Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

1.11.14

Thủ tướng Đức ca ngợi những người phản kháng Đông Đức dũng cảm

media

East Side Gallery, mảng lớn nhất còn lại của bức tường Berlin, 21/10/2014.
    Gần đến ngày kỷ niệm bức tường Berlin bị xóa bỏ (09/11/1989), hôm nay 01/11/2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bảy tỏ sự ngưỡng mộ trước tinh thần can đảm của những người phản kháng chế độ Cộng hòa dân chủ Đức cũ, đồng thời nhấn mạnh vai trò của họ trong việc xóa bỏ bức tường Berlin.
    Trong một thông điệp phát thanh hàng tuần, Thủ tướng Đức đã ca ngợi những người tham gia vào các phong trào công dân, đối lập dân chủ với chế độ Đông Đức là những người « quả cảm ».
    Thủ tướng Đức nói : « Họ đã đem đến cho những người khác lòng can đảm », đặc biệt đối với « hàng nghìn, hàng triệu người » đã tham dự vào các « cuộc biểu tình ngày thứ Hai », ban đầu nổ ra ở Lepzig rồi sau đó lan ra các thành phố khác của Cộng hòa dân chủ Đức. Các cuộc biểu tình đó đã làm lung lay chế độ Cộng sản. Thủ tướng Đức nói rõ là nếu không có những con người như vậy thì « toàn bộ tiến trình đó sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều (...) Chính vì thế chúng ta phải cảm ơn họ rất nhiều ».
    Cũng từng là công dân của Cộng hòa dân chủ Đức, bà Merkel đã gợi lại những « cảm xúc không thể tả được » vào cái ngày 09/11/1989 khi bức tường Berlin bị sụp đổ. Bà nhớ lại tối hôm đó bà đã cùng một người bạn đi tắm hơi trước khi ra phố nhập vào đoàn người tuần hành. Thủ tướng Đức thổ lộ bà không bao giờ quên được cái cảm giác khó tả đó, và bà vẫn còn cảm nhận lại ngày nay mỗi lần đi qua cổng Brandebourg, biểu tượng của sự chia cắt thành phố Berlin thời chiến tranh lạnh.
    Thủ tướng Đức cũng thừa nhận 25 năm sau Bức tường sụp đổ, khoảng cách khác biệt giữa hai miền đông tây nước Đức vẫn tồn tại. Tuy nhiên theo bà Merkel, « thế hệ mới ngày nay đoàn kết gắn bó », khoảng cách đang được thu hẹp dần và có được điều này là « nhờ sự giúp đỡ phi thường của Tây Đức cũ ».
    Ngày 9/11 tới đây, nước Đức sẽ kỷ niệm 25 ngày bức tường Berlin bị xóa bỏ. Nhân dịp này một loạt các hoạt động lễ hội dự kiến sẽ được tổ chức, đặc biệt tại cổng Brandebourg lịch sử.

