Nói với người cộng sản 24.01.2016

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Ngọc Hân công chúa

Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.

NỖI NHỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT

Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:

QUÁ KHỨ Ô NHƠ TƯƠNG LAI MỊT MỜ

Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.

HOÀNG SA NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI

Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.

23.10.14

Người dân Sài Gòn và những di sản sắp mất

Cái tên ban đầu là Charner, Bonard, Les Grands Magazins Charne và cuối cùng là thương xá Tax thì kiến trúc của tòa nhà này vẫn gần như được giữ nguyên trạng.
Trong thời gian qua, các dự án phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh mà người dân quen gọi Sài Gòn lên tiếng không ủng hộ. Vì sao dân chúng ở thành phố thương mại bậc nhất của VN lại không đón nhận sự thay đổi này? Hòa Ái tìm hiểu và trình bày trong phần sau.
Cư xá Tax và những hàng cây trăm tuổi
Người dân Sài Gòn có một niềm tự hào rất riêng biệt. Niềm tự hào đó không hẳn vốn dĩ vì Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông”, là thủ đô của Liên bang Đông Dương từ thế kỷ thứ 19 mà bởi vì đây là nơi “đất lành chim đậu”, là miền đất của nhiều người Việt tứ xứ tụ về, chọn nơi này để dung thân và lập nghiệp. Có thể không phải là nguyên quán nhưng Sài Gòn gắn kết với nhiều thế hệ người dân qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm của vận nước. Dù “thăng” hay “trầm” thì Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, vẫn luôn giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của VN.
Bộ mặt đô thị của một thành phố như thế đang dần thay đổi trong xu hướng hòa nhập với thế giới vì mục tiêu phát triển, thịnh vượng. Thế nhưng những dự án đang được triển khai như các tuyến đường metro, tạo điều kiện thuận tiện hơn trong việc đi lại của dân chúng hay như Thương xá Tax bị tháo dở để xây dựng công trình đa chức năng với tòa nhà cao 40 tầng, dự kiến hoàn thành vào năm 2019 lại không được người dân Sài Gòn đón nhận. Họ đang lên tiếng để cố giữ gìn những gì mà họ cho là “di sản” của Sài Gòn.
Những hàng cây cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm, tạo nên cảnh quang của thành phố, đồng thời cũng là “lá phổi” của môi trường sống cho cộng đồng dân cư Sài Gòn, bị đốn hạ một cách không thương tiếc.
Di sản đó là những hàng cây cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm, tạo nên cảnh quang của thành phố, đồng thời cũng là “lá phổi” của môi trường sống cho cộng đồng dân cư Sài Gòn, bị đốn hạ một cách không thương tiếc. Các nhà hoạch định dự án tuyến đường metro Bến Thành-Suối Tiên, Bến Thành-Tham Lương, và cầu Thủ Thiêm 2 chọn phương án đốn bỏ các hàng cây này trong khi người dân Sài Gòn chưa bao giờ được thông báo hay được yêu cầu đóng góp ý kiến đối với các dự án lớn như vậy.
Di sản đó là Thương xá Tax, một ký ức lịch sử đô thị, đã bị đóng cửa. Người dân Sài Gòn tiếc nuối cho một chứng tích hơn 130 năm tuổi bị xóa dấu vết. Các nhà chuyên môn xót xa khi nét văn hóa kiến trúc này không được bảo tồn. Kiến trúc sư Duy Black cũng là một cư dân Sài Gòn chia sẻ:
Hàng loạt cây cổ thụ có tuổi đời vài chục, thậm chí cả trăm tuổi ở TP HCM đang là
Hàng loạt cây cổ thụ có tuổi đời vài chục, thậm chí cả trăm tuổi ở TP HCM đang là báu vật cần được bảo tồn, chăm dưỡng...
