Nói với người cộng sản 24.01.2016
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Ngọc Hân công chúa
Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.
NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT
Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:
QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ
Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.
HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI
Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
1.11.14
Thủ tướng Đức ca ngợi những người phản kháng Đông Đức dũng cảm
Hoa Kỳ trừng phạt một dân biểu Miến Điện chống dân chủ hóa
Khó an tâm khi tố cáo tham nhũng tại Việt Nam
Chế định bảo vệ người tố cáo khó đi vào cuộc sống nên mục
đích phòng, chống tham nhũng được hy vọng từ chế định này vẫn chưa đạt được như
mong đợi
Tố cáo là một quyền cơ bản của công dân, được hiến định và cụ
thể hóa tại các văn bản pháp luật như Luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ Luật Tố
tụng hình sự; Bộ Luật Hình sự; Luật Tố cáo và các nghị định hướng dẫn. Theo đó,
tố cáo là việc công dân (theo thủ tục do luật này quy định) báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của
nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Quyền được hiến định
Tham nhũng là một trong những hành vi vi phạm pháp luật của
cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Hiểu
theo Luật Phòng, chống tham nhũng thì đó là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (là lợi ích vật chất, tinh thần
mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi
tham nhũng).
Minh họa: KHỀU
Thực tiễn, không ít vụ người tố cáo chống tham nhũng đã bị
trả thù, trù dập, hăm dọa, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần. Chính vì vậy,
khi chưa có biện pháp thực sự cụ thể nào để bảo vệ người tố cáo thì người tố
cáo sẽ có tâm lý e ngại, sợ sệt và không dám công khai tố cáo.
Hẳn chúng ta còn nhớ năm 2009, khi Văn phòng Ban Chỉ đạo
trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức buổi lễ vinh danh 88 công dân
tiêu biểu chống tham nhũng, hầu hết những người được vinh danh đều nói họ từng
bị trù dập, đe dọa. Trước đó, vụ anh Đặng Vũ Thắng (nhân viên kế toán Thảo Cầm
Viên TP HCM) bị sát hại do tố cáo hành vi vi phạm của Thảo Cầm Viên là một ví dụ
điển hình.
Xuyên suốt từ Hiến pháp 1992 cho đến Hiến pháp sửa đổi 2013
đều thể hiện khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân; cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường; nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo.
Năm 2005, Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành (sửa đổi, bổ
sung một số điều vào năm 2007, 2012). Luật này cũng có chế định bảo vệ người tố
cáo chống tham nhũng và lập quỹ khen thưởng cho người tố cáo. Chế định này được
dẫn chiếu áp dụng đến Luật Tố cáo và cụ thể hóa tại Nghị định 76/2012/NĐ-CP
ngày 3-10-2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo. Theo nghị
định này thì thông tin, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, vị trí
công tác, việc làm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo và người thân
thích được pháp luật bảo vệ.
Nhiều khái niệm chung chung
Tuy nhiên, giữa pháp luật và thực tiễn có khoảng cách khá
xa. Chế định bảo vệ người tố cáo vẫn khó đi vào cuộc sống nên mục đích phòng,
chống tham nhũng được hy vọng từ chế định này vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Ví dụ, theo quy định, khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có
thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của
mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an tại
địa phương nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc,
học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo
vệ.
Như vậy, có thể hiểu các cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng
biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó chứng minh được yêu cầu của mình là
có căn cứ. Nhưng như thế nào là có căn cứ thì chưa có văn bản nào giải thích,
hướng dẫn nên sẽ dẫn đến việc hiểu và áp dụng theo chủ quan của người yêu cầu
và người thực thi pháp luật.
Một đơn cử khác: Khi xác định hành vi xâm hại người được bảo
vệ đang diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải chỉ đạo
hoặc phối hợp với cơ quan công an áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ như bố trí
lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi
cần thiết; tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn. Thế nhưng, địa
điểm bảo vệ người tố cáo được quy định là “nơi cần thiết” và “nơi an toàn” vẫn
chỉ là những khái niệm chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể. Rồi kinh phí, con
người có đủ để thực hiện nhiệm vụ này hay không vẫn là một câu hỏi lớn?