    Hoa Kỳ trừng phạt một dân biểu Miến Điện chống dân chủ hóa

    media

    Tổng thống Thein Sein sau cuộc họp với lãnh đạo các đảng phái Miến Điện tại Naypyidaw ngày 31/10/2014.
      Vì có hành động bị xem là « phá hoại » tiến trình dân chủ, dân biểu Miến Điện Aung Thaung bị Hoa Kỳ đưa vào « sổ bìa đen » những kẻ bị cộng đồng quốc tế tẩy chay.
      Trong một bản thông cáo công bố hôm qua, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định « Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ các cuộc cải cách tại Miến Điện liên quan đến dân chủ và hòa giải dân tộc. Tuy nhiên chúng tôi (Mỹ) rất lo ngại khi thấy một số phần tử tìm cách chống lại các nỗ lực này ».
      Bộ Tài chính Mỹ cho biết rõ thêm phần tử này là dân biểu Miến Điện Aung Thaung, đã tìm cách cản trở cải tổ chính trị và kinh tế tại Miến Điện và đã can dự vào những vụ « tấn công »đối lập.
      Viên chức Mỹ đặc trách trừng phạt quốc tế trong Bộ Tài chính Hoa Kỳ là Adam Szubin, khẳng định Aung Thaung là phạm các tội sử dụng bạo lực, trấn áp, và tham nhũng.
      Bị đưa vào danh sách trừng phạt được thông báo vào hôm qua 31/10, tài sản của dân biểu Miến Điện này, nếu có ở Mỹ, sẽ bị phong tỏa. Giới doanh nghiệp và công dân Mỹ bị cấm không được quan hệ làm ăn buôn bán với kẻ bị trừng phạt.
      Trong bản thông cáo, Bộ Tài chính Mỹ cẩn thận nhắc rõ là các biện pháp trừng phạt trên đây không liên quan đến chính phủ tại Miến Điện, quốc gia mà Washington tái lập bang giao một cách ngoạn mục sau khi chính quyền quân sự tự giải thể vào năm 2011.
      Cũng vào ngày hôm qua 31/10, Tổng thống Thein Sein triệu tập « thượng đỉnh chính trị » tại Naypyidaw giữa các chính đảng và giới tướng lãnh với sự tham gia của lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Kết quả là Quốc hội sẽ thảo luận tu chính bản Hiến pháp 2008 nhất là điều khoản ngăn cấm giải Nobel Hòa bình 1991 ra tranh cử tổng thống.
      Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Tổng thống Thein Sein thúc giục Miến Điện cởi mở thật sự, tổ chức bầu cử 2015 một cách tự do, dân chủ. Tổng thống Miến Điện cam kết sẽ thực hiện.
      Nguồn :RFI

      Khó an tâm khi tố cáo tham nhũng tại Việt Nam

      Chế định bảo vệ người tố cáo khó đi vào cuộc sống nên mục đích phòng, chống tham nhũng được hy vọng từ chế định này vẫn chưa đạt được như mong đợi
      Tố cáo là một quyền cơ bản của công dân, được hiến định và cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật như Luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ Luật Tố tụng hình sự; Bộ Luật Hình sự; Luật Tố cáo và các nghị định hướng dẫn. Theo đó, tố cáo là việc công dân (theo thủ tục do luật này quy định) báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
      Quyền được hiến định
      Tham nhũng là một trong những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Hiểu theo Luật Phòng, chống tham nhũng thì đó là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng).

      Minh họa: KHỀU
      Thực tiễn, không ít vụ người tố cáo chống tham nhũng đã bị trả thù, trù dập, hăm dọa, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần. Chính vì vậy, khi chưa có biện pháp thực sự cụ thể nào để bảo vệ người tố cáo thì người tố cáo sẽ có tâm lý e ngại, sợ sệt và không dám công khai tố cáo.
      Hẳn chúng ta còn nhớ năm 2009, khi Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức buổi lễ vinh danh 88 công dân tiêu biểu chống tham nhũng, hầu hết những người được vinh danh đều nói họ từng bị trù dập, đe dọa. Trước đó, vụ anh Đặng Vũ Thắng (nhân viên kế toán Thảo Cầm Viên TP HCM) bị sát hại do tố cáo hành vi vi phạm của Thảo Cầm Viên là một ví dụ điển hình.
      Xuyên suốt từ Hiến pháp 1992 cho đến Hiến pháp sửa đổi 2013 đều thể hiện khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo.
      Năm 2005, Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành (sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2007, 2012). Luật này cũng có chế định bảo vệ người tố cáo chống tham nhũng và lập quỹ khen thưởng cho người tố cáo. Chế định này được dẫn chiếu áp dụng đến Luật Tố cáo và cụ thể hóa tại Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 3-10-2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo. Theo nghị định này thì thông tin, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, vị trí công tác, việc làm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo và người thân thích được pháp luật bảo vệ.
      Nhiều khái niệm chung chung
      Tuy nhiên, giữa pháp luật và thực tiễn có khoảng cách khá xa. Chế định bảo vệ người tố cáo vẫn khó đi vào cuộc sống nên mục đích phòng, chống tham nhũng được hy vọng từ chế định này vẫn chưa đạt được như mong đợi.
      Ví dụ, theo quy định, khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an tại địa phương nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
      Như vậy, có thể hiểu các cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ. Nhưng như thế nào là có căn cứ thì chưa có văn bản nào giải thích, hướng dẫn nên sẽ dẫn đến việc hiểu và áp dụng theo chủ quan của người yêu cầu và người thực thi pháp luật.
      Một đơn cử khác: Khi xác định hành vi xâm hại người được bảo vệ đang diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ như bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết; tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn. Thế nhưng, địa điểm bảo vệ người tố cáo được quy định là “nơi cần thiết” và “nơi an toàn” vẫn chỉ là những khái niệm chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể. Rồi kinh phí, con người có đủ để thực hiện nhiệm vụ này hay không vẫn là một câu hỏi lớn?
      Hơn nữa, pháp luật chưa cụ thể hóa quy trình thời gian phối hợp, xác minh yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo. Điều đó có thể dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm, làm chậm trễ thời gian xác minh, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân của họ.
      Tham nhũng đang là vấn nạn xã hội, hoành hành như một ung nhọt chưa có thuốc kháng sinh đặc trị. Cho nên tố cáo tham nhũng là góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước và nhân dân; là quyền hiển nhiên, cơ bản của công dân được hiến định. Vì thế, cấp thiết phải đưa quyền này đi vào cuộc sống, góp phần đẩy lùi “quốc nạn” tham nhũng. Điều đó đòi hỏi sự thay đổi nhận thức cơ bản từ phía người tố cáo, người bị tố cáo và những nỗ lực cần thiết của các cơ quan chức năng. 

