Nói với người cộng sản 24.01.2016
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Ngọc Hân công chúa
Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.
NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT
Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:
QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ
Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.
HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI
Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
19.9.18
Đêm đầu tiên ở buồng biệt giam
24.1.16
Tin Tức Chủ Nhật 24.01.2016
Chủ Nhật 24.01.2016
Đại hội đảng CSVN diễn ra dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Tờ nhật báo kinh tế nổi tiếng của Pháp Les Echos hôm 21/01 nhận định rằng đại hội Đảng hội ĐCSVN thứ 12 đang diễn ra dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Báo này còn cho biết Trung Cộng đang huấn luyện các nhà lãnh đạo của nước láng giềng trong đó có VN. Để khẳng định quan điểm này bài báo nhấn mạnh chuyến đi của Tập Cận Bình qua Hà Nội hồi tháng 11 năm 2015 giống như con dấu đóng của Bắc Kinh, thông qua các chọn lựa của ĐCSVN. Mặc dù hai bên vẫn có những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông nhưng hai đảng Cộng sản Trung Cộng và Việt Nam, đang tìm cách giải quyết và vạch ra giới hạn không nên vượt qua. Ông Sebastien Colin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu của Pháp về Trung Cộng cho đó chính là lý do vì sao Hà Nội không nối gót Manila, kiện Bắc Kinh ra trước Tòa Án Trọng Tài của Liên Hiệp Quốc. Bởi vì việc này sẽ làm căng thằng mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.
Tàu cá VN bị tàu tuần tiễu Đài Loan tấn công tại Trường Sa.
Giới báo chí VN loan tin một tàu cá của Việt Nam bị hai tàu tuần tiễu của Đài Loan tấn công tại khu vực quần đảo Trường Sa. Theo đó tàu cùng 13 thuyền viên trên chiếc thuyền ra biển Trường Sa đánh bắt hải sản từ ngày 25 tháng 12. Đến sáng ngày 6 tháng giêng khi tàu đang neo cách đảo Sơn Ca, thuộc Trường Sa chừng 4 hải lý về phía đông thì thấy có hai tàu tuần tiễu của Đài Loan chạy ra từ đảo Ba Bình tiến đến áp sát rồi tấn công khiến tàu cá VN bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Trước đó vào ngày 22 tháng giêng, chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ, thông báo tại diễn đàn đại hội đảng cộng sản Việt Nam là từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 12 năm ngoái có 135 tàu với hơn 1.600 lần ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, đập phá, xua đuổi, cướp tài sản khi đi đánh bắt tại các ngư trường truyền thống lâu nay của Việt Nam.
Nghi can gốc Việt vượt ngục ở Mỹ.
Hôm 23/1 giới báo chí Hoa Kỳ loan tin ba tù nhân, trong đó có một nghi can giết người, đã trốn thoát khỏi một nhà tù ở Quận Cam, tiểu bang California. Được biết ba nghi can trốn khỏi nhà tù bao gồm Hossein Nayeri 37 tuổi, Jonathan Tieu 20 tuổi và Bac Duong 43 tuổi. Theo các nhà chức trách Mỹ thì lần cuối cùng người ta trông thấy ba tù nhân này là lúc 5 giờ sáng 22/1. Trong các tội danh, Tieu bi truy tố tội giết người. Nếu muốn được bảo lãnh, Tieu phải đóng một khoản tiền thế chân là 1 triệu đôla và đã bị giam kể từ tháng Mười năm 2013. Còn Bac bị giam kể từ tháng 12 năm 2015. Trong số các tội danh, ông này còn bị truy tố tội âm mưu giết người và trộm cắp xe hơi.