“Bản thân mình cũng biết một đô thị thực sự là một hệ thống. Và tất cả những công trình nằm trong đó là một phần ‘thể xác’ nhưng để cho ‘thể xác’ đó sống được thì cần phải có những tâm hồn, là con người phải sống trong đó. Khi thay đổi theo hướng tốt thì tất nhiên ai cũng chấp nhận mà đằng này lại thay đổi một cách đột ngột, không có định hướng nào nên người dân không biết thay đổi để làm gì? Họ có cảm giác bị sốc thì họ sẽ có phản ứng, nêu lên thắc mắc của họ”.
Thương xá Tax, một ký ức lịch sử đô thị, đã bị đóng cửa. Người dân Sài Gòn tiếc nuối cho một chứng tích hơn 130 năm tuổi bị xóa dấu vết
Một số những cư dân Sài Gòn đài ACTD tiếp xúc đều bày tỏ sự lo lắng không biết tương lai thành phố của họ sẽ ra sao. Họ cho rằng họ chính là chủ nhân thành phố này nên họ có quyền phải được biết và được quyền quyết định “số phận” thành phố HCM hiện nay và cả trong tương lai. Các dự án phát triển đô thị muốn thuyết phục được người dân Sài Gòn thì cần phải được truyền bá thông tin về ích lợi cũng như hiệu quả và cả những bất cập như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân lại không có quyền hạn nào đối với các dự án phát triển đô thị nơi thành phố của họ, kể cả quyền được biết thông tin. Những gì họ biết đều là chuyện đã rồi.
Niềm tin đã mất
Câu hỏi đặt ra vì sao người dân Sài Gòn không có niềm tin ở các cấp lãnh đạo trong kế hoạch phát triển đô thị bền vững, thịnh vượng? Nhiều người dân ở đây nói rằng hiệu quả xây dựng cũng như hiệu quả kinh tế của hầu hết các dự án lớn nhỏ trên cả nước trong thời gian qua chính là câu trả lời. Họ không muốn thành phố từng là “Hòn ngọc Viễn Đông” sẽ phải bị sa vào vết lầy cố hữu như thế.
Mới đây nhất, người dân Sài Gòn đón nhận thông tin về dự án xây mới chợ Tân Bình bị các tiểu thương kinh doanh ở đây phản đối. Một tiểu thương nói với đài RFA lý do không đồng tình với dự án phát triển chợ Tân Bình quy mô hơn:
“Tiểu thương chúng tôi là những người ngồi bám trụ ở đây mấy chục năm từ thời cha mẹ cho đến chúng tôi. Bây giờ Quận đưa ra một đề án xây chợ như vậy không hợp lòng, bảo rằng chúng tôi muốn trở vô bán thì phải đóng tiền thuê. Thứ nhất là chúng tôi cũng không có số tiền bốn trăm mấy chục triệu như vậy để đóng. Thứ hai là chợ truyền thống chỉ ở dưới lầu còn lên lầu thì chúng tôi không bán được. Chúng tôi đã bỏ một số tiền rất lớn, đi vay, đi mượn, đi cầm cố, thế chấp để vay ngân hàng, để được vô chợ bán mà bán không được thì chúng tôi đã nợ rồi, làm sao có tiền trả lãi suất ngân hàng? Nợ chồng nợ.”
Đề nghị của Tổng Lãnh sự quán Phần Lan giúp một số giải pháp bảo tồn Thương xá Tax và đồng thời nhiều lãnh sự quán EU khác tại thành phố cũng hưởng ứng qua một văn bản đề nghị người dân Sài Gòn cùng ký tên kiến nghị với UBND/TP cho dừng lại viêc phá bỏ thương xá Tax
Hôm 25 tháng 9, khoảng 300 tiểu thương chợ Tân Bình tuần hành phản đối dự án phá chợ cũ, xây chợ mới. 3 ngày sau khi tiếp xúc với tiểu thương, ông Châu Văn La, Chủ tịch UBND quận Tân Bình, ký văn bản tạm ngưng không triển khai các bước tiếp theo của dự án xây trung tâm thương mại và chợ truyền thống Tân Bình.
Ý kiến đóng góp của các tiểu thương chợ Tân Bình: “Nguyện vọng của tiểu thương không muốn xây chợ mới, giữ nguyên chợ truyền thống” được lắng nghe. Qua sự kiện này, người dân Sài Gòn có hy vọng về đề nghị của Tổng Lãnh sự quán Phần Lan giúp một số giải pháp bảo tồn Thương xá Tax và đồng thời nhiều lãnh sự quán EU khác tại thành phố cũng hưởng ứng qua một văn bản đề nghị người dân Sài Gòn cùng ký tên kiến nghị với UBND thành phố cho dừng lại viêc phá bỏ thương xá Tax, nơi có kiến trúc và lịch sử của người Pháp còn lưu lại.