      Bà Trần Thị Thủy, phường Đông Vinh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An:
      Người bị tố cáo dễ có cơ hội trả thù
      Có những sai phạm của cán bộ, người có chức quyền tại địa phương, cơ quan diễn ra trong suốt thời gian dài, người dân biết nhưng ngại tố cáo. Họ lo sợ bởi có nhiều trường hợp khi người dân tố cáo, các ngành chức năng vào cuộc thanh tra, kiểm tra cho có rồi xử lý người mắc sai phạm chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, kiểm điểm... nên người bị tố cáo có cơ hội quay lại trả thù người tố cáo. Có người đi tố cáo tham nhũng mới được khen thưởng, tung hô là người hùng chưa bao lâu đã mất việc hoặc bị chuyển công tác tới nơi khó khăn, vất vả. Cá biệt, có trường hợp người tố cáo phải thường xuyên sống trong tình cảnh nơm nớp lo sợ, bị khủng bố tinh thần bằng chất bẩn, mìn, thậm chí bị đánh đập, tấn công bởi “xã hội đen”.
      Suýt bị sa thải vì... tố cáo đúng
      Đó là trường hợp ông Trần Khắc Mẫn (SN 1965, nguyên Tổ trưởng Tổ Viễn thông Đông Mỹ thuộc Trung tâm Viễn thông (VNPT) Đông Hòa - Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Tháng 7-2012, ông Mẫn phát hiện hơn 1.000 m dây cáp của trung tâm “không cánh mà bay”. Ban đầu, ông Mẫn gặp riêng ông Trương Văn Sĩ, giám đốc trung tâm, để phản ánh nhưng ông Sĩ không nghe. Sau nhiều lần đưa ra cuộc họp vẫn bị bỏ lơ, ông Mẫn làm đơn tố cáo lên VNPT Phú Yên. Ông Mẫn phải mất nhiều lần tố cáo đi, tố cáo lại, VNPT Phú Yên mới xác minh và kết luận tố cáo đúng sự thật. Theo đó, ông Huỳnh Lê Đức Hoằng, Tổ trưởng Tổ Viễn thông Phú Hiệp và 6 cá nhân thuộc trung tâm này đã làm thất thoát 1.090 m dây cáp viễn thông các loại (trị giá hơn 100 triệu đồng), ông Sĩ liên đới chịu trách nhiệm về vụ thất thoát trên. Dù vậy, VNPT Phú Yên chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những người liên quan, ông Hoằng được chuyển đến đơn vị khác, riêng ông Sĩ thậm chí còn được điều lên làm phó Phòng Kinh doanh dịch vụ của VNPT Phú Yên. Ông Mẫn được VNPT Phú Yên khen thưởng 4 triệu đồng về thành tích phát hiện, báo cáo kịp thời việc thất thoát tài sản, có ý thức bảo vệ của công nhưng ông không nhận.