Chính phủ Pakistan vừa loan báo là họ đã bắt được 5 nghi can trong cuộc tấn công vào trường đại học Bacha Khan tại Charsadda làm ít nhất 20 người thiệt mạng trong đó có 18 sinh viên và 2 giáo sư. Phát biểu với các phóng viên tại Peshawar, phát ngôn viên quân đội Asim Bajwa nói, các nghi can bị truy tố về tội trợ giúp cuộc tấn công vì đã cung cấp nơi cư trú, vận chuyển vũ khí cho các kẻ tấn công. Cũng theo phía Pakistan, những nghi can này được huấn luyện tại Afghanistan và xâm nhập vào Pakistan qua vùng biên giới Torkham giữa hai nước. Được biết vụ tấn công ngày thứ Tư vừa qua do Umar Mansoor, một phần tử hiếu chiến Taliban Pakistan có căn cứ tại Afghanistan chủ mưu. Umar Mansoor cũng là người chịu trách nhiệm trong vụ tàn sát 134 trẻ em tại thành phố Peshawa vào tháng 12 năm 2014.
Việt Nam Tuần Qua 24.01.2016
Chủ Nhật 24.01.2016
Kính thưa quý thính giả, để điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua xin mời các bạn thính giả theo dõi buổi hội luận giữa PV Hoàng Ân và PV Trường An.
PV Hoàng Ân: Xin cám ơn chị Mỹ Linh. Trước hết HA xin kính chào quý thính giả đang theo dõi chuyên mục VNTQ, xin mến chào anh TA.
PV Trường An: TA xin kính chào quý thính giả của đài ĐLSN cùng chị HA.
PV Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc đảng cộng sản VN vẫn cương quyết đi theo chủ nghĩa Mác – Lê?
PV Trường An: Theo như tôi được biết trong diễn văn khai mạc đại hội đảng CSVN vào hôm thứ Năm vừa qua, Tổng bí thư CSVN ông Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục khẳng định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và học thuyết Mác – Lê, bất chấp là chủ thuyết này đã bị khai tử trên khắp thế giới.
Ông Trọng kêu gọi toàn đảng phải "kiên định chủ nghĩa Mác – Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo cho phù hợp với thực tiễn VN". Trong báo cáo, ông Trọng cũng nhìn nhận là việc tranh chấp chủ quyền đang diễn ra gay gắt và nền kinh tế VN đang trực diện với nhiều thách thức.
Cũng trong buổi khai mạc, cựu bộ trưởng công an kiêm ủy viên bộ chính trị, Lê Hồng Anh, cũng đưa ra nhận định là nhiều đảng viên quan chức cấp cao đã chưa gương mẫu, đã để cho vợ con lợi dụng chức quyền của mình làm thiệt hại đến uy tín của đảng và nhà nước. Tuy nhiên ông Hồng Anh chỉ nói chung chung mà không hề nêu tên của một quan chức nào bị xem là "chưa gương mẫu".
Trong khi đó thì giới quan sát viên trong và ngoài nước tiếp tục bàn luận về vấn đề nhân sự lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ trong kỳ đại hội này. Thông tấn xã Pháp trích dẫn một số nguồn tin ẩn danh trong nội bộ CSVN, cho biết là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị gạt bỏ tên khỏi danh sách đề cử, có nghĩa là sự nghiệp chính trị của ông Dũng đã thật sự chấm dứt.
PV Hoàng Ân: Trong tuần qua công an tỉnh Thái Bình đã xác nhận là đã bắt giam cựu tù nhân chính Trị Lê Thanh Tùng. Xin anh vui lòng nói rõ hơn về vấn đề này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
PV Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Công an tỉnh Thái Bình vừa lên tiếng xác nhận là họ đã bắt giam cựu tù nhân chính trị Lê Thanh Tùng vào ngày 24/12 năm ngoái và sẽ truy tố ông Tùng cùng với Trung tá Trần Anh Kim về tội "âm mưu lật đổ chế độ".
Theo lời kể của bà Trần Thị An, vợ của ông Tùng, thì lời xác nhận nói trên được đưa ra khi bà đến trại tạm giam công an tỉnh Thái Bình để hỏi thăm về tung tích của chồng mình, sau gần một tháng ông Tùng bị công an bắt dẫn đi. Tư gia của hai vợ chồng ở Thái Bình cũng bị công an ập vào lục soát nhưng không cho biết là ông Tùng bị bắt.
