Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

26.11.14

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày


Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.

CPJ - Tự Do Báo Chí 2013: Nedim Şener, Janet Hinostroza, 
Bassem Youssef, Nguyen Van Hai 
(AP, Sebastián Oquendo, To Coucle Refaat, 
Free Journalists Network of Vietnam) - 
ảnh DLB & CPJ

Trong suốt 6 năm qua, thành viên của Danlambao đã cùng với các con của Điếu Cày làm việc với CPJ để góp phần vận động tự do cho Điếu Cày, điển hình làchiến dịch vận động tự do cho Điếu Cày do CPJ phát động vào tháng 11, 2013. Ông Bob Dietz, phụ trách vùng Châu Á của CPJ là người đã đóng góp rất nhiều cho nỗ lực này. Ông đã đại diện CPJ để trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2013 cho blogger Điếu Cày vào tối hôm thứ Ba.

Bob Dietz - Asia Program Coordinator trao giải thưởng cho Điếu Cày.
(ảnh DLB)

Phát biểu tại buổi lễ, blogger Điếu Cày đã khẳng định con đường trước mặt của ông: "Ngày hôm nay tôi được ra khỏi lao tù, nhưng vẫn còn các bạn đồng nghiệp của tôi đang bị giam cầm trong các nhà tù CSVN. Tôi sẽ phải tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình." Đồng thời ông kêu gọi: "Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ, đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi các nhà tù CS, thúc đẩy quyền tự do báo chí trên toàn thế giới..."


Điếu Cày phát biểu tại đêm dạ tiệc trao giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế
(ảnh DLB)

ảnh DLB

Đây là buổi tổ chức thường niên lần thứ 24 của CPJ để vinh danh những phóng viên can đảm đã có những hy sinh và đóng góp cho tự do báo chí thế giới. Chương trình được điều hợp bởi phóng viên quốc tế nổi tiếng của CNN là Christiane Amanpour và sự tham dự của các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như ABC News, The Wall Street Journal, Al Aljazeera, Reuter, AP, AFP, Bloomberg... các công ty Google, United Airlines, Sony, Getty Images... và gần 1000 quan khách có tầm ảnh hưởng trong xã hội đến tham dự.

Người điều khiển chương trình: Christiane Amanpour
(ảnh DLB)

Buổi tiệc phát giải với những quan khách quan trọng của thành phố New York 
đã gây quỹ cho CPJ hơn 2.7 triệu đô la (ảnh DLB)

Năm nay, CPJ đã trao giải thưởng cho 4 phóng viên từ Nga, Miến Điện, Nam Phi và Iran: Ông Mikhail Zygar, giám đốc chương trình của đài TV Dozhd (Rain), là người đã chiến đấu không ngừng nghỉ để duy trì đài TV độc lập duy nhất còn tồn tại của nước Nga. Ông Aung Zaw, người sáng lập và chủ biên của tờ báo nổi tiếngThe Irrawaddy của Miến Điện, ông đã từng bị cho nằm trong danh sách đen bởi nhà nước quân phiệt Miến và Irrawaddy bị xem là "kẻ thù của chế độ". Bà Ferial Haffajee, một phóng viên can đảm của Nam Phi nổi tiếng với những phóng sự về sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng tại Nam Phi. Ông Siamak Ghaderi của thông tấn IRNA tại Iran, là người đã bị kết án 6 năm tù vì tội hoạt động truyền thông độc lập trên mạng.

Mikhail Zygar, Ferial Haffajee, Siamak Ghaderi, Aung Zaw và Điếu Cày 
cùng với các thành viên của CPJ tại New York (ảnh DLB)

Mikhail Zygar, Siamak Ghaderi, Điếu Cày, Ferial Haffajee và Aung Zaw và 
(Ảnh - The Irrawaddy tặng Danlambao)

Trong dịp này, blogger Điếu Cày đã được nhiều phóng viên quốc tế, các nhà hoạt động nổi tiếng trong lãnh vực truyền thông và nhân quyền đến chúc mừng ông đã được tự do và bày tỏ sự hỗ trợ nỗ lực tranh đấu của ông cho tự do báo chí và tự do cho những nhà báo, blogger đang bị giam cầm tại Việt Nam. 