      Ông Trần Khắc Mẫn, người tố cáo đúng nhưng suýt bị sa thải
      Điều oái ăm là ngay sau đó, ông Mẫn bị điều chuyển công tác từ tổ trưởng của Tổ Viễn thông Đông Mỹ đến làm công nhân kỹ thuật của Tổ Viễn thông Phú Hiệp. Khi ông Mẫn hỏi lý do việc điều chuyển này thì lãnh đạo trung tâm trả lời là do ông không được tín nhiệm (?). Tiếp đó, ông Mẫn tiếp tục bị đưa vào danh sách lao động dôi dư với lý do yếu năng lực chuyên môn, làm việc kém hiệu quả. Quá bức xúc, ông gửi đơn khiếu nại lên công an và Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên. Ông Đặng Quang Anh, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên, cho biết đã yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với cán bộ sai phạm trong vụ thất thoát tài sản tại VNPT Đông Hòa - Tây Hòa, đồng thời yêu cầu chấm dứt việc trù dập đối với người tố cáo tiêu cực. Hiện Công an huyện Đông Hòa đang tiến hành điều tra vụ mất cắp dây cáp theo đơn tố cáo của ông Mẫn.
      “Không được khôi phục vị trí tổ trưởng, vẫn chỉ là nhân viên nhưng nhờ Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên can thiệp nên tôi không bị sa thải, được rút khỏi danh sách lao động dôi dư. Nực cười thật, tố cáo đúng lại bị trù dập như thế thì còn ai dám tố cáo” - ông Mẫn bức xúc.Tin-ảnh: Hồng Ánh





