Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

22.11.14

Báo chí Việt Nam 'tuyệt vọng câu khách'?

Báo chí Việt Nam hiện đang không thoát khỏi guồng quay số hóa, điện tử hóa nhưng dường như đang loay hoay giữa ngã ba đường và xu hướng thấy rõ nhất là lá cải hóa.

Chưa có một tờ báo mạng nào được xem là chuyên nghiệp, thông tin chuẩn xác, đáng tin cậy. Nói như một nhà bình luận trong nước, cả làng báo (mạng) là “một vườn cải xum xuê”.

Sụt giảm

Theo Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam, tính đến ngày 26/12/2013, toàn quốc có 838 cơ quan báo in với 1.111 ấn phẩm, 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.
Vài năm trở lại đây, những báo có số phát hành hàng đầu như Tuổi trẻ, Thanh niên, Công an TPHCM, Phụ nữ… cũng sụt giảm lượng phát hành ở mức rất đáng kể.

Phó tổng biên tập của một tờ báo vừa kể tiết lộ, lượng phát hành của tờ báo đã giảm tới 1/3 chỉ trong vòng hai năm, còn khoảng 200 ngàn bản/kỳ.

Số phát hành của tờ báo thường được giữ bí mật và con số công khai thường lớn hơn nhiều so với thực tế, một cách để duy trì quảng cáo.

Tại Việt Nam, cho dù có tới 800 tờ báo in, nhưng số tờ báo bán được (bán trên sạp báo và đặt báo dài hạn) cũng chỉ tính trên con số 10.

Thời gian vừa qua, hầu hết những “phóng viên”, “nhà báo” bị bắt với cáo buộc tống tiền các doanh nghiệp đến từ nhóm báo này. Một cách khác để tồn tại là “đánh thuê” theo đơn đặt hàng dưới cái gọi là “hợp đồng truyền thông”, tức là được trả tiền để viết “đánh” ai đó.

Tuy những tờ báo này ít được xã hội biết đến nhưng cứ có bài được dán mác “chống tiêu cực” là cũng đủ để ai đó gặp rắc rối.

Tuy nhiên, cách tồn tại này ngày càng tỏ ra mong manh, nhất là trước hiện tượng báo mạng, trang tin điện tử trăm hoa đua nở và chuyện “được/bị lên báo” nay trở thành “thường ngày ở huyện”.

Sự phát triển của internet, của các thiết bị đọc điện tử dẫn đến việc đọc tin tức trên mạng trở nên phổ biến.
Tính tới tháng 11/2012, có khoảng 31,3 triệu người dùng Internet ở Việt Nam (chiếm gần hơn 35 % dân số cả nước, theo Trung tâm Internet Việt Nam. Hầu hết người dùng Internet đều ở tuổi từ 20-40.

Có người nói tại Việt Nam hiện nay, mạng xã hội là nguồn tin chính. Thực ra đây cũng chỉ là phỏng đoán. Chưa có nghiên cứu thực sự nào chứng minh điều này.

Nhưng xu hướng lá cải hóa nền báo chí là điều nhiều người thấy rõ.

Sự phát triển của internet, của các thiết bị đọc điện tử dẫn đến việc đọc tin tức trên mạng trở nên phổ biến
Để hiểu thêm về xu hướng của báo chí Việt Nam, cần thiết phải nhìn vào nguồn tài chính để các tòa báo tồn tại.

Trong khi báo in sụt giảm và nhiều tờ báo đang chuyển qua hình thức kỹ thuật số, tại thị trường Việt Nam, quảng cáo trên truyền hình vẫn chiếm đa số.

Theo một thống kê, năm 2012, doanh thu quảng cáo toàn thị trường đạt 20.400 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011.

Trong đó, truyền hình chiếm 18.246 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2011; quảng cáo trên báo in và tạp chí giảm khoảng 8%, đạt 2.151 tỷ đồng và phát thanh giảm gần 20%, với chưa đầy 25 tỷ đồng.

Tính theo tỷ lệ, quảng cáo trên báo in chiếm khoảng 8%, truyền hình 78%, internet 9% và quảng cáo ngoài trời chiếm 4%. Tuy nhiên, năm ngoái doanh thu quảng cáo trên báo đã giảm 1,3% trong khi các phương tiện truyền thông khác giữ con số tốt hơn nhiều.

Điều này khiến nhiều tờ báo phải đấu tranh để tồn tại bởi việc sụt giảm doanh thu.