Xin được nhắc lại là vào năm 2011, ông Lê Thanh Tùng cũng đã bị bạo quyền bắt giam, sau đó kết án 5 năm tù và 4 năm quản chế với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước". Sau phiên phúc thẩm vào năm 2012, bản án được rút xuống còn 4 năm tù và 3 năm quản chế. Đến tháng 6 năm ngoái thì ông Tùng bất ngờ được trả tự do trước thời hạn 5 tháng. Riêng Trung tá Trần Anh Kim đã bị bắt trở lại vào cuối tháng 9 năm ngoái sau khi mãn án tù 5 năm rưỡi.
PV Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, trong tuần qua hàng ngàn công nhân thuộc công ty Tainan VN ở khu công nghiệp Biên Hòa đã mở cuộc đình công suốt nhiều ngày qua để phản đối việc tăng lương có tính nhỏ giọt của giới chủ nhân. Anh có thể nhắc lại sự việc này để gửi đến quý thính giả đài ĐLSN cùng nghe?
PV Trường An: Đúng như chị vừa nói, hàng ngàn công nhân thuộc công ty Tainan VN ở khu công nghiệp Biên Hòa đã mở cuộc đình công suốt nhiều ngày qua để phản đối việc tăng lương của giới chủ nhân.
Được biết là cuộc đình công bắt đầu từ đầu tháng Giêng, với 4 ngàn công nhân Tainan đã ngưng làm việc vì không đồng ý với mức tăng lương là 400 ngàn đồng một tháng, trong khi các công ty tương tự lại tăng hơn 1 triệu đồng. Ngoài ra công ty Tainan còn qui định là phải làm đủ 100 giờ lao động trong tháng Giêng thì mới được thưởng một tháng lương Tết.
PV Hoàng Ân:Trong khi đảng CSVN đang khai mạc đại hội lần thứ 12 thì đông đảo dân oan đến từ 3 miền đã tập trung trước văn phòng tiếp dân ở quận Hà Đông – Hà Nội để yêu cầu nhà cầm quyền trung ương giải quyết các vụ cưỡng chiếm đất đai kéo dài mấy chục năm qua. Anh vui lòng nói rõ hơn việc này?
PV Trường An: Theo tôi được biết nhiều dân oan cùng với gia đình mình đã đi khiếu kiện đất đai từ đời cha mẹ cho đến đời con. Tất cả đã sống lê la từ nhiều năm qua trên đường phố Hà Nội. Một số dân oan bị công an hành hung khi gõ cửa các cơ quan công quyền.
Trong khi đó thì vào hôm thứ Tư, sau màn viếng thăm lăng HCM, đảng CSVN đã tiến hành phiên họp trù bị để bầu ra đoàn chủ tịch điều hành đại hội đảng lần thứ 12, chính thức khai mạc vào hôm thứ Năm. Tuy nhiên điều gây xôn xao trong dư luận VN là vụ cụ rùa Hồ Gươm đã nổi lên và qua đời vào hôm thứ Ba tức chỉ hai ngày trước khi diễn ra đại hội.
Ngược lại thì giới truyền thông quốc tế lại chú ý vào vấn đề nhân sự lãnh đạo sắp tới của chế độ độc đảng tại VN, đặc biệt là kết quả đấu đá giành 4 chiếc ghế cao cấp nhất.
PV Hoàng Ân: Thưa anh TA, chỉ hai ngày trước khi diễn ra đại hội đảng CSVN, tổ chức Ân xá Quốc tế lên tiếng kêu gọi giới lãnh đạo VN hãy tổ chức tổng tuyển cử tự do và dẹp bỏ hệ thống độc đảng. Anh có ghi nhận như thế nào về việc này?
PV Trường An: Theo tổ chức này thì VN nên tận dụng đại hội kỳ này để ra tuyên bố tổ chức bầu cử tự do và công bằng để chọn lựa những người tài lãnh đạo đất nước. Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi các tổ chức và chính phủ tài trợ cho VN hãy thúc đẩy VN chuyển sang con đường đa nguyên đa đảng như Miến Điện và Campuchia.