      Nạn buôn người qua Trung Quốc bùng phát ở Tây Ninh

      Thời gian gần đây, các ổ mại dâm và đường dây tổ chức buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc tại Tây Ninh hoạt động ráo riết, nhiều phụ nữa bị lừa bán sang Trung Quốc vì có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì ham tiền và phần khác là vì ngờ nghệch, không biết gì, chân ướt chân ráo lên các thành phố lớn làm thuê, cuối cùng bị dụ dỗ trôi về Tây Ninh và nhận kết cục đau lòng là bị bán cho Trung Quốc.
      Tôn giáo bị chiếu cố, tội phạm được bỏ ngỏ
      Một thiếu tá công an đã về hưu hơn sáu năm nay ở Tây Ninh chia sẻ: "Nói là nói vậy thôi chứ khi nó bể rồi mới quan tâm. Chứ nó đâu có rảnh đâu mà quan tâm, thành ra nó đâu diệt được tận gốc. Đúng là phải diệt từ mầm mống, nhưng cái này bể ra nó mới diệt thành ra đâu diệt được. Nó đi qua cửa khẩu qua Cambodia, nhưng đó là trường hợp quá cảnh thôi. Nó không có passport, nó đi đường lậu, qua đó nó bàn giao cho người khác. Theo nhận định của tôi thì nó điều tra nó cũng biết vậy, qua đó rồi nó mới đi nước thứ ba."
      Theo ông thiếu tá công an này, chuyện mại dâm đã có mặt ở Tây Ninh từ rất sớm bởi vì sau 1975, thị xã Tây Ninh trở thành vùng xôi đậu, vừa là nơi của những tín đồ thuận thành của đạo Cao Đài sinh sống lại vừa là nơi của các đầu gấu, ma cô và dân buôn lậu hoạt động, càng về sau, các ổ mại dâm càng phát triển mạnh ở đây bởi không có vùng đất nào vừa hoang vắng lại có đường rừng giao thoa với các tỉnh khác cũng như có biên giới kết nối với nước Cambodia như Tây Ninh.
      Khi có biến, bọn tội phạm chỉ cần băng các rừng cao su để chuyển sang địa bàn tỉnh khác hoặc trốn sang Cambodia theo đường cắt rừng, mọi chuyện trở nên khó khăn đối với các cơ quan an ninh. Càng về sau, hoạt động tội phạm ở Tây Ninh càng phát triển. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát tội phạm ở đây: Sự tĩnh lặng của tôn giáo và; Sự quản lý không chặt chẽ của nhà cầm quyền.
      Bán hàng gần cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh. RFA
      Bán hàng gần cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh. RFA
      Ở nguyên nhân thứ nhất, ông cựu sĩ quan công an này cho rằng đa phần những tín đồ tôn giáo, từ Cao Đài cho đến Phật Giáo, thậm chí Thiên Chúa Giáo đều ít quan tâm đến chuyện thị phi xã hội, đặc biệt là những chuyện nhạy cảm họ càng không quan tâm bởi triết lý về duyên nghiệp, nhân quả hay định mệnh của các tôn giáo không cho phép các tín đồ xắn tay làm những chuyện không thuộc về chức năng của họ mà lại dính đến nhà cầm quyền. Tố cáo người khác kiếm cơm bằng nghề mại dâm cũng là điều mà các tín đồ ngại can thiệp nhằm giữ sự an tĩnh luân hồi.
      Lợi dụng sự an tĩnh của tôn giáo, những kẻ bất hảo thường tìm đến Tây Ninh như một mảnh đất dung thân an toàn để hoạt động. Nhưng, cũng theo ông cựu sĩ quan này, còn một vấn đề khác khá nhạy cảm là đạo Cao Đài ở Tây Ninh phát triển rất mạnh và đã nhân rộng trên toàn thế giới, Tòa Thánh Tây Ninh trở thành chiếc nôi tâm linh của tín đồ Cao Đài toàn thế giới. Chính vì vậy, mọi sự giám sát của ngành công an nhắm vào tôn giáo nhiều hơn là tội phạm.
      Và đôi khi sự nở rộ tội phạm trên mảnh đất thiêng Tây Ninh cũng nằm trong một chủ trương nào đó nhằm kìm hãm sự phát triển của tôn giáo cũng như làm giảm uy tín của miền đất thánh này. Cho đến khi mọi sự đã đi vượt tầm kiểm soát, ngành an ninh mới loay hoay tìm cách đối phó, khống chế.
      Nhưng đó cũng là sự đã rồi, đã có rất nhiều cô gái miền Tây bị bán sang Trung Quốc theo đường dịch vụ việc làm ngoài luồng, dắt mối làm osin, phụ giúp việc nhà, bị dụ dỗ lên Tây Ninh để sang Cambodia theo đường du lịch, sau đó gặp các tay môi giới tại Cambodia, lại trở về Việt Nam để đi sang Trung Quốc theo đường du lịch hoặc tìm cách đi thẳng từ Cambodia sang Trung Quốc, bi kịch số phận của họ phủ xuống từ đó.
      Thậm chí, việc mua bán nội tạng cũng diễn ra với tầng suất rất cao ở tây Ninh. Đó là nhận định của một cựu sĩ quan công an Tây Ninh mà theo ông kết luận thì việc này có tay của một số sĩ quan công an cao cấp ở tỉnh này nhúng vào.
      Tình trạng rối rắm ở cửa khẩu Mộc Bài
      Ông Phó, cư dân lâu năm của Tây Ninh, chuyên buôn hàng hóa từ Cambodia về Việt Nam, chia sẻ: "Trung Quốc thì nó đi theo hướng đó. Qua bên Cambodia thì đa phần thì họ đi buôn bán, còn lại là casino, gái gú, qua mấy khu ăn chơi bên đó toàn người Việt. Người Việt mình bên đó nhiều, nhưng đa số mình phải qua môi giới, tức là mình nhờ một người nào bên đó có chức quyền đứng ra lo hết, về mặt pháp lý, còn mình chỉ làm thôi, rồi tới tháng mình trả mấy đó. Đường dây nó cũng núp dưới bóng môi giới, một trùm nào đó bên đó."
      Theo ông Phó, việc tội phạm có đất hoành hành trên Tây Ninh là chuyện đương nhiên, nó giống như hệ quả tất yếu của mọi thứ tiêu cực do nhà nước gây ra. Đặc biệt là cửa khẩu Mộc Bài giáp giới giữa Việt Nam và Cambodia, có thể nói rằng sự tham ô, hối lộ trắng trợn ở cửa khẩu này là môi trường tốt nhất cho nạn buôn người phát triển.
      Đơn giản, bất kì người nào đi qua cửa khẩu Mộc Bài, khi làm thủ tục xuất cảnh hoặc nhập cảnh, đều phải kẹp tiền trong cuốn sổ hộ chiếu. Thấp nhất là 10 ngàn đồng, trung bình từ 20 đến 50 ngàn đồng, có những trường hợp đặc biệt phải kẹp đến tiền triệu. Khi làm thủ tục, nhân viên hải quan rút tiền trong hộ chiếu bỏ vào ngăn kéo và đóng dấu, cho đi qua.
      Số tiền kẹp trong hộ chiếu càng cao, khả năng được duyệt giấy tờ để qua cửa càng sớm và đối tượng bị soi chiếu kĩ lưỡng ở hầu hết các cửa khẩu Việt Nam đều là đối tượng có dính líu đến chính trị, có từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc và từng hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Những đối tượng còn lại dễ dàng qua cửa, thậm chí đi rất nhanh nếu số tiền kẹp trong hộ chiếu cao hơn so với mọi người.
      Các nhóm tội phạm buôn người đã dựa vào kẽ hở này, đưa các phụ nữ Việt Nam sang nước khác bằng con đường du lịch, chúng chỉ cần mua cho những con mồi tội nghiệp chiếc vé du lịch ở các hãng lữ hành, và trước đó là làm cho mỗi con mồi một hộ chiếu. Khi đưa con mồi đi, chúng chỉ cần nhét hơi nhiều tiền vào sổ hộ chiếu, mọi chuyện coi như trót lọt.
      Và một khi tham nhũng, hối lộ, đút lót còn là vấn nạn của đất nước thì chuyện các nhóm buôn người tha hồ tung hoành ở Tây Ninh là chuyện đương nhiên, không có gì để bàn. Bởi, suy cho cùng, cách quản lý thiếu trách nhiệm của nhà cầm quyền đã đẩy đất nước này đi từ tệ nạn này sang tệ nạn khác!
      Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