Cuộc chiến “câu view”

Để tồn tại, các tờ báo điện tử Việt Nam buộc phải bước vào cuộc chiến “câu view” (tăng lượt xem) bằng gần như mọi giá. Các đề tài liên quan đến sex, giật gân, người giàu có, người đẹp, các nhân vật giải trí của giới bình dân (chiếm đa số)… được khai thác triệt để…

Có thể nói, trong cuộc chiến tranh giành miếng bánh nhỏ bé của thị trường quảng cáo online chưa thực sự lớn mạnh, nhiều báo mạng lao vào tranh đua bằng chiêu bài lá cải một cách tuyệt vọng.

Những từ khóa gây sốc, cho dù hầu hết vi phạm những quy tắc của báo chí đứng đắn về tính khách quan, trung dung của người làm báo, được tận dụng tối đa nhằm thu hút lượt đọc.

“Kinh hoàng”, “nghẹn lòng”, “đắng lòng”, “hé lộ”, “bóc mẽ”, “gây sốc”, “bất ngờ”… là những động từ, tính từ chủ quan của tờ báo được tận dụng tối đa trên các hàng tít.

Báo mạng cũng là giới “sáng tạo” ra những khái niệm mới và khiến chúng phổ biến: “giàu như đại gia” (cho dù không biết đại gia này có bao nhiêu tiền, nhà to thế nào), “đẹp như hotgirl” (?).

Nhiều tờ báo, thậm chí sẵn sàng đưa lên những câu chuyện gần như không có tính báo chí, chỉ miễn có người kích chuột vào là được.

Nhiều tờ báo, thậm chí sẵn sàng đưa lên những câu chuyện gần như không có tính báo chí, chỉ miễn có người kích chuột vào là được. Một tờ báo mạng hồi đầu năm khai thác chuyện một cô gái không nhịn được đã “ị đùn” trên xe khách đường dài.

Bài báo “bốc mùi” này tuy sau bị phê phán, nhưng đối với những người làm báo, đó có thể xem là “thành công” bởi “câu được view”.

Người ta giờ đây cũng sẵn sàng đưa lên đủ loại tin đồn chưa được kiểm chứng, thậm chí dùng những thứ được tung lên mạng xã hội, không qua thẩm định và tác nghiệp của phóng viên, miễn là thu hút trí tò mò.

Các tờ báo mạng đều na ná giống nhau ở đề tài, ngôn ngữ. Có một điểm chung là họ đều nhắm đến những từ khóa “sốc, sex” mà họ cho là thu hút độc giả để đưa lên tít.

Ngôn ngữ của báo mạng dần giống như truyện kiếm hiệp Kim Dung với “đuổi giết” thành “truy sát”, “cô gái”, “người đàn bà” nay thành “thiếu nữ”, “thiếu phụ”, “góa phụ”, con nhà giàu có giờ trở thành “thiếu gia”, “tiểu thư”, thậm chí nhiều báo còn dùng “nữ tiểu thư” (chắc để phân biệt với “nam tiểu thư”?).

Ngoài “cưỡng dâm”, giờ đây người ta còn viết “cưỡng hôn”, ý nói hôn người khác mà không được cho phép.

Trong cuộc đua câu view, nhiều thứ chuẩn mực đã bị xem nhẹ.

Thậm chí, nhiều việc rất nghiêm túc cũng bị “cuộc chiến câu view” làm cho trở thành nhảm nhí.

Đưa tin về thủ tướng Yingluck Shinawatra, thay vì tập trung nội dung chính trị, một số tờ báo mạng chỉ nhìn vào dung mạo và trang phục của bà kiểu “Ngắm thủ tướng Thái Lan xinh đẹp, quyến rũ”. Nhưng những bài như vậy, lại ăn khách.

Xu hướng này diễn ra trên ấn bản điện tử của cả những tờ báo xưa nay được xem là nghiêm túc, chuyên nghiệp như Tuổi trẻ, Thanh niên hay Pháp luật TPHCM.

Không phải không có những nỗ lực làm báo điện tử nghiêm túc, chuyên nghiệp như VietnamNet từng là một ví dụ.

Tuy nhiên, do vòng quay của xã hội, của thị hiếu bình dân, tờ báo này thay vì nghiêm túc như buổi đầu, nay cũng dùng đủ trò câu khách lá cải để thu hút độc giả trẻ, những người dường như thích tin tức giật gân, thỏa mãn trí tò mò hơn là tìm những thông tin bổ ích, giúp tiến bộ.

