Thứ Bảy 16.01.2016
Kính thưa quý thính giả,Cách đây hơn 800 năm, một nữ nhân được xem là nhân vật kiệt xuất với tài kinh bang tế thế và là một nhà Phật học nổi tiếng của Việt Nam. Tên tuổi cũng như cuộc đời bà gắn chặt với sự nghiệp của hai vị vua anh kiệt là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt" tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Thái hậu Ỷ Lan" của Việt Thái qua giọng đọc của Bảo Trân để chấm dứt chương trình tối nay.
Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, sinh vào mùng 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) tại hương Thổ Lỗi, nay thuộc xã Dương Xá huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Cha là Lê Công Thiết, mẹ là Vũ Thị Tỉnh,
Thái hậu Ỷ Lan có công rất lớn trong việc phát dương Phật giáo, bà xây hàng trăm ngôi chùa, trong đó có chùa Từ Kính. Tại đền thờ bà ở thôn Như Quỳnh còn lưu giữ đôi câu đối của danh sĩ Cao Bá Quát như sau:
Nhất bát thượng tiền duyên,
Trường ký cố hương Từ Kính tự.
Bát lăng thành quá mộng,
Bất tri hà xứ Thượng Dương cung.
Tạm dịch:
Duyên trước hâm mộ một cái bát (của nhà Phật),
Gửi lại mãi quê nhà ngôi chùa Từ Kính.
Như giấc mộng tàn tám lăng mộ (của nhà Lý),
Không biết nơi nào có cung Thượng Dương.
Thái hậu Ỷ Lan am hiểu sâu sắc về Phật học. Các thư tịch cổ còn ghi lại cuộc tọa đàm về Phật học giữa bà với các vị Đại sư tại Thăng Long vào năm 1096. Trong buổi tọa đàm này, bà đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về Phật học để các Đại sư uyên bác ứng giải.
Ngoài những hiểu biết sâu xa về Phật học, bà Ỷ Lan còn viết một bài kệ nổi tiếng:
Sắc thị không, không tức sắc,
Không thị sắc, sắc tức không.
Sắc không câu bất quản,
Phương đắc khế chân tông.
Với bài kệ này, bà Ỷ Lan được thế giới ghi nhận là một học giả Phật học thời Lý - Trần.
Tài năng đó, đức độ đó đã khẳng định bản lãnh của phụ nữ Việt nam, đã đưa Thái Hậu Ỷ Lan vào hàng ngũ những nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, và đặc biệt là đã để lại cho hậu thế một bài học quý giá về việc xử dụng hiền tài, và khi cần thiết thì biết gác lại hiềm khích riêng tư để phục vụ cho lợi ích chung của đất nước.
Sau 3 năm sau khi tiến cung, bà Ỷ Lan hạ sinh cho vua Thánh Tông một vị hoàng tử đầu tiên đặt tên Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông sau này. Nhờ đó, bà được gia phong Ỷ Lan Thần Phi. Vào năm 1068, Ỷ Lan Thi Thần Phi hạ sinh thêm một hoàng tử nữa, và được phong là Ỷ Lan Nguyên Phi
Tài về chính trị của Thái Hậu Ỷ Lan được thể hiện khi vua Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành ở phía Nam vào năm 1069. Bà được vua tin tưởng giao quyền nhiếp chính.
"Trận này, vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành mãi không được, bèn rút quân về. Đến Cư Liên, vua hỏi thăm dân chúng và thấy người dân hết lời ca ngợi tài trị nước của Nguyên Phi Ỷ Lan, vua liền than thở: "Đàn bà còn làm được như thế, là nam nhi lại chẳng làm được việc hay sao?". Nói xong bèn quay lại đánh nữa và thắng trận.
Lần nhiếp chính thứ hai sau khi vua Lý Thánh Tông mất vào năm 1072. Thái Hậu Ỷ Lan đã phải lèo lái triều đình nhà Lý cứu nguy cho chủ quyền dân tộc trước sức mạnh như vũ bão của quân Tống vào năm 1076, Thái Hậu Ỷ Lan đã biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hiềm khích cá nhân, bà triệu Lý Đạo Thành về kinh làm Thái Phó Bình Chương Quân Quốc trông lo triều chính, còn Lý Thường Kiệt thì tập trung toàn quân chống ngoại xâm.
Kết quả là chiến thắng vẻ vang với trận Như Nguyệt đi vào lịch sử và bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt được xem là ''Bản Tuyên ngôn Độc lập'' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Công cuộc "Phá Tống, bình Chiêm" của danh tướng Lý Thường Kiệt thành công khi vua Nhân Tông mới lên mười tuổi. Việc triều đình đều do Thái Hậu Ỷ Lan quyết định.
Ngoài những đóng góp nói trên, Thái Hậu Ỷ Lan còn sinh ra và đào tạo vua Lý Nhân Tông trở thành một minh quân cho đất nước.
Các bộ sử đều ghi lại việc đất nước phát triển phồn thịnh về mọi mặt dưới thời Lý Nhân Tông. Đặc biệt về giáo dục, vào năm 1075, triều đình cho mở khoa thi tam trường để lấy người văn học ra làm quan. Đến năm 1076, triều đình lập Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên và nền giáo dục Nho Học của nước Việt bắt đầu từ đó.
Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), Thái Hậu Ỷ Lan qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, được vua Nhân Tông dâng thụy hiệu là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu.
Đền thờ chính của bà hiện ở Gia Lâm, Hà Nội. Ngôi chùa mang tên Linh Nhân Từ Phúc Tự được bà xây dựng năm 1115. Khi bà qua đời, đền thờ bà cũng được đặt tại nơi này. Hiện nay có 72 nơi lập đền thờ bà.
Bài học lớn nhất rút ra từ sự nghiệp chính trị của Thái hậu Ỷ Lan là: Vì lợi ích chung, bà đã biết gác lại hiềm khích cá nhân để huy động lực lượng nhằm chống kẻ thù xâm lược. Chiến công hiển hách của Lý Thường Kiệt ngoài mặt trận sẽ không thể có nếu như không có một hậu phương vững chắc, mà hậu phương được vững chắc là nhờ vào tài nhiếp chính của Thái Hậu Ỷ Lan.
Nhưng điều đáng nói, là trong khi lịch sử nước Tàu có những hoàng hậu hay thái hậu nổi tiếng tàn ác như Võ Tắc Thiên, Từ Hi Thái Hậu thì dân tộc Việt rất hãnh diện có được một Thái hậu Ỷ Lan một lòng vì dân vì nước.
Điều đáng buồn là giới trẻ Việt Nam hiện nay không biết nhiều về sử Việt, về Thái hậu Ỷ Lan, nhưng lại biết rõ về Võ Tắc Thiên và Từ Hi Thái Hậu qua những bộ phim Tàu được chiếu tràn lan trên đất nước, dưới âm mưu đồng hóa một cách thâm độc của Tàu Cộng và sự tiếp tay của tập đoàn lãnh đạo CSVN./.
Việt Thái
16.1.16
Thái hậu Ỷ Lan
06:00:00
radiodlsn