      Bộ Công an ra kết luận điều tra Blogger Anh Ba Sàm

      Bộ Công an Việt Nam vừa có báo cáo kết luận điều tra về vụ án blogger Nguyễn Hữu Vinh, tức Ba Sàm, và thư ký Nguyễn Thị Minh Thúy.
      Văn bản này xuất hiện đầu tiên trên trang basam.info và sau đó được ông Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa của ông Vinh và bà Thúy, xác nhận.
      Ông Sơn cũng cho biết đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong quá trình điều tra và sẽ sớm có kiến nghị trình lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
      Theo bản kết luận, ngày 1/4/2014, Tổng Cục An ninh I đã báo cáo lên cơ quan điều tra - Bộ Công an về việc thuê bao internet của ông Nguyễn Hữu Vinh "thường xuyên đăng tải trên Intenet có bài bài viết có dấu hiệu xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân."
      Bản kết luận nói ông Vinh và thư ký của mình từ tháng 9 năm 2013 cho đến thời điểm bị bắt đã đăng tổng cộng 24 bài viết trên hai trang 'Dân quyền' và 'Chép sử Việt' - vốn thuộc "quyền quản lý, sử dụng" của ông Vinh.
      Các bài viết "có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ một số cá nhân ... đưa ra cái nhìn bi quan, một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng ...," theo báo cáo.
      Tuy nhiên, phía công an thừa nhận "không có điều kiện xác minh, làm rõ nguồn gốc, tác giả của 24 bài viết nói trên" do các bị can "không chịu khai báo".
      Bản kết luận cũng không đề cập đến những nội dung trên trang blog Anh Ba Sàm được ông Vinh lập ra từ năm 2007.
      Phía cơ quan điều tra đã đề nghị Viện Kiểm sát Tối cao truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
      Trong quá trình tố tụng vụ án tôi thấy có những vấn đề vi phạm 
      Luật sư Hà Huy Sơn
      Cũng theo luật sư Hà Huy Sơn cho biết cả hai thân chủ của ông đã được thông báo về kết luận của phía cơ quan điều tra.
      "Cả ông Vinh và bà Thúy thì hôm 30/10 đã được cơ qua điều tra thông báo rồi", ông nói.
      Ông Sơn cho biết đã phát hiện ra nhiều sai phạm từ phía công an trong quá trình tiến hành điều tra vụ án.