Giám đốc chi nhánh Á châu của Ân xá Quốc tế, ông Brad Adams, tuyên bố là tương lai của hơn chín mươi triệu dân VN không thể để cho một nhóm nhỏ đảng viên cộng sản quyết định. Theo Ân xá Quốc tế thì với vị trí độc tôn, đảng CSVN đã cai trị đất nước bằng những đạo luật phi dân chủ và đã bỏ tù hàng loạt những người bất đồng chính kiến, điển hình như vụ bắt giam vô cớ Luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà vào cuối năm ngoái.
Theo Ân xá Quốc tế, đại hội lần thứ 12 này là cơ hội để đảng CSVN cải tổ thể chế chính trị, chứ không phải loay hoay trong chế độ độc đảng, bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và nguyện vọng dân chủ của người dân.
PV Hoàng Ân: Cám ơn PV Trường An đã chia xẻ các tin tức và nhận xét để gửi đến thính giả của Đài ĐLSN. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại anh và quý thính giả trong chương trình tuần tới.
Nói với người cộng sản 24.01.2016
Chủ Nhật 24.01.2016
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Như chúng ta đã chia sẻ và nhận định, dù kết quả của Đại hội XII ra sao thì đó cũng chỉ là câu chuyện "bình mới rượu cũ". Cho tới nay không có một chỉ dấu nào cho thấy sẽ có thay đổi theo chiều tiến bộ trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng cộng sản. Ngoài ra, sự chú tâm quá mức tới sự kiện này có thể làm chúng ta quên lãng mất nhiều vấn đề không kém hệ trọng khác.
Đơn cử, đó là vấn đề chủ quyền biển đảo vẫn đang nóng bỏng. Suốt từ cuối năm 2015 tới nay Trung Cộng đã liên tục có các hành vi gây hấn, gia tăng sự hiện diện, khẳng định chủ quyền phi lí trên các khu vực quần đảo Trường Sa của chúng ta. Nhiều ngư dân và tàu bè của chúng ta tiếp tục bị tấn công, bị cướp bóc và nhiều người bị giết chết. Trung Cộng công khai công bố các chuyến bay dân sự ra đảo Trường Sa. Không phận của chúng ta tại phía Nam đã bị phi cơ Trung Cộng xâm phạm hàng chục lần. Giàn khoan 981 lại tiếp tục di chuyển áp sát hải phận của Việt Nam tại khu vực vịnh Bắc Bộ.
Trước tình hình khiêu khích leo thang như thế, toàn bộ giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và tất cả các đại biểu tham dự Đại hội XII tại Hà Nội vẫn chỉ tiếp tục đưa ra các phản ứng yếu ớt có tính chiếu lệ. Thậm chí giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam còn lặp lại một hành động hết sức nhu nhược làm mất thể diện quốc gia là phái nhân viên tới Sứ quán Trung Cộng để "giao thiệp" thay vì phải triệu tập khẩn cấp viên Đại sứ Trung Cộng để chất vấn, phản đối hoặc có thể phải có những hành động cương quyết hơn như giảm cấp quan hệ, đình hoãn bang giao.
Nhưng ngược lại, đối với dân chúng, đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục giữ lối hành xử nhỏ nhen, vô lễ và ác độc. Họ đã cho lực lượng an ninh và công sai tới phá phách, giật vòng hoa, xúc phạm các nhân sĩ, trí thức và nhiều nhà hoạt động tại Sài Gòn trong lễ tưởng niệm các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh cách đây 42 năm khi Trung Cộng dùng hỏa lực áp đảo tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 01 năm 1974.