Phải chăng xã hội nào thì báo chí đó? Với những gì đang diễn ra trên mặt báo, có thể có những liên tưởng về người đọc Việt Nam ngày nay, họ là ai.

Ở bất cứ quốc gia nào cũng có người thích tin tức lá cải và những tờ báo lá cải. Khác với Việt Nam ở chỗ: ngoài báo lá cải, còn có nhiều tờ báo đàng hoàng, nghiêm túc.

Chắc chắn ở Việt Nam vẫn có một bộ phận độc giả có trình độ cần những thông tin nghiêm túc, có ích, những tờ báo mạng chuyên nghiệp và đây cũng là đòi hỏi của một xã hội tiến bộ.

Nhưng chưa xuất hiện những tờ báo như thế ở quốc gia 90 triệu dân này.

Nguyễn Anh Minh
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Anh Minh từ Sài Gòn, Việt Nam.




Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc Lãnh sự quán Hoa Kỳ thúc đẩy chương trình Chúng Tôi Muốn Biết


Chiều ngày 21.11.2014 tại Sài Gòn, các thành viên MLBVN gồm blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Mẹ Nấm và facebooker Dương Lâm đã có buổi gặp gỡ với đại diện LSQ Mỹ ông Charles Sellers - trưởng phòng chính trị, ông Garrett Harkins, bà Betsy Allens để tiếp tục chiến dịch CTMB (We Want To Know).

Đây là một trong những nỗ lực tiếp theo của MLBVN để thúc đẩy chiến dịch CTMB sau khi văn phòng Quốc hội, ban Dân nguyện tại HN và văn phòng Quốc Hội phía Nam vào ngày 15/10/2014 đã từ chối nhận bản Yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô 1990.

Đại diện MLBVN trình bày mục tiêu của chiến dịch là bày tỏ quyền được biết và yêu cầu sự minh bạch trong các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên thay vì trả lời công dân thì cơ quan chức năng đã sử dụng bạo lực và đóng cửa văn phòng Quốc hội phía Nam.

MLBVN cũng bày tỏ rằng bên cạnh những nỗ lực tranh đấu của người Việt Nam là chính, sự hỗ trợ quốc tế - đặc biệt là từ phía chính phủ các nước - cũng rất cần thiết. Nhân dịp này, các đại diện MLBVN cũng đã chia sẻ với các đại diện của Lãnh sự quán Hoa Kỳ về việc nghiên cứu cách thức trao yêu cầu cho Quốc hội Việt Nam qua con đường ngoại giao.

Các thành viên của MLBVN trao bản yêu cầu 
bạch hoá Mật nghị Thành Đô để LSQ tham khảo

Đại diện LSQ, ông Charles chia sẻ rằng việc quan tâm và ủng hộ việc thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền bằng các hình thức ôn hòa như bày tỏ quyền tự do ngôn luận, quyền được biết nằm trong những mối quan tâm của Mỹ. Phía Sứ quán hy vọng những nỗ lực thúc đẩy sự cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ sớm có những kết quả tốt đẹp.

Bên cạnh đó, ba đại diện Lãnh sự quán cũng bày tỏ sự quan tâm tới tình trạng an toàn của các nhà hoạt động sau khi nghe các thành viên MLBVN trình bày về những cách thức khác nhau đã được sử dụng để đàn áp người dân tại Việt Nam, tình trạng bị trấn áp của những người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, cũng như toàn bộ câu chuyện bị đối xử bạo lực của blogger Nguyễn Hoàng Vi.

Phó thủ tướng Đức gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam


Hôm qua, ngày 21/11/2014, ông Sigmar Gabriel, Phó thủ tướng Đức – Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng - Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã có buổi gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam bên lề Hội nghị Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 14 của Doanh nghiệp Đức (APK) tại Sài Gòn.

Tham gia buổi tiếp xúc này còn có bà Brigitte Zypries, Quốc Vụ khanh Bộ Kinh tế và Năng lượng, ông Stephan Steinlein, Thư ký nhà nước Bộ Ngoại giao liên bang, bà Tabea Roessner cùng các viên chức ngoại giao của Đức.

Phía Việt Nam có blogger Mẹ Nấm, doanh nhân Lê Quốc Quyết (em trai luật sư Lê Quốc Quân), Nguyễn Trí Dũng (con trai blogger Điếu Cày), anh Phạm Bá Hải, blogger Huỳnh Thục Vy và em trai Huỳnh Trọng Hiếu.