      "Trong quá trình tố tụng vụ án tôi thấy có những vấn đề vi phạm," ông nói.
      "Tôi sẽ có văn bản kiến nghị gửi cho Viện Kiểm sát Tối cao, nhưng hiện tôi chưa muốn công bố chi tiết vào lúc này", ông cho biết thêm.
      Trước đó, hồi ngày 5/5 năm nay, Bộ Công an đã ra thông cáo trên mạng cho biết cơ quan an ninh đã thực hiện khám xét và bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, cư trú tại Hà Nội.
      Cả hai khi đó bị cáo buộc "đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
      Ông Vinh nổi tiếng với vai trò sáng lập và điều hành trang điểm tin Ba Sàm và từng là sỹ quan an ninh, sau ông ra ngoài mở công ty thám tử tư.
      Tuy nhiên, hơn một năm qua, ông đã thôi điều hành trang tin này và chuyển cho một quản trị viên ở Hoa Kỳ.
      Được biết, ông Vinh là con trai ông Nguyễn Hữu Khiếu, cựu Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, từng là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô và Bộ trưởng Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội).

      26.10.14

      Bắt ông Hà Văn Thắm: Thêm một loạt nhân sự thay đổi.


      Ngay sau khi ông Hà Văn Thắm bị bắt, ông Lê Quang Thụ sẽ tạm thời đảm nhiệm các nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT Ocean Group.
      Ngày 25/10, HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OceanGroup) vừa họp và thống nhất phân công Phó Chủ tịch HĐQT tạm thời đảm nhiệm các nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT OceanGroup kể từ ngày 25/10/2014.
      iệc khám xét nơi làm việc của ông Hà Văn Thắm tại tòa nhà DAEHA 360 Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội kết thúc lúc 22h ngày 24/10. Tại đây, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến vụ án.
      Khám xét nơi làm việc của ông Hà Văn Thắm tại tòa nhà DAEHA 360 Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội kết thúc lúc 22h ngày 24/10. Tại đây, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến vụ án.
      Theo đó, ông Lê Quang Thụ sẽ tạm thời đảm nhiệm các nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT Ocean Group trong thời gian Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm vắng mặt để phục vụ điều tra về các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
      Ông Lê Quang Thụ tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc với bằng Thạc sỹ chuyên nghành kiến trúc sư.
      Trước khi làm việc tại Tập đoàn Đại Dương, ông đã từng đảm nhiệm các vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Hoàng Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Capital - Hoàng Thành.
      Ngoài vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Ocean Group, hiện ông Thụ còn giữ vị trí thành viên HĐQT Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR).
      Cũng trong ngày 25/10, HĐQT Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Ocean Hospitality - OCH) cũng đã thống nhất phân công ông Huỳnh Trung Nam - Thành viên HĐQT tạm thời đảm nhiệm các nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT Ocean Hospitality kể từ ngày 25/10/2014.
      Trước đó ngày 24/10, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) thống nhất bầu bà Nguyễn Minh Thu - Ủy viên Hội đồng Quản trị giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ocean Bank.
      Đồng thời giao bà Nguyễn Thị Mai Hương làm Phó tổng giám đốc phụ trách kể từ ngày 23/10/2014.
      Tân chủ tịch OceanBank lên tiếng
      Một ngày sau khi nhậm chức, tân Chủ tịch hội đồng quản trị OceanBank - Nguyễn Minh Thu khẳng định: Cựu chủ tịch Hà Văn Thắm bị khởi tố, bắt tạm giam là biến cố lớn với OceanBank song đây chỉ là sai phạm cá nhân và tổ chức vẫn hoạt động ổn định dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
      "Như lý do Ngân hàng Nhà nước đã công bố khi quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch ngân hàng, cá nhân tôi và các thành viên Hội đồng quản trị được biết sai phạm này trước hết liên quan đến việc cấp tín dụng của một doanh nghiệp khách hàng.
      Giao dịch sai phạm đã diễn ra khoảng hơn một năm trước và doanh nghiệp này cũng chỉ có duy nhất giao dịch đó với ngân hàng. Còn lý do nào khác thì phải chờ công bố cụ thể hơn từ cơ quan điều tra", bà Thu nói.
      ---------------------------------------------------------------------------------------------------

      Vì sao Chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm mất chức?