Cũng liên quan tới chính trị, một diễn biến quan trọng khác chúng ta không thể không chú ý tới, đó là cuộc bầu cử tổng thống tại đảo quốc Đài Loan ngày 16 tháng 01. Đây là sự kiện không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với riêng Đài Loan vì lần đầu tiên, sau gần 70 năm lập quốc, Đài Loan đã có một nữ tổng thống. Sự kiện này còn có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với toàn vùng châu Á Thái Bình Dương vì bà Thái Anh Văn người vừa đắc cử Tổng thống là một trí thức Tây học, có tư tưởng dân chủ rõ rệt và, đặc biệt, bà là người có chủ trương đảm bảo Đài Loan là một quốc gia độc lập, không chấp nhận thống nhất với đại lục cộng sản. Trong khi đó đối thủ chính của bà Thái Anh Văn là người thuộc Quốc Dân Đảng, đảng chính trị gần đây có đường lối thân Trung Cộng và muốn Đài Loan trở về thống nhất với đại lục theo phương châm "một đất nước, hai chế độ". Nhưng bà Thái Anh Văn đã thắng cử ngay tại vòng bỏ phiếu đầu tiên. Kết quả này cho thấy đại đa số nhân dân Đài Loan đã nhận ra hiểm họa trong việc gần gũi với Trung Cộng và đã bỏ phiếu tán thành chính sách "kính nhi viễn chi" đối với Trung Cộng.
Chúng ta cũng cần nhớ lại, chính quyền Trung Cộng từ xưa tới nay luôn luôn tuyên bố Đài Loan thuộc lãnh thổ Trung Cộng, đã tìm mọi cách để thôn tính Đài Loan và luôn công khai đe dọa có thể dùng cả biện pháp võ lực. Thậm chí từ nhiều năm qua Trung Cộng đã cho xây dựng các hệ thống tên lửa duyên hải nhằm thẳng vào Đài Loan qua một eo biển rộng chưa đầy 100 Km. Ngoài ra, nền kinh tế Đài Loan hiện có nhiều liên đới, phụ thuộc vào thị trường Trung Cộng từ đầu tư, xuất khẩu, sản xuất cho tới du lịch. Trung Cộng hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan. Về mặt qui mô, Đài Loan là một hòn đảo vô cùng nhỏ bé chỉ có 23 triệu dân so với Trung Cộng gồm hơn 1 tỷ 300 triệu người. Và về nguồn cội, hơn 80% dân Đài Loan hiện nay có nguồn gốc từ đại lục thuộc Trung Cộng.
Thưa quí vị, quí bạn, trong tình trạng như thế có thể nói quyết định vừa qua của nhân dân Đài Loan trong việc chọn lựa lãnh đạo quốc gia là một quyết định cực kì sáng suốt, tự tin và dũng cảm.
Nhân dân Đài Loan đã sáng suốt phòng chống sự thao túng, xâm lăng của Trung Cộng bằng cách chọn lãnh đạo quốc gia là người vừa có tư tưởng dân chủ vừa dứt khoát không chịu quị thuộc Trung Cộng.
Nhân dân Đài Loan tự tin và dũng cảm vì họ hiểu rằng họ không đơn độc trước sự đe dọa của Trung Cộng bởi phía sau họ và bên cạnh họ đều là các đồng minh dân chủ siêu cường như Hoa Kì, Nhật Bổn, Úc Đại Lợi.
Thưa quí vị, quí bạn, sở dĩ nhân dân Đài Loan tin tưởng sẽ được trợ giúp hết lòng là vì chính sách đối nội của họ là dân chủ, tôn trọng quyền dân và chính sách đối ngoại là quan hệ thực lòng với các cường quốc phương Tây. Chính quyền Đài Loan không đàn áp nhân dân và không mập mờ, đu dây trong quan hệ đối ngoại như các lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Hải Nguyên và Tiến Văn kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại vào Chủ Nhật tuần tới.
Tiến Văn
24/1/2016
Trả Lời Thư Tín 24.01.2016
Chủ Nhật 24.01.2016
Kính thưa quý thính giả,
Trong thời gian qua, Đài ĐLSN chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi, ý kiến của thính giả gửi đến, nhiều nhất là qua email, một số cũng liên lạc bằng điện thoại. Vì thời gian có hạn, Chúng tôi xin trả lời 5 câu hỏi sau đây. Các câu hỏi khác, chúng tôi sẽ trã lời bằng điện thư hoặc điện thoại.