Chia sẻ trong buổi gặp gỡ, Phó thủ tướng Sigmar Gabriel cho biết cải thiện nhân quyền bên cạnh việc phát triển kinh tế là một trong những điều kiện khuyến khích sự tăng trưởng của một quốc gia.

Ông cũng bày tỏ mối quan tâm khi blogger Mẹ Nấm trình bày việc bị sách nhiễu, bị bắt giam chỉ vì bày tỏ quan điểm trên Internet.

Làm thế nào để người dân có thể bớt sợ hãi từ những việc bình thường mà lên tiếng bày tỏ thái độ, đặc biệt là giới doanh nhân có thể quan tâm và ủng hộ việc cải thiện nhân quyền là những việc nên làm để thay đổi xã hội.

Đối với các trường hợp tù nhân bị bắt giữ mà không được đi chữa trị cụ thể như chị Mai Thị Dung, cũng đã được nêu ra trong bàn nghị trình hợp tác phát triển kinh tế - thúc đẩy nhân quyền lần này với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước những báo cáo khác nhau về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam được công bố với thế giới blogger Mẹ Nấm đã nói thêm rằng: khi muốn công bố hình ảnh một quốc gia tươi đẹp, hạnh phúc với mức tăng trưởng kinh tế ổn định, Việt Nam đã khéo léo che giấu đi các góc khuất về tình trạng vi phạm quyền con người, và vì lý do, hôm nay các nhà hoạt động ngồi đây sẽ đưa ra một ví dụ sống động khác để mọi người có thể so sánh thực tế. Chúng tôi luôn bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà, và những người đi đầu luôn bị đối xử thô bạo hòng trấn áp răn đe người khác. 


Việc tổ chức những buổi gặp gỡ lắng nghe như hôm nay, là một hình thức hữu hiệu mà các nước trên thế giới có thể chứng tỏ cho Việt Nam thấy rằng chúng tôi – các quốc gia tiến bộ - quan tâm thực sự đến sự thúc đẩy và phát triển nhân quyền bên cạnh quyền lợi kinh tế. 

Đồng thời cũng là một bước công nhận những nỗ lực của các nhà hoạt động nhân quyền.

Buổi gặp gỡ kết thúc tốt đẹp với lời nhắn từ ngài Phó thủ tướng Sigmar Gabriel rằng: “Nên tiếp tục sử dụng mạng truyền thông xã hội để đem lại sự thay đổi tốt đẹp mà các bạn muốn thấy”

21.11.14

Thiếu tá công an phanh ngực, rút súng dọa đoàn liên ngành

Báo cáo của Hạt Kiểm lâm, văn bản của UBND huyện đề nghị Công an huyện tịch thu khẩu súng.

Báo cáo của Hạt Kiểm lâm, văn bản của UBND huyện đề nghị Công an huyện tịch thu khẩu súng

Khi tổ liên ngành tiến hành khám xét nhà, ông Quang - Đội trưởng Đội CSĐT phanh áo ngực hăm dọa và thác thức các thành viên trong tổ.

Tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk, ngày 21/11 cho biết công an tỉnh đã đình chỉ công tác đối với thiếu tá Võ Ngọc Quang, Đội trưởng Đội CSĐT Công an huyện Cư Kuin, để điều tra làm rõ hành vi dùng súng đe dọa tổ kiểm tra liên ngành.
Bên cạnh đó, huyện Cư Kuin cho biết, sau 2 tuần ban hành, các quyết định của Chủ tịch UBND huyện về việc khám xét hành chính nhà riêng ông Quang vẫn chưa thực hiện được do bị ông Quang cản trở.
Trước đó, nhận được đơn tố cáo của ông Trần Minh Lợi (ngụ xã Ea B'hốk, huyện Cư Kuin) về việc trong nhà ông Quang có cất giấu 10 m3 gỗ hương (nhóm IIA) và nhà của ông Phạm Thanh Tùng (bố vợ ông Quang) có cất giấu 13 hộp gỗ pơmu (nhóm IIA) tất cả đều không có nguồn gốc hợp pháp, Hạt kiểm lâm huyện Krông Ana (quản lý cả địa bàn huyện Cư Kuin - PV) đã đề nghị cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra.