      Ông Hà Văn Thắm bị đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank).
      Chiều 24/10, Ngân hàng nhà nước chính thức thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao của Ocean Bank.
      Theo thông báo này, trong quá trình triển khai Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã được Bộ Chính trị, Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng. Qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ocean Bank.
      Ông Hà Văn Thắm khi còn tại chức
      Ông Hà Văn Thắm khi còn tại chức
      "Để xử lý nghiêm minh các vi phạm theo quy định của pháp luật và bảo đảm Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương hoạt động an toàn, ổn định và đúng pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên HĐQT Ocean Bank đối với ông Hà Văn Thắm", thông cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu  rõ.
      Cùng với đó, ngày 23/10, HĐQT Ocean Bank đã thống nhất quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQTcủa ông Hà Văn Thắm; bầu bà Nguyễn Minh Thu, thành viên HĐQT làm Chủ tịch HĐQT, đồng thời thôi đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc. HĐQT Ocean Bank cũng giao bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng giám đốc làm Phó Tổng giám đốc phụ trách.
      Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh các vi phạm tại Ocean Bank theo quy định của pháp luật.
      "Sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ocean Bank", thông cáo khẳng định.
      -----------------------------------------------------------------------------------

      Tạm giam 4 tháng nguyên Chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm

      Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hà Văn Thắm.
      Theo thông tin từ báo chí trong nước, ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank), bị khởi tố với tội danh vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo điều 179 Bộ luật Hình sự.
      Ít giờ sau khi tống đạt quyết định khởi tố bị can, cơ quan CSĐT đã khám xét nơi ở và làm việc của cựu Chủ tịch Ocean Bank tại Hà Nội.
      Theo đó, việc khám xét được thực hiện đồng thời tại toà nhà chung cư StarCity 81 Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân) - nơi gia đình ông sở hữu một căn penthouse và toà nhà Daeha 360 Ngọc Khánh (Ba Đình) - nơi có văn phòng của Ocean Bank.
      Trước đó, chiều 24/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quyết định đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị Ocean Bank đối với ông Hà Văn Thắm để phục vụ việc xử lý các vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm.
      Ông Hà Văn Thắm trước khi bị khởi tố và bắt tạm giam
      Ông Hà Văn Thắm trước khi bị khởi tố và bắt tạm giam
      Cùng với đó, Hội đồng quản trị Ocean Bank đã quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Hà Văn Thắm, bầu bà Nguyễn Minh Thu, thành viên HĐQT làm Chủ tịch HĐQT, đồng thời đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc; giao bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng giám đốc làm Phó Tổng giám đốc phụ trách.
      Ông Hà Văn Thắm sinh năm 1972 tại Bắc Giang, hiện sống ở Hà Nội. Ông Thắm đã nhiều lần lọt vào Top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Top 100 người giầu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013 do VnExpress công bố, ông Hà Văn Thắm đứng thứ 8 (tăng 1 bậc so với năm 2012) với tổng tài sản cổ phiếu trị giá hơn 1.437 tỉ đồng.
      Theo thông tin từ Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), ông Thắm tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường đại học Columbia Common Wealth, Mỹ và bảo vệ tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường đại Học Công nghệ Paramount, Mỹ. Ông là người sáng lập ra Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group).
      Ông Thắm đã kinh qua các vị trí: Từ năm 2003 đến năm 2004: Giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng. Từ năm 2004 đến năm 2007 ông giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng. Từ năm 2007 đến trước khi bị bắt, ông Thắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ocean Bank.
      Ngoài chức danh Chủ tịch HĐQT Ocean Bank, ông Thắm còn là Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group); Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH); Chủ doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo.
      Ông Hà Văn Thắm đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Thánh Gióng" năm 2009, nhận bằng khen và cúp "Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam" năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là một trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh "Giải thưởng Sao Đỏ 2011".
      Ông cũng là em trai ông Hà Trọng Nam (Chủ tịch Kem Tràng Tiền).
      Thanh Tùng( Tổng hợp )