1. Ông Hà Phát, Đồng Tháp đã nêu câu hỏi là "Tại sao nhà cầm quyền CSVN lại xây khu tưởng niệm Nghĩa Sĩ Hoàng Sa? Đây có phải là dấu chỉ hòa giải dân tộc không.
Trả lời: Thưa ông Phát, thái độ nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN trước sự lấn lướt của Trung Cộng đã khiến không những người dân bình thường, mà ngay cả những đảng viên, cán bộ của đảng cũng bất mãn, tức giận. Cái nhãn hiệu "hèn với giặc, ác với dân" không những chỉ phổ quát đối với người bất đồng chính kiến, dân oan, mà còn loan truyền cả trong gia đình cán bộ, đảng viên nữa!
Sự kiện xây khu tưởng niệm Nghĩa Sĩ Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, nếu đó là một dấu chỉ của sự hòa giải, là điều mừng, rất đáng khích lệ. Nhưng có những điều khó hiểu, như ngày 19 tháng 01 vừa qua, cuộc tưởng niệm Hoàng Sa tại Hà Nội thì không bị quấy phá như năm ngoái. Nhưng tại Sài Gòn và Vũng Tàu thì chính quyền đã cho công an côn đồ đến ngăn chận phá rối. Điều ấy cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội không có chính sách nhất quán, và không có thiện chí hòa giải dân tộc. Việc cho xây đài Nghĩa Sĩ Hoàng Sa, cũng như việc gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc xác nhân chủ quyền biển đảo, hay trao thư phản kháng đến sứ quán Trung Cộng ở Hà Hội, chỉ nhằm mục đich xoa dịu dư luận quần chúng trong thời kỷ tổ chức đại hội đảng 12 mà thôi.
Nếu Hà Nội thật lòng muốn hòa giải, thì hãy cho trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa đi. Suốt bào nhiêu năm nay ước nguyện của thân nhân các tử sĩ đã không được đáp ứng. không hòa giải được với người đã chết, thì làm sao nói chuyên hòa giải với người còn sống, thưa ông Phát.
2. Ông Phan Định, ở Ninh Bình đã nêu lên tính chất khôi hài của vụ án Ba Sàm "Tại sao vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy thông báo xử vào ngày 19 tháng 1, 2016, rồi sau đó thông báo hoãn phiên tòa đến một ngày khác?"
Trả lời: Theo chỗ chúng tôi tìm hiểu thì vụ án anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có nhiều yếu tố bí ẩn liên quan đến nhân sự cấp cao trong đàng ở hai khuynh hướng trái ngược nhau, nếu đem ra xử thì sẽ phơi bày những bí ấn đàng sau vụ án. Một chuyện liên quan đến vụ án là nhà văn Phạm Đình Trọng đã gửi thư đến thẩm phán Nguyễn Văn Phổ, xác nhân rằng một trong những bài viết mà Viện Kiểm Sát căn cứ vào đó để truy tồ ông Nguyễn Hữu Vinh là của ông, không dính dáng gì đến ông Nguyễn Hữu Vinh cả. Nhiều luật sư cũng đã vào cuộc làm áp lực phải đem ra xử. Nhưng vì gần đại hội đảng, và vì chưa gỡ được những yếu tố bí ẩn, nên vụ án đã hoãn lại. Điều ấy cho thấy hệ thống tư pháp ở VN không cô tư độc lập, rất lôi thôi, bất nhất. Họ dàn dựng các vụ án nhằm mục đích phục vụ quyền lợi chính trị, chứ không phải để thi hành công lý.