Để kết thúc bài phóng sự hạn hẹp này, Hòa Ái mượn lời của một cư dân Sài Gòn chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng:“Sài gòn đẹp, đẹp tới nỗi nếu những người quản lý và hoạch định đô thị này làm hỏng nó, trực tiếp hoặc gián tiếp, thì tội của họ phải lớn tới mức nào?!”

Nguồn: VnExpress, RFA

22.10.14

Việt Nam thua Lào, Campuchia về công nghệ

 Cứ đà phát triển như hiện nay không những chấp nhận thua mà VN còn phải chạy đuổi theo Lào và Campuchia. 

Th.S Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới.
PV:- Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra khảo sát GDP bình quân đầu người năm 2013 của VN là 1.910 USD/người chỉ cao hơn Lào hơn 300USD/người và 900USD so với Campuchia.  Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phải thừa nhận "Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình". Ông có bất ngờ về nhận định trên không và tại sao? Theo ông, vì sao thông tin kinh tế Việt Nam thua kém những nước như Lào và Campuchia luôn gây sự băn khoăn lớn trong dư luận đến vậy?
Th.S Bùi Ngọc Sơn: Tôi không cho rằng nhận định trên là điều có thể gây bất ngờ. Nhìn vào thực tế, nền kinh tế VN mấy năm qua sẽ thấy chính sách, môi trường không đem lại sự cải thiện nào cho nền kinh tế. Trong khi, tài nguyên đang bị tiêu hao, nợ công lớn dần, khu vực kinh tế sản xuất trì trệ, chết đứng không tạo ra được của cải dôi dư. Còn Lào và Campuchia lại đang trở thành môi trường tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do chính sách làm ăn thông thoáng, họ lại đang ở giai đoạn đầu của các nước đang phát triển và có tốc độ phát triển rất cao.
Khi Lào và Campuchia đang ở đà phát triển cao như vậy mà VN lại chậm, thậm chí còn thụt lùi thì việc thua họ là đương nhiên.
Campuchia sản xuất ô tô, VN chạy đua đào tạo tiến sĩ
Campuchia sản xuất ô tô, VN chạy đua đào tạo tiến sĩ
Điều khiến dư luận giật mình tức là Lào và Campuchia đã cho VN thấy không còn khái niệm "tôi yếu kém, đi sau anh thì tôi phải thua anh", mà họ đang cho thấy họ đã sắp vượt mặt VN. Thêm cả Myanmar, Lào và Campuchia, sức cạnh tranh của các nước láng giềng cạnh VN đang lên rất mạnh, nếu không thay đổi chỉ trong ít thời gian nữa họ sẽ bỏ xa VN mà vươn lên.
Với nhận định của tôi, cứ nhìn vào cách thức làm ăn như hiện nay chắc chắn VN sẽ bị tụt hậu. Những con số khảo sát này cho thấy rõ điều đó đang diễn ra trên thực tế chứ không còn là cảnh báo nữa và tình hình ngày càng trầm trọng lên.
PV:- Cùng với GDP được cho là sắp thấp hơn Lào và Campuchia, Việt Nam đang bị đánh giá thấp về năng lực sáng tạo của nền kinh tế thua Lào, tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... đang thua kém Campuchia. Có thể nói dự báo VN thua Lào và Campuchia đã dần thành hiện thực được chưa, thưa ông, đặc biệt trong bối cảnh, nhiều chuyên gia đã khẳng định, Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình?
Th.S Bùi Ngọc Sơn: Tôi cho rằng VN thua Lào và Campuchia đã trở thành hiện thực rồi chứ không còn là dự báo nữa. Công nghiệp ô tô chúng ta đi trước Campuchia cả mấy chục năm, nhưng trong 20 năm phát triển ngành công nghiệp này VN vẫn là lắp ráp, gia công trong khi Campuchia đã đón nhận chiếc ô tô tự sản xuất đầu tiên. VN chỉ có niềm tự hào lớn nhất, hơn Lào và Campuchia được công nghệ đào tạo và số lượng tiến sĩ, giáo sư.