Trong cuộc họp ngày 13/11, tổ kiểm tra liên ngành huyện Cư Kuin, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Ana đã mời ông Quang tham dự để thông báo về việc sẽ khám xét.
Ngày 7/11, Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin đã ra 2 quyết định khám xét nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính tại nơi cư trú của ông Quang và ông Tùng.
Tại cuộc họp, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Quang đề nghị tổ công tác cử từng thành viên vào nhà khám xét chứ không vào cả tổ.
Theo báo cáo của tổ kiểm tra: "Ông Quang tỏ thái độ hung hăng, không tôn trọng, phanh ngực áo (sắc phục cảnh sát), hăm dọa các thành viên trong tổ. Ông Quang liên tục có thái độ, cử chỉ, lời nói, hành vi côn đồ thách thức các thành viên tổ. Ông Quang nói “Trong nhà tôi có 200 lít xăng nếu cần thiết tôi sẽ cho đốt cả nhà".
“Ngay sau đó, ông Quang rút súng ngắn ra đòi bắn các thành viên trong tổ ngay tại phòng họp và chĩa súng lên trần nhà đòi bắn, gây cảnh hỗn loạn ngay tại UBND huyện Cư Kuin"- báo cáo của tổ kiểm tra liên ngành nêu rõ.
Liên quan đến sự việc trên, ông Nguyễn Năng Chung - Chủ tịch UBND huyện - cho biết, đã báo cáo sự việc và đề nghị các cấp thẩm quyền xem xét, xử lý hành vi cản trở tổ công tác thực thi công vụ của Thiếu tá Nguyễn Ngọc Quang.
UBND huyện cũng đã có văn bản đề nghị Công an huyện tịch thu khẩu súng ông Quang đã sử dụng sáng 13/11, đồng thời tăng cường quản lý cán bộ, quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong lực lượng Công an huyện để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Nguồn: Tổng hợp




Hai máy bay Việt Nam suýt đâm nhau

Cục Hàng không đang họp với Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng để làm rõ sự cố 2 máy bay dân dụng và quân sự suýt đụng nhau