Trong phần tiếp tân trước khi vào chương trình chính thức, Blogger Điếu Cày cũng đã trả lời một cuộc phỏng vấn do đài truyền hình Aljazeera thực hiện tại chỗ.

Trả lời phỏng vấn truyền hình Aljazeera (ảnh DLB)

Điếu Cày và các phóng viên truyền hình CBS (ảnh DLB)

Gặp gỡ và chia buồn với ông bà John và Diane Foley, 
cha mẹ của phóng viên James Foley, người  đã bị 
khủng bố giết chết tại Syria vào tháng 8, 2014 (ảnh DLB)



Vào đêm trước đó, thứ Hai, 24.11.2014, tại trụ sở chính ở New York, Thông tấn xã Reuter cũng đã tổ chức một buổi tiệc tiếp tân dành cho các nhân vật đã được giải thưởng Tự Do Báo Chí. 





Nguồn: Tổng hợp


25.11.14

Tin Tức ngày 25.11.2014



TRUNG CỘNG TUYÊN BỐ "CÓ QUYỀN XÂY ĐẢO NHÂN TẠO" TẠI BIỂN ĐÔNG

Một tướng lãnh Trung Cộng vào hôm qua lên tiếng khẳng định là Trung Cộng có quyền xây dựng các đảo nhân tạo tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi giới lãnh đạo Trung Cộng phải phản pháo các chỉ trích của thế giới về các dự án này.
Lời tuyên bố của ông La Viên được đưa ra chỉ mấy ngày sau khi chính phủ Mỹ và một tạp chí quân sự Anh công bố hình ảnh cho thấy Trung Cộng đã bồi đắp bãi Chữ Thập ở Trường Sa thành một đảo nổi để xây dựng một phi đạo dài 3 cây số và một bến cảng quân sự. Nếu hoàn tất, thì đảo này sẽ trở thành một cứ điểm quân sự trọng yếu, có khả năng khống chế toàn bộ quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Cộng, VN, Phillipines, Mã Lai, Brunei và Đài Loan.
Vào hôm 21/11 vừa qua, bộ quốc phòng Mỹ đã chỉ trích dự án này là tạo thêm căng thẳng trong khu vực. Trong lời đáp trả, họ La nói rằng Hoa Kỳ đã có vẻ thiên vị vì trong thời gian qua các nước VN, Philippines và Mã Lai cũng xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tại Trường Sa.
Trong một diễn biến khác cũng liên quan đến chủ quyền biển đảo thì một tòa án Phillipines vào hôm qua đã tuyên án nặng nề 9 ngư dân Trung Cộng về tội đánh bắt một loài rùa biển quý hiếm trong hải phận nước Phi. Tuy không bị án tù, nhưng quan tòa tuyên phạt các ngư dân Trung Cộng hơn 100 ngàn Mỹ kim.

6 CÔNG AN PHÚ YÊN BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI ĐÁNH CHẾT CÔNG DÂN

Sau nhiều tháng tranh cãi, viện kiểm sát tỉnh Phú Yên đã chính thức truy tố 5 công an đã tra tấn đền chết ông Ngô Thanh Kiều vào hai năm trước. Trong số bị cáo có tay thượng tá Lê Đức Hoàn, nắm chức phó công an thành phố Tuy Hòa vào lúc diễn ra vụ đánh chết dân.
Cần nhắc lại, vào ngày 13/5/2012, ông Ngô Thanh Kiều đã bị tra tấn đến chết sau khi bị áp giải về đồn công an vì tình nghi ăn cắp tài sản của người khác. Trong phiên tòa vào tháng 4 năm nay, tòa án Tuy Hòa đã đưa ra bản án vài tháng tù treo đối với 5 công an giết dân, dẫn đến sự phẫn nộ trong công luận.
Chính vì thế, cáo trạng lần này ghi rõ tội danh "giết người", thay vì cái kết luận sơ sài là "thiếu trách nhiệm gây thương tích cho người khác". Ngoài ra cáo trạng cũng truy tố cả phó công an Tuy Hòa là Lê Đức Hoàn, thay vì chỉ có 5 công an thuộc cấp của y ta.