Tức là họ làm có chủ đích, có ý đồ để vươn tới làm chủ công nghệ, khẳng định vị thế trong khi VN chỉ quan tâm tới GDP và tiền bạc. Với tình trạng sức khỏe như hiện nay, VN lại đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thì vấn đề đặt ra là VN thua tới mức nào và Lào - Campuchia sẽ tiến nhanh tới đâu chứ không phải câu chuyện dự báo trong tương lai nữa.
Nhất là trong bối cảnh thế giới đang cạnh tranh dữ dội nhưng VN trong tay không có gì từ công nghệ, trình độ quản lý tới tiềm năng kinh tế... tức là cứ nằm chờ cơ hội đưa đẩy mình thì rất nguy hiểm. Cứ với cách làm thụ động, ngồi yên để đi từ giật mình này tới giật mình khác, chỉ trong vài năm tới VN sẽ phải đuổi theo Lào và Campuchia.
Trong khi Lào họ đang làm thật thì VN lại đang cổ vũ nhau bằng các chỉ số GDP, thậm chí có cả những thứ rất kỳ quặc như chỉ tiêu tăng tưởng tín dụng... Tôi phải nhấn mạnh, tăng trưởng tín dụng không phải mục tiêu, nó chỉ là phương tiện, là chỉ tiêu phản ánh chứ không thể coi đó là mục tiêu. Cái quan trọng là nhìn thẳng vào cách thức tăng trưởng GDP được tạo ra từ đâu, tăng trưởng phải bền vững, chắc chắn... khi đó tăng trưởng tín dụng sẽ lên. Cách tăng trưởng tín dụng bằng cách bơm tiền ra một thị trường đang bị tê liệt, không thể hấp thụ được chỉ làm rối loạn thêm thị trường.
 Tức là, làm nhưng không có kế hoạch cụ thể rõ ràng. Tại sao phải làm như vậy, làm vậy thì phải cần nguồn lực bao nhiêu, cơ chế nào, ai làm là hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của nhà nước là gì... tất cả không được thể hiện rõ. 
PV:- Xem xét cụ thể hơn, thưa ông, cách thức phát triển của Lào và Campuchia hiện nay giống và khác con đường Việt Nam đã đi qua như thế nào? Nếu như vậy, Lào và Campuchia có cơ hội nhìn vào bài học Việt Nam mà tránh được "bẫy thu nhập trung bình" mà Việt Nam đang vướng vào hay không? Đã có dấu hiệu gì chứng tỏ điều đó ở hai nền kinh tế này?
Th.S Bùi Ngọc Sơn: Tôi không đi sâu nghiên cứu hai nền kinh tế này, nhưng theo đánh giá của tôi hai nền kinh tế này cũng có cách đi lên gần giống VN. Giai đoạn đầu cũng tăng trưởng chủ yếu nhờ tận dụng tài nguyên, tận dụng lao động.
Tuy nhiên, một quốc gia muốn đi lên, đạt được sự tăng trưởng bền vững phải tạo ra được sự tăng trưởng ban đầu bắt đầu từ thiết lập một hệ thống thể chế thuận lợi, phù hợp với điều kiện, bối cảnh phát triển của mỗi nước đó.
Chính sách phải khuyến khích sáng tạo, cạnh tranh, khuyến khích đổi mới mới trường tồn được, nếu lúc nào cũng trong ảo tưởng sắp cất cánh nhưng cứ nằm mãi trên đường băng chờ điều kiện thì đến một lúc nào đó cũng sẽ dậm chân tại chỗ.
PV:- Phía Bộ KHĐT cho rằng, phải duy trì tăng trưởng ở mức 6-7% mới giúp tránh được tương lai gần trên nhưng theo nhiều chuyên gia đã nhận định, cách thức tăng trưởng không dựa vào phát triển sản xuất, tăng nội lực của nền kinh tế như ở VN hiện nay không đưa kinh tế Việt Nam ra khỏi vòng luẩn quẩn. Ông bình luận như thế nào về hai ý kiến trên? Theo quan điểm cá nhân ông, Việt Nam có cách nào để thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình" đang vướng phải, để nền kinh tế có thể đứng vững được trước những thách thức WTO sắp tới?
Th.S Bùi Ngọc Sơn: Đó là điều chính xác. Chỉ tiêu cứ đưa ra nhưng duy trì bền vững được mới là quan trọng.
Nếu cứ làm như hiện nay, rất khó để VN có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nền kinh tế còn coi DNNN là chủ đạo của nền kinh tế, còn trông chờ vào DNNN trong khi nhóm này đang làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, BĐS đắp đống, nợ xấu lên cao, khu vực sản xuất dậm chân tại chỗ... thì khó nhìn thấy sự thay đổi trong thời gian tới.
PV:- Xin cảm ơn ông!