Ngày 29/10, hai máy bay (một dân sự, một quân sự) suýt đụng nhau trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ngày 19/11, ông Đỗ Quang Việt, Cục phó Cục Hàng không VN cho biết đã nhận được báo cáo ban đầu của Tổng công ty Quản lý bay VN (VATM) về sự cố này. Ông cũng cho biết, dự kiến ngày 21/11, Cục sẽ có cuộc họp với đại diện phía không quân để phân tích, làm rõ những nguyên nhân xảy ra sự cố này.
Theo báo cáo của VATM, thì sự cố đã xảy ra khi chuyến bay HVN 1376, máy bay Airbus A321 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) khởi hành từ TP.HCM đi Huế, sau khi cất cánh tổ lái phát hiện có máy bay cắt ngang độ cao 1.000ft (304,8m) gây uy hiếp an toàn bay.
Cụ thể, lúc 11h41, máy bay Airbus A321 mang số hiệu HVN 1376 đang ở vị trí chờ đường cất hạ cánh 25L nhận được huấn lệnh cắt qua đường cất hạ cánh 25L lên đường cất hạ cánh 25R.
Khi kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho chuyến bay HVN 1376 được phép cất cánh ở đường cất hạ cánh 25R thì 9 giây sau đó, chỉ huy bay quân sự cũng cấp huấn lệnh cho máy bay trực thăng Mi 172/423 cất cánh.
Theo đại diện VNA, khi máy bay HVN 1376 đang ở độ cao 500ft (khoảng 152m) thì tổ lái quan sát thấy một máy bay trực thăng cắt ngang phía trước, theo nhận định của tổ lái lúc này hai máy bay cách nhau khoảng 200ft (khoảng 60m).
Sự cố điều hành bay gần đây nhất xảy ra tại Đà Nẵng, KSVKL đã phát đi huấn lệnh sai khiến máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific suýt va chạm trên đường băng
Sự cố điều hành bay gần đây nhất xảy ra tại Đà Nẵng, KSVKL đã phát đi huấn lệnh sai khiến máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific suýt va chạm trên đường băng
Còn theo đánh giá của VATM, thời điểm chỉ huy bay quân sự cho máy bay Mi 172/423 cất cánh thì vị trí của HVN 1376 ở điểm chờ đường cất hạ cánh 25R và đã nhận được huấn lệnh cất cánh.
Theo đánh giá ban đầu của lãnh đạo Cục, thì kiểm soát viên không lưu quân sự đã không thực hiện đúng quy trình an toàn, không phối hợp hiệp đồng đúng theo quy trình.
“Nếu muốn để máy bay cắt ngang đường cất hạ cánh, phía quân sự phải thông báo trước với phía kiểm soát viên dân sự rồi mới được thực hiện. Trong trường hợp này phía quân sự đã không báo trước cho kiểm soát viên không lưu dân sự nên đã để xảy ra sự cố trên” - ông Việt nhấn mạnh.
Đây cũng không phải lần đầu, xảy ra những sự cố hai máy bay suýt va chạm nhau do kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh bay nhầm.
Ngày 23/7, chuyến bay BL522 của hãng hàng không Jestar khi chuẩn bị hạ cánh, tổ bay không liên lạc được với đài chỉ huy tại Cảng hàng không Vinh nên phải bay vòng trên bầu trời. Lúc 22h30 phút, máy bay liên lạc với Đài kiểm soát không lưu Vinh, kiểm soát viên cấp huấn lệnh tiếp cận, tổ lái báo nhận.
Tuy nhiên, đến 22h40 phút, tổ lái gọi Đài kiểm soát nhiều lần trên tần số điều hành và tần số khẩn nguy nhưng không thấy trả lời. 4 phút sau, khi Đài kiểm soát thiết lập lại liên lạc với máy bay trên tần số điều hành, tổ lái báo đang thực hiện bay lại vòng 2.
Nguyên nhân sự cố theo xác định của Cục Hàng không VN, có sự lúng túng trong sử dụng thiết bị nghe nói của kiểm soát viên không lưu.
Hi hữu hơn là vụ việc hôm 27/6, khi kiểm soát viên thực tập Trương Nguyễn Quỳnh Anh đã cấp huấn lệnh bay sai tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Kiểm soát viên này đã không quan sát đường cất hạ cánh, cấp huấn lệnh bay cho máy bay VN-A198 của Jestar Pacific khi máy bay VN-A356 của Vietnam Airlines chưa thoát ly khỏi đường cất hạ cánh.
Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Hàng không VN, dù chưa gây hậu quả, nhưng đây là vụ việc uy hiếp an toàn bay nghiêm trọng, do lỗi vi phạm mang tính hệ thống: bố trí nhân viên thực tập chưa có giấy phép, năng lực chuyên môn điều hành hoạt động bay chính.
Trước đó vào ngày 17/1/2012, một kiểm soát viên trực chính công tác tại đài kiểm soát tiếp cận đường dài Hồ Chí Minh (ACC HCM, thuộc Công ty Quản lý bay miền Nam) cũng bị tước giấy phép hành nghề ba tháng và phạt hành chính 7 triệu đồng do ra huấn lệnh sai, gây gổ, đánh nhau với người đang thi hành công vụ (đánh kíp trưởng).
Vụ xô xát này diễn ra khiến việc điều hành bay tại phân khu bị gián đoạn ít phút.. Trước khi nhận quyết định tước giấy phép, kiểm soát viên này đã bị tạm đình chỉ vì ra huấn lệnh sai.
Tháng 12/2011, chuyến bay VN1184 của Vietnam Airlines và BL511 của Jetstar Pacific đang bay ngược chiều đã suýt đụng độ trên vùng trời Buôn Ma Thuột. Nguyên nhân là do KSVKL không đánh giá đầy đủ xu hướng hội tụ của máy bay nên hướng dẫn cho 2 máy bay cùng bay một độ cao.
Kiểm soát viên không lưu: Tuyển toàn con ông cháu cha
Mới đây, ông Đinh Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã chỉ rõ, nguồn nhân lực khối không lưu có tỷ lệ tay nghề trung bình và yếu chiếm khoảng 40%.
Chính ông thừa nhận: “VATM thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ cao ở các lĩnh vực trọng yếu như tổ chức vùng trời, phân tích đánh giá và vạch ra kế hoạch phát triển hệ thống. Đội ngũ nhân viên ở một số cơ quan có sức ỳ lớn. Trình độ năng lực, kinh nghiệm của KSVKL, còn hạn chế chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng hoạt động bay và tốc độ thay đổi công nghệ, kỹ thuật.
Nguyên nhân do một thời gian dài chi phí đầu tư cho đào tạo, huấn luyện nhân lực chưa được bố trí hợp lý, tỷ lệ dưới 1% chi phí đầu tư chung, trong khi đó, đối với ngành quản lý bay thì tỷ lệ đầu tư cho con người phải ở mức 10-15%”.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến đội ngũ nhân viên điều hành bay hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu là do chất lượng tuyển dụng đầu vào thấp.
Thế nhưng, tại buổi làm việc về nâng cao năng lực, an toàn chất lượng và dịch vụ bảo đảm an toàn bay mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ rõ thực trạng và nguyên nhân: “Sở dĩ nguồn nhân lực của Hàng không Việt Nam chất lượng kém là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay… nhận vào toàn con cháu nên không nói được. Thi tuyển phải công khai, minh bạch”.”
Nguồn: Tổng hợp







