách, nhưng tới hồi lật tẩy thì vô cùng bỉ ổi!
Còn một số nhà nước khác mà tác giả Vũ Biện Điền nói trong tác phẩm Phiên Bản Tình Yêu. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những loại nhà nước nào vào tuần tới.
Nguyên Hồng



Bình Luận-Tô vẽ chỉ thêm nhục

Image result for nguyen phu trong tham trung quoc
Thứ Tư, 22.04.2015    

Chuyến viếng thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua chứng minh rằng Trọng và Bộ Chính Trị của đảng CSVN không thể thoát khỏi quỹ đạo và sự kiểm soát chặt chẽ của đảng CSTQ. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngọc Huy với tựa đề: “Tô Vẽ Chỉ Thêm Nhục” qua giọng đọc của Song Thập để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Sau chuyến đi chầu bái Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng, Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí nhà cầm quyền CSVN với nội dung như sau: "Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy, tăng cường hữu nghị, duy trì ổn định và đà phát triển lành mạnh của quan hệ Việt-Trung với việc tăng cường trao đổi cấp cao...". Đó chỉ là những ngôn từ nói dối quen thuộc của quan chức nhà Sản từ trước tới nay. Khi được hỏi về Biển Đông thì quanh đi quẩn lại Hoàng Bình Quân cũng tiếp tục "bài ca muôn thuở" như sau: "Việt – Trung cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông". Nhưng sự thật thì sao?
Chỉ một ngày sau khi ra thông cáo chung do Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình đồng ký tên, các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy là Trung Cộng đang gấp rút bồi đắp đảo Vành Khăn ở Trường Sa, nơi cả ba nước VN, Philippines và Trung Cộng đều tuyên bố có chủ quyền.
Chưa hết, để "củng cố" thêm cái gọi là "16 vàng, 4 tốt" đó thì Hà Nội cũng chiều lòng Bắc Kinh với những thủ đoạn đê hèn đối với người được biết đến là "chống Tàu" kịch liệt.
Đầu tiên, có thể kể đến trường hợp anh Trương Văn Dũng. Nhà đấu tranh Trương Văn Dũng đã bị một nhóm công an ập vào quán cà phê bắt cóc đưa về đồn công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa – Hà Nội. Tại đây ông Dũng đã bị thẩm vấn suốt 9 tiếng đồng hồ về việc tham gia lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma vào ngày 14/3 vừa qua. Trước khi bị bắt cóc, ông Trương Văn Dũng đã 3 lần nhận giấy gọi lên đồn công an quận Hoàn Kiếm với yêu cầu là kể lại những hành vi của đám dư luận viên phá hoại buổi lễ hôm ấy. Nhưng thực chất của vụ "mời" lên đồn này là để thẩm vấn việc ông Dũng sang Philippines tham dự cuộc hội thảo RightsCon về quyền tự do ngôn luận vào cuối tháng qua.
Cùng trong lúc Trọng lú đang ba hoa ở Tàu thì trong tù CSVN, một trong những tù nhân chống Tàu nổi tiếng là Bùi Thị Minh Hằng bị cấm thăm nuôi! Điều này chẳng có gì ngạc nhiên vì Bùi Minh Hằng là người nổi tiếng chống Tàu, còn Trọng "lú" thì đang quỳ mọp gối dưới chân họ Tập ở Bắc Kinh.
Như vậy là chúng ta thấy Trọng "lú" đã đi Tàu để nhận lệnh trước khi đi Mỹ. Và cái mà Trọng và bày đoàn CSVN đã làm tại Tàu vẫn là những thứ lừa dối dân tộc, phản dân, hại nước. Những điều xảy ra trong nước đã chứng minh thực tế phũ phàng đó.
Cùng thời điểm đó, giới phân tích chính trị tại Việt Nam đang xôn xao bàn tán về những văn bản ký kết giữa Bắc Kinh và nhà cầm quyền Hà Nội trong chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình. Chuyến đi của Trọng một lần nữa truyền đi thông điệp Hà Nội vẫn thuộc quỹ đạo của Bắc Kinh. Được biết trong hàng loạt văn bản ký kết có cả việc biến Hải Phòng thành một trung điểm chuyển hàng hóa trên cái gọi là "con đường tơ lụa" trên biển của Trung Cộng. Trong khi đó vào ngày hôm qua hàng loạt các báo Việt Nam đưa tin, nhà cầm quyền Hà Nội cùng Bắc Kinh trưng ra hàng loạt bài báo về tình hữu nghị thắm thiết giữa hai nước theo phương châm "16 vàng 4 tốt".
Thậm chí, Tân Hoa Xã, cái loa tuyên truyền của Trung Cộng, cũng có bài bình luận mỉa mai những ai muốn gây bất hòa trong mối ngoại giao Việt – Hoa, đặc biệt là ám chỉ đến lời mời Nguyễn Phú Trọng sang thăm nước Mỹ sắp tới đây. Tân Hoa Xã nói rằng, chỉ có những người ngây thơ mới nghĩ rằng hai nước cộng sản Việt – Hoa sẽ bị tan vỡ vì các tranh chấp ở Biển Đông.
Và giai điệu muôn thuở của sự lừa bịp đó vẫn được lãnh đạo CSVN lập đi lập lại mà không hề biết ngượng ngập. Những điều mà Hoàng Bình Quân hay Trọng lú tuyên bố 100% là láo khoét. Chúng chỉ cố gắng tô vẽ cho bản mặt bán nước của chúng thêm son phấn để đỡ trơ mặt cùng người dân. Nhưng tô vẽ gì nữa đây Trọng lú? Tô vẽ gì nữa đây đảng CSVN? Các người có thấy cựu đảng viên Đặng Xương Hùng, cựu đại sứ CSVN tại Thụy Sĩ đã bỏ đảng nói với các người điều gì không? Chẳng lẽ các người không còn biết nhục với tổ tiên và non sông Việt Nam? Có lẽ các người đã mất hết những điều đó rồi. Trong mỗi con người cộng sản chỉ còn khái niệm tô vẽ cho mình những điều vô nghĩa. Nhưng tô vẽ nhiều thì nhục càng nhục thêm mà thôi bởi vì "giấy chẳng thể gói lửa" và bán nước, hại dân sớm muộn cũng phải chịu tội xú danh muôn thuở!
Ngọc Huy
22/04/2015