QUYẾT ĐỊNH VỀ DỰ ÁN ĐÈO HẢI VÂN BỊ ĐẨY SANG CHO BỘ QUỐC PHÒNG

Trước sự phản đối của dư luận, một quan chức cao cấp vào hôm qua cho biết là dự án xây dựng một khu nghỉ mát ở chân đèo Hải Vân hiện đang chờ quyết định của bộ quốc phòng, mặc dù dự án này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt từ bốn năm trước và được nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp giấy chứng nhận vào tháng 10 năm ngoái.
Đây là dự án của một công ty Trung Cộng, với diện tích đất lên đến 200 mẫu, có thời hạn cho thuê là 70 năm, ở mũi Cửa Khẻm, một vị trí xung yếu vì có thể khống chế cả vùng trời và vùng biển Đà Nẵng. Nguy hiểm hơn nữa là nó có thể chia cắt đất nước ra làm hai nếu nổ ra chiến tranh.
Vào tuần trước, trung tướng Bế Xuân Trường, tổng tham mưu phó quân đội VN, tuyên bố với báo chí là bộ quốc phòng sẽ không chấp thuận dự án nói trên. Trước đó thì tư lệnh quân khu là tướng Lê Chiêm cũng khẳng định khu vực nói trên ở đèo Hải Vân là thuộc lãnh vực an ninh quốc phòng cấp cao nhất, mọi dự án đầu tư đều phải có sự đồng ý của bộ công an và bộ quốc phòng.

CÁC CÔNG TY NGOẠI QUỐC TỪ BỎ ĐẦU TƯ Ở VN VÌ THỦ TỤC QUÁ NHIÊU KHÊ

Trong cuộc gặp gỡ với giới cầm quyền thành phố Sài Gòn, một số doanh nhân Nhật Bản cho biết là có nhiều công ty của họ đã từ bỏ ý định đầu tư ở VN vì các qui định nhiêu khê của nhà nước VN.
Mặc dù thừa nhận môi trường làm ăn ở Sài Gòn có vẻ dễ dãi hơn nhiều nơi khác, nhưng các doanh nhân Nhật vẫn phàn nàn về các vấn đề lao động, thuế má và thủ tục hải quan. Chằng hạn như những quy định mới về mức lương tối thiểu, tiền phụ trội khi làm thêm giờ và phụ cấp lương bổng đã khiến cho yếu tố nhân công rẻ của VN đã không còn có tính hấp dẫn với giới đầu tư Nhật.
Ngoài ra giới doanh nhân Nhật lại tiếp tục than phiền về tệ nạn nhũng nhiễu, vòi tiền của giới công chức VN. Đây là một vấn nạn mà giới đầu tư ngoại quốc luôn nêu lên với giới lãnh đạo VN nhưng vẫn không có cải thiện nào.

NGA THIỆT HẠI NẶNG NỀ VÌ GIÁ DẦU SỤT GIẢM VÀ BỊ CẤM VẬN

Giá dầu thô sụt giảm mạnh và tình trạng cấm vận của phương Tây đã khiến cho nước Nga bị thiệt hại khoảng 150 tỷ Mỹ kim trong năm nay. Bộ trưởng tài chánh Nga công bố mức thiệt hại trên vào hôm qua và nhấn mạnh rằng con số này tương đương với tỷ lệ 7% tổng sản lượng nội địa của Nga.
Theo bộ trưởng Anton Siluanov thì việc các quốc gia Tây phương không cho các công ty Nga vay tiền làm ăn đã gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Tuy nhiên điều mà ông Siluanov lo ngại nhất là giá dầu thô sụt giảm hơn 30% sẽ khiến cho nước Nga thiệt hại từ 90 đến 100 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Cộng thêm lệnh cấm vận của Tây phương, nước Nga sẽ thiệt hại khoảng 150 tỷ Mỹ kim mỗi năm.