Cựu Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền bị yêu cầu trả lại nhà đất

KGUYa1-305.jpg
Khu biệt thự vĩ đại của ông Trần Văn Truyền ở Bến Tre.
Hôm nay 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng đã yêu cầu cựu Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam, trả lại nhà đất.
Quyết định này được đưa ra sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác minh 6 căn nhà do ông Trần Văn Truyền và gia đình đứng tên đã có thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền.
Theo thông cáo báo chí, trong thời gian đương nhiệm, ông Truyền đã có nhiều khuyết điểm và vi phạm: thiếu cân nhắc, gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động đề nghị các cơ quan chức năng để xử lý nhiều trường hợp về nhà đất có lợi cho gia đình và bản thân; ông Truyền thiếu trung thực, vi phạm những điều mà đảng viên không được làm.
Việc làm của ông Truyền gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và tổ chức Đảng.
Ông Truyền bị yêu cầu kiểm điểm, thu hồi nhà đất.
Nguồn: Tổng hợp

Chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” có hợp lý?

20141119172138-anh00-622.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19/11/2014.
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?

Câu hỏi?

Tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu lãnh hải của Việt Nam vẫn đang chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Phía Trung Quốc không ngừng áp dụng chính sách gặm nhấm dần dần để nâng cấp và hoàn thiện khả năng quân sự tiến tới độc chiến Biển Đông.
Đánh giá về tình hình Biển Đông và thái độ của Trung Quốc hiện nay, Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho rằng tình hình Biển Đông, để càng lâu càng khó và khó ở đây dĩ nhiên là khó cho Việt Nam. Theo ông vấn đề thời gian đang là kẻ thù của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nhận định:
Tình trạng hiện thời đã là khó lắm rồi. Khó là vì thái độ của Trung Quốc ngày càng thêm cứng rắn về các yêu sách chủ quyền ở hai quần đảo HS và TS.
-Trương Nhân Tuấn
“Sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc cho phép họ có đầy đủ phương tiện về quân sự cũng như ngoại giao, để áp đảo các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông, trong đó Việt Namđứng đầu. Và theo tôi cho rằng, tình trạng hiện thời đã là khó lắm rồi. Khó là vì thái độ của Trung Quốc ngày càng thêm cứng rắn về các yêu sách chủ quyền ở hai quần đảo HS và TS, cũng như hải phận theo đường chín đoạn chữ U. Rõ ràng Việt Namkhông có một đối sách nào hữu hiệu để đối phó với sự việc gia tăng áp lực này với Trung Quốc. Về an ninh và phòng thủ hỗ tương, Việt Nam là nước hiếm hoi trong khu vực không ký hiệp định an ninh hỗ tương với một cường quốc khác. Điều này cho thấy, nếu có đụng chạm xảy ra, Việt Nam sẽ đối phó một mình. Thời gian tới chắc chắnTrung Quốc sẽ có những bước đi chiến lược. Khi họ tuyên bố vùng nhận diện phòng không, Trung Quốc đã chiếm được ½ Biển Đông rồi. Biển Đông để lâu càng khó là vậy.”
Ngày 19.11.2014, trong phiên trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, trong phần nói về vấn đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng 6 chữ “vừa hợp tác vừa đấu tranh”. Mà theo ông “vừa hợp tác vừa đấu tranh” để cùng có lợi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, lợi ích chính đáng của dân tộc.
Đánh giá về chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm thấy rằng, việc lãnh đạo Việt nam khẳng định lập trường về vấn đề quan hệ với Trung Quốc lúc này là điều hết sức cần thiết.
Từ Genève, ông Đặng Xương Hùng khẳng định:
anh_3_3999-400.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19/11/2014. Courtesy photo.
“Ông Thủ tướng Dũng dạo này có cách phát biểu khôn ngoan hơn các nhà lãnh đạo ở Việt Nam, vì ông ấy phát biểu trước Quốc hội và với phát biểu là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” thì ăn tiền hơn. Đây là một phát biểu khá mạnh mẽ của ông Dũng vì trong đó có chữ đấu tranh. Trong hoàn cảnh của đất nước ta, vừa là láng giềng với Trung Quốc vừa phải đối phó với âm mưu thôn tính thì cái cách của ông Dũng có lẽ là tương đối phù hợp. Nhưng cái chính là nói có đi đôi với làm hay không và lãnh đạo Việt Namcảm nhận được bao nhiêu % cái đó để thực hiện chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” cho nó đủ đô của nó? Tức là hợp tác là bao nhiêu % và đấu tranh là bao nhiêu %?”
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn tỏ ra lo ngại về phát biểu này, ông nói với chúng tôi:
“Tôi thì hết sức lo ngại về lời tuyên bố này của TT Nguyễn Tấn Dũng. Việt Nam “hợp tác” về cái gì với Trung Quốc ở biển Đông ? Theo các tài liệu loan truyền từ trong nước thì lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận với Trung Quốc là có ba vùng biển tranh chấp và Việt Nam có khai thác chung với Trung Quốc ở một số lô dầu khí. Khi nhìn nhận đây là vùng biển là “có tranh chấp”, theo tập quán quốc tế, khu vực này sẽ chia đôi, hay là cộng đồng khai thác. Thì vấn đề “Vừa hợp tác vừa đấu tranh” với Trung Quốc ở khu vực biển Trường Sa chỉ có nghĩa là hai bên khai thác trên thềm lục địa của Việt Nam, nhưng Việt Nam cố gắng “tranh đấu” để hưởng nhiều hơn Trung Quốc một chút. Còn trong trường hợp khi Trung Quốc đã tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” trên khu vực bắc quần đảo Trường Sa, dĩ nhiên Việt Nam không thể “hợp tác” được với Trung Quốc rồi, mà tranh đấu thế nào, thật tình là nan giải.”