Hơn nữa, pháp luật chưa cụ thể hóa quy trình thời gian phối
hợp, xác minh yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo. Điều đó có thể dẫn đến sự
đùn đẩy trách nhiệm, làm chậm trễ thời gian xác minh, đe dọa đến tính mạng, sức
khỏe của người tố cáo và người thân của họ.
Tham nhũng đang là vấn nạn xã hội, hoành hành như một ung nhọt
chưa có thuốc kháng sinh đặc trị. Cho nên tố cáo tham nhũng là góp phần bảo vệ
lợi ích nhà nước và nhân dân; là quyền hiển nhiên, cơ bản của công dân được hiến
định. Vì thế, cấp thiết phải đưa quyền này đi vào cuộc sống, góp phần đẩy lùi
“quốc nạn” tham nhũng. Điều đó đòi hỏi sự thay đổi nhận thức cơ bản từ phía người
tố cáo, người bị tố cáo và những nỗ lực cần thiết của các cơ quan chức
năng.
Bà Trần Thị Thủy, phường Đông Vinh, TP Vinh, tỉnh Nghệ
An:
Người bị tố cáo dễ có cơ hội trả thù
Có những sai phạm của cán bộ, người có chức quyền tại địa
phương, cơ quan diễn ra trong suốt thời gian dài, người dân biết nhưng ngại tố
cáo. Họ lo sợ bởi có nhiều trường hợp khi người dân tố cáo, các ngành chức năng
vào cuộc thanh tra, kiểm tra cho có rồi xử lý người mắc sai phạm chỉ dừng lại ở
mức độ nhắc nhở, kiểm điểm... nên người bị tố cáo có cơ hội quay lại trả thù
người tố cáo. Có người đi tố cáo tham nhũng mới được khen thưởng, tung hô là
người hùng chưa bao lâu đã mất việc hoặc bị chuyển công tác tới nơi khó khăn, vất
vả. Cá biệt, có trường hợp người tố cáo phải thường xuyên sống trong tình cảnh
nơm nớp lo sợ, bị khủng bố tinh thần bằng chất bẩn, mìn, thậm chí bị đánh đập,
tấn công bởi “xã hội đen”.
Suýt bị sa thải vì... tố cáo đúng
Đó là trường hợp ông Trần Khắc Mẫn (SN 1965, nguyên Tổ trưởng
Tổ Viễn thông Đông Mỹ thuộc Trung tâm Viễn thông (VNPT) Đông Hòa - Tây Hòa, tỉnh
Phú Yên. Tháng 7-2012, ông Mẫn phát hiện hơn 1.000 m dây cáp của trung tâm
“không cánh mà bay”. Ban đầu, ông Mẫn gặp riêng ông Trương Văn Sĩ, giám đốc
trung tâm, để phản ánh nhưng ông Sĩ không nghe. Sau nhiều lần đưa ra cuộc họp vẫn
bị bỏ lơ, ông Mẫn làm đơn tố cáo lên VNPT Phú Yên. Ông Mẫn phải mất nhiều lần tố
cáo đi, tố cáo lại, VNPT Phú Yên mới xác minh và kết luận tố cáo đúng sự thật.
Theo đó, ông Huỳnh Lê Đức Hoằng, Tổ trưởng Tổ Viễn thông Phú Hiệp và 6 cá nhân
thuộc trung tâm này đã làm thất thoát 1.090 m dây cáp viễn thông các loại (trị
giá hơn 100 triệu đồng), ông Sĩ liên đới chịu trách nhiệm về vụ thất thoát
trên. Dù vậy, VNPT Phú Yên chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những người
liên quan, ông Hoằng được chuyển đến đơn vị khác, riêng ông Sĩ thậm chí còn được
điều lên làm phó Phòng Kinh doanh dịch vụ của VNPT Phú Yên. Ông Mẫn được VNPT
Phú Yên khen thưởng 4 triệu đồng về thành tích phát hiện, báo cáo kịp thời việc
thất thoát tài sản, có ý thức bảo vệ của công nhưng ông không nhận.