QUÂN ĐỒNG MINH GIA TĂNG PHI VỤ OANH KÍCH PHIẾN QUÂN ISIS

Lực lượng đồng minh do Mỹ cầm đầu đã gia tăng đáng kể các phi vụ oanh kích vào phiến quân Nhà nước Hồi giáo ISIS ở Iraq và Syria kể từ cuối tuần qua.
Phát ngôn nhân quân đội Hoa Kỳ vào hôm qua cho biết là các phi vụ ở Syria đều tập trung vào hai vực Kobane và Raqqa ở biên giới phía bắc, với kết quả là ba cứ điểm của quân ISIS bị san bằng. Tại Iraq thì các vụ không kích diễn ra ở Mosul, Asad, Baghdad, Ramadi, Tal Afar và Hit, với hàng chục cứ điểm của quân ISIS bị phá hủy.
Nhờ có sự yểm trợ không lực mạnh mẽ này, các chiến binh người Kurd đã tái chiếm được một số vùng đất từ tay bọn ISIS sau các trận đánh đẫm máu vào đêm Chủ nhật vừa qua.



Phỏng Vấn Gia Đình ông Trần Huỳnh Duy Thức Biểu Tình Ôn Hòa Đòi Trả Tự Do Cho Ông

Thứ Ba 25.11.2014   

Thưa quý thính giả, vào ngày 23/11/2014, gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức đã biểu tình ôn hòa tại trung tâm Sài Gòn đòi trả tự do cho ông. Ông Trần Huỳnh Duy Thức là thành viên sáng lập Phong Trào Con Đường Việt Nam. Vào năm 2009 ông đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án 16 năm tù giam vì tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Để tìm hiểu thêm về sự việc, Phóng viên Thomas Việt có buổi trao đổi với thân phụ của ông là ông Trần văn Huỳnh sau đây.