Trả lời

Trả lời câu hỏi, trong bối cảnh hiện nay chính quyền Việt Nam cần có các biện pháp gì để giữ vững chủ quyền về lâu dài?
Trong những lúc khó khăn như thế này thì ai cũng phải nghĩ phải có một người bạn, một người chống lưng, phải có một người giúp đỡ, một người chia sẻ lợi ích.
-Đặng Xương Hùng
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho rằng giải pháp tốt nhất vẫn là đưa vấn đề tranh chấp ra trước một Tòa án quốc tế. Đồng thời theo ông Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị, phải dân chủ hóa, để từ đó Việt Nam mới có thể trở thành đồng minh của Mỹ, trên cơ sở ký kết những kết ước an ninh hỗ tương với nước này.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho biết:
“Gần đây tôi có đề nghị một phương án pháp lý, Việt Nam đơn phương đệ đơn ra tòa Công lý quốc tế, yêu cầu Tòa giải thích về hiệu lực ở một số điều trong các công ước quốc tế nền tảng. Làm các việc này, thứ nhất, là ta đưa vùng biển Hoàng Sa, là vùng mà Trung Quốc nói là không có tranh chấp, trở thành vùng biển có tranh chấp. Thứ hai, sẽ ngăn chặn hành vi tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc ở vùng bắc quần đảo Trường Sa. Theo tôi thì việc kiên tụng này không tốn kém nhiều, cũng không có rủi ro Việt Nam bị thất kiện sẽ mất chủ quyền ở HS và TS. Theo tôi thấy, giải pháp này của tôi hiện nay vẫn là một giải pháp tốt nhất, tạo cho Việt Nammột lối thoát tránh những áp lực của Trung Quốc hiện nay.”
Ông Đặng Xương Hùng tiếp lời:
“Trong những lúc khó khăn như thế này thì ai cũng phải nghĩ phải có một người bạn, một người chống lưng, phải có một người giúp đỡ, một người chia sẻ lợi ích. Bây giờ Mỹ đã giơ tay ra và họ đã phát biểu công khai rằng họ sẵn sàng cho một mối quan hệ Việt – Mỹ mạnh hơn trước và với sự tin tưởng mạnh mẽ hơn trong quá khứ. Khi  phát triển mối quan hệ với Mỹ có tính chất tin cậy đã mạnh mẽ như vậy thì nó sẽ trở thành một lực lượng đồng minh với Mỹ để chống lại sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc. Phải hợp tác với Mỹ!”
Các nhà phân tích chính trị thường cho rằng, một trong những nhược điểm trầm trọng của các nhà lãnh đạo Việt Nam là nói một đằng làm một nẻo hoặc nói mà không làm. Hy vọng phát biểu lần này của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sẽ được coi trọng và sẽ có nhiều giải pháp phù hợp trong việc “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” để bảo vệ chủ quyền của quốc gia.