Nợ công vẫn trong giới hạn an toàn
Theo Thủ tướng Chính phủ trong những năm qua, thu ngân sách/GDP giảm xuống còn 21%. Trong khi nhu cầu chi tăng mạnh. Tỷ trọng chi thường xuyên từ 55-64%. Chi cho con người trong chi thường xuyên tăng từ 62-68,2%. Chi an sinh XH 18%, tăng nhanh hơn 10% so với thu. Cũng từ năm 2011 đã 3 lần tăng lương, tăng phụ cấp công vụ. Và kỳ này tiếp tục tăng lương cho một số đối tượng. Trong khi đó, chi đầu tư phát triển từ 25% giảm xuống còn 18%.
Đây là những nguyên nhân khiến Chính phủ phải chủ động tăng vay nợ, tăng vay trả nợ tập chung cho đầu tư phát triển.
Dẫn nghị quyết NQ11 quy định trần nợ công không quá 65% GDP. Đến 2020 không quá 65% GDP và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp không quá 25% tổng thu NSNN hàng năm, Thủ tướng công bố một số con số về nợ công, theo đó giai đoạn 2011-2015 Chính phủ đã phát hành 35.500 tỷ đồng trái phiếu, đẩy mạnh giải ngân ODA, vay ưu đãi. Do đó nợ công từ 51,7% lên 60,4% GDP, vẫn trong giới han an toàn cho phép trong NQ của QH.
Đối với vay ODA, theo Thủ tướng, do Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, cho nên các khoản vay với kỳ hạn dài, lãi suất thấp đang giảm dần. Tỷ trọng vay trong nước đang tăng lên 54,5%. Nợ nước ngoài chủ yếu vay 1,6% thời hạn 20 năm. Nợ trong nước lãi suất cao do chỉ số giá 2011-2012 tăng mạnh dẫn tới nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh chóng ngắn hạn. Tuy vậy, tỷ lệ trả nợ trực tiếp chỉ 14,2%  trong khi quy định tại nghị quyết của QH là không quá 25%.
Trước Quốc hội, Thủ tướng cũng thông báo vào ngày 7.11 vừa qua, Chính phủ đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm với lãi suất 4,8%/năm để đảo nợ các khoản vay trước với lãi 6,6% năm. Làm giảm đáng kể chi phí lãi vay.
Có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng
Khẳng định “Nợ công là nguồn vốn cần thiết là quan trọng. 98% được sử dụng trực tiếp cho dự án hạ tầng. 1 phần chi cho sự nghiệp trong ODA theo cam kết”,  tuy nhiên, Thủ tướng cũng xác nhận các nguy cơ từ nợ công: Áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. Một số dự án đầu tư kém hiệu quả. Tình trạng tham nhũng lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn còn, có vụ việc nghiêm trọng. Cơ cấu ngân sách chưa lành mạnh. Thu ngân sách/GDP giảm. Chi thường xuyên tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Bội chi còn cao. Theo ông, thực trạng này gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Nếu chủ quan, buông lỏng, nếu không xủ lý hiệu quả sẽ gây mất an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đứng trước nguy cơ này, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ đặc biệt quan tâm chỉ đạo xử ý đối với nợ công, nhất là các khoản vay mới, trong giới hạn cho phép. Phấn đấu đến 2020 nợ công giảm chỉ còn 60,2% GDP. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp còn 20%. Nợ công cũng được Thủ tướng chỉ đạo chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển. Song song với các biện pháp rà soát chặt chẽ các nguồn vốn vay. Tăng cường giám sát nguồn vốn vay. Ngăn ngừa và xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Nguồn: Tổng Hợp