Tiền chi ào ào, ngập vẫn ngập


Hàng loạt căn nhà dọc theo QL50 thuộc địa bàn xã Phong Phú, H.Bình Chánh đều chìm sâu phía dưới mặt đường và vỉa hè từ nửa mét đến hơn 1 m. Một số căn nhà vừa nâng nền cho nổi lên trên, nhưng cũng chỉ làm được ở phía trước nhà, còn phía sau vẫn như tầng hầm. Đó là kết quả sau khi nâng đường của công trình bù lún, thảm bê tông nhựa mặt đường, nâng cao và chỉnh sửa các hạng mục cần thiết trên QL50, do Khu quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở GTVT TP.HCM) làm chủ đầu tư thi công hồi đầu năm 2014.

Trước đó, đoạn quốc lộ này đã được nâng cao nền đường một lần khi thi công giai đoạn 1 (hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2007). Nền đường đã được nâng cao hơn đỉnh triều cường lúc đó. Tuy nhiên, không bao lâu sau, đường này đã ngập lại do triều cường ngày càng nghiêm trọng.

 Triều cường "ăn" mất tầng 1

Người dân phản ánh ngập rất nhiều. Liệu các đồng chí đã báo cáo hết tất cả các điểm ngập chưa? Điểm ngập mà giấu làm gì. Các đồng chí cứ giấu trong cặp thì biết đâu mà xử lý.

Phải công bố ra cho người dân biết là các đồng chí báo cáo có đúng không

Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM

Chủ hộ một căn nhà mặt tiền QL50, ở ấp 5, xã Phong Phú, cho biết: Trước đây, do nằm ngay đoạn ngập nặng nhất, nhà bị ngập sâu có khi đến cả mét nước trong các tháng cao điểm về triều cường. Ngoài đường cũng bị ngập khoảng hơn nửa mét. Nhưng khi đường được nâng lên thì hầu hết nền nhà dân hai bên đều thấp hơn đường, có nhà thấp hơn đến 1,5 m. "Giờ QL50 đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đi về phía cầu Ông Thìn đã hết ngập, nhưng trong hẻm và đường nhánh đều ngập lênh láng, muốn hết ngập cũng phải nâng nền lên như QL50" - một chủ hộ nói.

Theo chính quyền xã Phong Phú, các tuyến đường nhánh này cũng đã có kế hoạch nâng nền lên đạt cao độ đến 2,5 m, cao hơn nền đường hiện hữu khoảng hơn 1 m và cao ngang bằng với QL50 hiện tại. Hôm chúng tôi đến, một chủ hộ nhà trên con đường nhánh ở ấp 5 chỉ tay về phía cột điện có kẻ một vạch màu đỏ, nói: "Con đường này phải nâng lên tới mức vạch đó mới hết ngập, khoảng hơn 1 m nữa. Đó là ở ngoài đường thôi, còn trong nhà cũng phải nâng nền lên, chắc cũng phải tốn từ vài chục đến cả trăm triệu đồng".

Đường Lê Văn Lương đi qua địa bàn Q.7 và H.Nhà Bè cũng bị ngập trong đợt triều cường cao vừa qua. Nặng nhất là đoạn đi qua xã Nhơn Đức và xã Phước Kiển. Anh Sơn, một người dân ở xã Nhơn Đức kể trong ngày đỉnh triều cao 1,68 m, nước ngập lên đến yên xe gắn máy trong khi con đường này cũng mới được nâng nền cách nay khoảng vài năm. Lúc làm đường vào khoảng năm 2008 - 2009, người dân cũng rất khổ sở vì tiến độ thi công ì ạch. Những tưởng rằng khi hoàn thành sẽ hết khổ, thì nay lại phải "bơi" mỗi khi triều cường lên đỉnh cao.

Cũng từng là điểm thường bị ngập mỗi khi mưa lớn và triều cường, nhiều con đường ở khu Văn Thánh Bắc (Q.Bình Thạnh) đã được nâng nền để chống ngập. Nhưng với kiểu làm không đồng bộ, đường nâng sau luôn cao hơn đường nâng trước khiến nhiều đoạn trông rất kỳ cục, đang thấp rồi lên cao, rồi lại xuống thấp. Có khi cùng một con đường, chỉ vài trăm mét nhưng cũng có đoạn thấp, đoạn cao như đường D3. Hậu quả là những chỗ nâng trước giờ tiếp tục ngập khi có mưa lớn và triều cường. Ngay cả đường D2 - trục đường chính của khu vực này cũng có những lúc bị ngập, dù đã một lần được nâng nền.

TS Bùi Tuyên (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) nhận xét: "Nâng cao đường thì nhà dân bị ngập, họ cũng buộc phải nâng nhà lên. Hầu hết nhà làm trước 1995 ở dọc các đường thấp đều đã bị mất (chìm) luôn tầng một. Những hộ nghèo chưa nâng nhà kịp sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng trong thời gian dài".