3. Ông Hồ Quyền, Vinh nêu lên vấn đề ai là lãnh đạo mới của CSVN
" Tôi theo dõi thông tin trên mạng, người thì cho Ông Nguyễn Tấn Dũng xứng đáng lãnh đạo mới của CSVN, người thì cho Ông Nguyễn Phú Trọng đang có ưu thế"
Trả lời: Trước ngày Đại Hội 12 khai mạc, đã có Hội Nghị TW 13, rồi TW 14, mục đích là để sắp xếp nhân sự. Nói đúng hơn là để phân chia quyền lực nhằm bảo vệ quyền lợi của đảng, và của phe nhóm mà thôi. Trong ngày khai mạc đại hội, ông Nguyễn Phú Trọng đã minh xác rằng VN vẫn duy trì chủ nghĩa Max-Lê và tư tưởng HCM. Nghĩa là điều 4 Hiến Pháp vẫn cón nguyên, VN vẫn đi theo "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN"; nhiều chỗ đã bỏ đi ba chữ "theo định hướng" trong cụm từ này. Như thế đảng CS vẫn độc quyền cai trị đất nước, thì dù ông Trọng hay ông Dũng lãnh đạo đảng, VN chẳng có gì thay đổi. Việc của đảng, đảng làm, chẳng ăn nhằm gì đến quốc gia dân tộc, mặc dầu đảng sống nhờ tiền thuế của người dân, đó là nhận xét của chúng tôi!.
4. Ông Đinh Thắng, Hội An nêu lên lời kêu gọi đổi mới của CSVN
"Trong bài tham luận ngày đầu của Đại Hội 12, Ông Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã kêu gọi đổi mới thể chế. Ý nghĩa của lời kêu gọi này là gì?"
Trả lời: Lời phát biểu của ông Vinh thoạt nghe thì có chút phấn khởi, nhưng nhìn lại toàn cảnh của VN, thì lời kêu gọi này trở nên vô nghĩa. Như trên chúng tôi đã nói. Một khi đảng CSVN vẩn còn độc quyền cai trị, nghĩa là thế chế độc tài vẫn còn đó, thì làm sao thay đổi, thay đổi cái gì? Đó chỉ là lời nói mị dân thôi.
5. Bà hay cô Hà Xuân Lan ở Đồng Nai hỏi: "Ở Đài Loan vừa có nữ tổng thống, bao giờ VN mới có người nữ lãnh đạo?"
Trả lời: Cám ơn cố hay bà Xuân Lan, chẳng những Đài Loan vừa có nữ tổng thống, mà Nam Hàn đang có nữ tổng thống, Philippines đã có nữ tổng thống, Thái Lan đã có nữ thủ tướng, hiện nay Myanmar mặc dủ bà Aung San Suu Kyi không làm tổng thống, nhưng quyền hành còn hơn tổng thống nữa. Điều khác biệt quan trọng giữa VN và các nước láng giềng do phụ nữ lãnh đạo là một bên dân chủ, hay đang hoàn thiện nền dân chủ, còn VN là độc tài toàn thị, đảng cử dân bầu. Chắc hắn VN có rất nhiều phụ nữ tài giỏi không thua gì nam giới, khi hoàn cảnh đến ắt sẽ có nữ giới lãnh đạo đất nước.
Xin quí thính giả tiếp tục liên lạc với đài và đóng góp những ý kiến xây dụng, giúp chúng tôi thực hiệc chương trình tốt hơn.
Đằng Giang, Quản Nhiệm
23.1.16
Tin Tức thứ Bảy 23.01.2016
Thứ Bảy 23.01.2016
Hôm 22/01, giới báo chí VN loan tin, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam ông Bùi Quang Vinh đã nhận xét rằng hệ thống chính trị và kinh tế kế hoạch hóa tập trung thời chiến là rào cản cho sự phát triển của Việt Nam ngày nay. Cũng theo ông Vinh công cuộc đổi mới trong 5 năm qua 'chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn vì Việt Nam dù 'đã tích cực đổi mới thể chế kinh tế và đạt một số kết quả nhất định, nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm. Trong khi đó giới phân tích nhận định rằng lời kêu gọi của ông Vinh chẳng qua là một hình thức tô bóng hình ảnh của các giới chức trong lúc diễn ra đại hội đảng 12, đánh dấu thay đổi nhân sự quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của csVN cho nhiệm kỳ 5 năm tới.