Ông Trần Khắc Mẫn, người tố cáo đúng nhưng suýt bị sa thải
Điều oái ăm là ngay sau đó, ông Mẫn bị điều chuyển công tác
từ tổ trưởng của Tổ Viễn thông Đông Mỹ đến làm công nhân kỹ thuật của Tổ Viễn
thông Phú Hiệp. Khi ông Mẫn hỏi lý do việc điều chuyển này thì lãnh đạo trung
tâm trả lời là do ông không được tín nhiệm (?). Tiếp đó, ông Mẫn tiếp tục bị
đưa vào danh sách lao động dôi dư với lý do yếu năng lực chuyên môn, làm việc
kém hiệu quả. Quá bức xúc, ông gửi đơn khiếu nại lên công an và Ban Nội chính Tỉnh
ủy Phú Yên. Ông Đặng Quang Anh, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên, cho biết đã
yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với cán bộ sai phạm trong vụ thất
thoát tài sản tại VNPT Đông Hòa - Tây Hòa, đồng thời yêu cầu chấm dứt việc trù
dập đối với người tố cáo tiêu cực. Hiện Công an huyện Đông Hòa đang tiến hành
điều tra vụ mất cắp dây cáp theo đơn tố cáo của ông Mẫn.
“Không được khôi phục vị trí tổ trưởng, vẫn chỉ là nhân viên
nhưng nhờ Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên can thiệp nên tôi không bị sa thải, được
rút khỏi danh sách lao động dôi dư. Nực cười thật, tố cáo đúng lại bị trù dập
như thế thì còn ai dám tố cáo” - ông Mẫn bức xúc.Tin-ảnh: Hồng Ánh
Nạn buôn người qua Trung Quốc bùng phát ở Tây Ninh
Bộ Công an ra kết luận điều tra Blogger Anh Ba Sàm
Trong quá trình tố tụng vụ án tôi thấy có những vấn đề vi phạm
Luật sư Hà Huy Sơn
26.10.14
Bắt ông Hà Văn Thắm: Thêm một loạt nhân sự thay đổi.
Ngay sau khi ông Hà Văn Thắm bị bắt, ông Lê Quang Thụ sẽ tạm thời đảm nhiệm các nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT Ocean Group.
Khám xét nơi làm việc của ông Hà Văn Thắm tại tòa nhà DAEHA 360 Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội kết thúc lúc 22h ngày 24/10. Tại đây, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến vụ án. |
"Như lý do Ngân hàng Nhà nước đã công bố khi quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch ngân hàng, cá nhân tôi và các thành viên Hội đồng quản trị được biết sai phạm này trước hết liên quan đến việc cấp tín dụng của một doanh nghiệp khách hàng.---------------------------------------------------------------------------------------------------
Giao dịch sai phạm đã diễn ra khoảng hơn một năm trước và doanh nghiệp này cũng chỉ có duy nhất giao dịch đó với ngân hàng. Còn lý do nào khác thì phải chờ công bố cụ thể hơn từ cơ quan điều tra", bà Thu nói.
Vì sao Chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm mất chức?
Ông Hà Văn Thắm khi còn tại chức |
"Sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ocean Bank", thông cáo khẳng định.
Tạm giam 4 tháng nguyên Chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm
Ông Hà Văn Thắm trước khi bị khởi tố và bắt tạm giam |
Ông Hà Văn Thắm đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Thánh Gióng" năm 2009, nhận bằng khen và cúp "Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam" năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là một trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh "Giải thưởng Sao Đỏ 2011".