Chuyện Nước Non mình: Tù Hồng Kông-Tù Việt Nam

Thứ Ba 25.11.2014     

Nếu so sánh đời sống tù tội ở thiên đường CSVN và HK, nơi từng là thuộc địa của Anh, thì người ta thấy một nỗi niềm cay đắng ngập tràn khi có người đang tự do mà muốn được ở tù xứ tư bản dãy chết! Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: " Tù Hồng Kông-Tù Việt Nam " của LS Lê Công Định sẽ được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay. Bài này tác giả không đặc tựa, nên chúng tôi dùng tựa bài do trang web đối thoại đặt ra.
Vừa lúc nãy có dịp đi xe ôm về nhà, tài xế là một anh người Hải Phòng lang bạt từ Bắc vào Nam với đủ kế sinh nhai. Anh kể từng vượt biên sang Hong Kong ở trại tỵ nạn, rồi bị trả về Việt Nam, sau đó lại trốn sang Hong Kong để mưu sinh vì cuộc sống ở đó, theo anh, tốt hơn ở xứ mình nhiều. Khi vượt biên lần hai, anh bị bắt giam vài năm ở Hong Kong. Chẳng biết tôi đã "được" đi tù ở xứ thiên đường XHCN, nên anh nói có vẻ từng trải hơn người, "em từng ở tù Việt Nam, đến khi bị tù ở Hong Kong, mới thấy xứ người ta sướng thế nào!" Tôi hỏi, "thế nào là sướng?" Anh huyên thuyên bất tận như sau (xin thuật lại nguyên văn):
"Ở Hong Kong buồng giam chỉ ba người, được tắm nước nóng, có máy điều hòa dù chẳng cần đến vì trời mát mẻ, xem phim và đọc sách chán thì thôi, chiều ra ngoài đá bóng trên một sân rộng mênh mông, không thích thì tập thể hình hay các môn thể thao khác. Ăn uống ngày hai bữa, thịt cá, rau quả và trái cây ê hề. Thích thì làm việc để kiếm thêm tiền tiêu xài, như mua thuốc lá và gọi điện thoại. Quản giáo đề nghị làm việc, nếu thích thì làm, không thì từ chối mà chẳng bị gì cả, vì mình có quyền con người." Tôi đằng hắng giọng khi nghe đến thuật ngữ "nhạy cảm" này để xem phản ứng anh ta thế nào.
Anh đang lái xe, xoay cổ lại nhìn tôi, rồi nói tiếp: "Bác chả biết quyền con người à? Đơn giản thế này nhá, tôi thích thì đi làm nhưng phải trả công cho tôi đàng hoàng, mà họ đưa xe hơi chứ không phải xe tù đến đón bọn em đi đến một hãng may mặc làm ở khâu đóng gói thành phẩm, mình mặc áo công nhân của hãng, chứ không phân biệt người tù với công nhân bình thường. Làm ngày nào hãng trả công ngày đó, về trại giam sẽ được ghi vào sổ để sau này cần xài thì cứ tiêu. Nếu không thích đi làm, thì ở trại chơi thể thao, không thằng quản giáo nào dám đánh chửi bọn em, vì nếu không sẽ bị kiện chết bố cả lũ. Ở Việt Nam mà thế, sẽ bị xem là chống đối rồi đánh cho bỏ mẹ! Em ở tù Hải Phòng rồi, luôn bị đánh vì nhiều lúc bệnh nặng không thể đi làm nổi!" Đoạn, anh lại xoay cổ nhìn sang tôi, "đấy là quyền con người đấy bác ạ!"
Tôi vỗ vai anh bạn, "bây giờ về nước mình sống tự do, sung sướng hơn chứ!" Anh chàng chửi thề ngay, "chán bỏ mẹ, thân em bây giờ lo không xong, ban ngày làm bảo vệ canh gác cửa tiệm mắt kính cho chủ, buổi tối chạy xe ôm kiếm thêm, mà vẫn không đủ xài nói chi đến có vợ con. Ở tù Hong Kong cách đây gần 20 năm mà còn sướng hơn ở Việt Nam bây giờ, em định tìm đường vượt biên để ở tù bên đó tiếp đây." Tôi chỉ biết khuyên, "thôi đi ông, dù sao sống tự do vẫn thích hơn, chuyện cơm áo quan trọng gì! Tôi từng bị tù ở Việt Nam gần 4 năm nên hiểu giá trị của tự do mà." Anh chàng đạp thắng xe, vì cũng vừa đến nhà tôi. Khi tôi bước xuống xe, anh đưa mắt nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi bảo: "Tại bác chưa ở tù xứ tư bản nên nghĩ thế thôi, em ở cả hai nơi rồi, cuộc sống nước mình bây giờ còn tệ hơn ở tù tư bản bác ạ!" Tôi lắc đầu, mỉm cười, lấy tiền trả gấp đôi số cước phí anh đã đề nghị ban đầu, "gửi anh thêm để cà phê nhé, cám ơn về câu chuyện hay mà không đi tận nơi, không thể biết!" Anh chàng đâu ngờ rằng câu chuyện thật tình của anh lại là nguồn cảm hứng để tôi viết bài này.
Nhìn anh chạy xe đi, tôi bùi ngùi nhớ cảnh các bạn tù của tôi ở Xuân Lộc và Chí Hòa bị cưỡng bức lao động không công một cách nhọc nhằn thế nào, mà suất ăn hàng ngày chỉ có cơm và canh "toàn quốc", mỗi tuần được một bữa ăn thịt và một bữa ăn cá nghèo nàn. Ai bị bệnh thì được phát thuốc qua loa, cáo bệnh để nghỉ ở buồng giam, thì bị quản giáo đánh chửi bằng những lời miệt thị khó nghe, hoặc nghi ngờ "mày quẻ à?" (tức là giả đò bệnh để nghỉ lao động). Một quản giáo ở Chí Hòa tên "B..." bị tù nhân căm ghét gọi biệt danh là "B... chó", vì thường xuyên đánh chửi tù nhân và gọi họ là "thú tù". Quyền con người ở xứ thiên đường là thế! Bỗng nhớ lời Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương ca ngợi chế độ lao tù hiện nay, mà thầm muốn vả vào mồm hắn một phát, thật là ăn gì ... không biết!
Xin tri ân anh bạn đường tối nay đã mở rộng thêm hiểu biết của tôi, dù cảm xúc ngậm ngùi vẫn còn đeo bám trong lòng chưa nguôi ...
LS Lê Công Định