Mạng internet ở VN bị chặn từ khóa tên lãnh đạo.
Ngay sau khi đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa chính thức khai mạc tại Hà Nội vào sáng thứ 21/01 thì nhiều người sử dụng dịch vụ điện thoại di động trong nước mạng Vinaphone, Mobifone và Viettel nói rằng đã có hiện tượng chặn từ khóa khi nội dụng tin nhắn đề cập đến tên của một số nhà lãnh đạo trong nước. Theo đó những người dùng khi sử dụng chế độ gửi tin nhắn thông thường thì các tin có từ khóa Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng đã không thể gửi đi được, chỉ duy nhất tin nhắn với nội dung Thủ tướng đương nhiệm "Nguyễn Tấn Dũng" gửi được thành công. Trước đó trong cuộc trả lời báo chí VN ngày 21/1, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông VN Nguyễn Bắc Son kêu gọi báo chí Việt Nam cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa những đường lối chính sách của CSVN.
Sập mỏ đá Thanh Hóa nhiều người thương vong
Chiều ngày 22/1, một vụ sập hầm mỏ đá đã xảy ra ở huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá khiến ít nhất sáu người thiệt mạng. Đến chiều tối cùng ngày, cơ quan chức trách vẫn đang thực hiện công tác cứu cấp những nạn nhân bị mắc kẹt. Báo chí trong nước đưa tin không nói rõ đây là mỏ đá tư nhân hay nhà nước cũng như nguyên nhân của vụ sập hầm.
Trong một diễn biến khác, một trận động đất với cường độ 4 độ 4 richter đã xảy ra tại tỉnh Điện Biên vào lúc 20 giờ 48 phút ngày 22/1. Theo đó tâm chấn được xác định nằm trên vết đứt gãy Mường Lay - Điện Biên và nằm ở độ sâu 10 km. Đây là trận động đất thứ hai ở tỉnh Tây Bắc này trong vòng chưa đầy một tháng qua.
Nga bác bỏ tin điện Kremlin ép tổng thống Syria từ chức
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, tuyên bố bác bỏ các tin tức nói Điện Kremlin đang gây sức ép buộc tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức. Trước đó có tin đưa, nguyên Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Nga, tướng Igor Sergun đã đích thân đến thủ đô Syria để truyền thông điệp của Putin khuyên ông Assad từ chức. Trong tuyên bố nêu trên, ông Peskov nhấn mạnh Moskva vẫn ủng hộ chính quyền của ông Assad và trong cuộc chiến chống IS cần sự chung tay của ông Assad.
Indonesia sẽ xuất cảng tàu chiến.
Indonesia sẽ sớm bán một loại tàu chiến do chính họ thiết kế và đóng ra nước ngoài. Chiếc tàu trên do Công ty đóng tàu PT PAL của nước này phát triển. Khách hàng mua tàu chiến này là Philippines. Như vậy, đây là con tàu quân sự đầu tiên của Indonesia được xuất cảng ra nước ngoài. Theo giới quan sát, dù có ngành công nghiệp đóng tàu quân sự còn khá non trẻ nhưng đầu tư đúng trọng tâm, Indonesia đã "hái quả ngọt" và dự báo trong vài năm tới, nước này sẽ đẩy mạnh xuất cảng công nghệ sản phẩm quân sự.
THẾ GIỚI TUẦN QUA 23.01.2016
Thứ Năm 26.11.2015
Kính thưa quý thính giả, liên tục chương trình là chuyên mục "Thế Giới Tuần Qua" doTs. Lê Minh Nguyên, một nhà bình luận quen thuộc trên các Đài Truyền Hình tiếng Việt tại Hải Ngoại phụ trách. Ông cũng là Phó chủ tịch Đảng Tân Đại Việt và đã từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.