Trách nhiệm lớn nhất thuộc về Sở GTVT
 
Chống ngập trên mặt đường

Theo một cán bộ Sở Tài chính, kế hoạch chi ngân sách cho Sở GTVT 1 năm khoảng 5.000 tỉ đồng, cho Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP khoảng hơn 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều dự án trình lên để thực thi chỉ lo nâng đường, làm cống mà không nạo vét kênh mương nên nước không có chỗ thoát, làm ngập hẻm, nhà dân. Đây là cách làm không phát huy được hiệu quả vì chỉ “chống ngập trên mặt đường”.

Tại cuộc họp của UBND TP.HCM với các sở ngành liên quan về chống ngập trên địa bàn TP vào chiều 21.10, khi lãnh đạo Sở GTVT, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP lý giải tình trạng ngập nước thời gian qua do triều cường, lượng mưa lớn, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP nói ngay: “TP.HCM ngập thì cả thế giới biết rồi, giờ không thanh minh về nguyên nhân này kia gì nữa. Nếu cứ nói ngập do mưa thì gọi điện hỏi ông trời. Phải xác định được lỗi chủ quan trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án chống ngập đã làm cho tình hình ngập trầm trọng hơn. UBND TP đã giao nhiệm vụ mấy năm nay rồi, ngày nào cũng gọi điện mà kết quả như vậy thì sao được”. Ông Tín cho rằng những bất cập, tồn tại trong công tác xử lý chống ngập, trách nhiệm lớn nhất thuộc về Sở GTVT.

Theo ông Tín, cuối năm 2013, đã xử lý dứt điểm được 47 điểm ngập, còn lại 11 điểm theo kế hoạch xử lý trong giai đoạn 2014 - 2015. Tuy nhiên, hiện có 11 điểm tái ngập ở khu vực trung tâm TP (chưa tính đến khu vực ngoại thành), 2 điểm phát sinh ngập mới ở Q.Tân Phú, trong đó có 5 điểm do tắc trách trong thi công dự án kênh Tân Hóa - Lò Gốm. “Làm thế này thì có lỗi với dân, trong khi tiền thì chi ào ào”, ông Tín bức xúc, và đặt vấn đề: “Người dân phản ánh ngập rất nhiều. Liệu các đồng chí đã báo cáo hết tất cả các điểm ngập chưa? Điểm ngập mà giấu làm gì. Các đồng chí cứ giấu trong cặp thì biết đâu mà xử lý. Phải công bố ra cho người dân biết là các đồng chí báo cáo có đúng không”.

“Tôi ghét bệnh thành tích lắm. Nếu làm không được thì phải sửa, chứ cứ lờ lờ như thế này là không được. Các đồng chí cũng được cho đi tây đi tàu về nhưng làm thì không giống ai. Trong điều kiện chưa thể giải quyết được triệt để nhưng cũng chính mình làm cho ngập nặng hơn. Từ nay đến 2015 phải lo xử lý chứ không thể để hoài vậy được”, ông Tín nhấn mạnh, và yêu cầu các đơn vị liên quan nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và rút ra bài học kinh nghiệm.

Về vấn đề xử lý ngập do triều cường, ông Tín phân tích việc xây đê bao (kéo dài từ Q.12 đến H.Nhà Bè dọc sông Sài Gòn) không thể làm xuể vì kinh phí sẽ rất lớn. Giải pháp khả thi nhất là lắp đặt hệ thống cống và van ngăn triều ở cửa sông nhưng do khó khăn về nguồn vốn, TP không thể giải quyết hết được trong vòng một vài năm.

Việt Nam lo ngại nợ công chạm ngưỡng rủi ro

Hôm 20/10, ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm cho biết nợ công của Việt Nam “đang tăng nhanh”, trong khi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trước đó nói rằng khoản nợ này có khả năng "đạt suýt soát 64% GDP" vào cuối năm 2015.
Thông tin về nợ công được ông Dũng đưa ra khi báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sáng 20/10.
Ông Dũng phát biểu:
“Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc. Bội chi ngân sách còn cao. Nợ công tăng nhanh. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2%. Theo quy định của chiến lược nợ công là không quá 25%, nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ, và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%. Tổng cầu tăng chậm, tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm. Nợ xấu còn cao, xử lý còn chậm. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc và thị trường bất động sản phục hồi còn chậm”.
Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định rằng hiện các tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của Việt Nam đều trong giới hạn cho phép.
Trước đó, trong buổi trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam ngày 13/10 tại Hà Nội, bà Ngân khẳng định nợ công là vấn đề “được Quốc hội hết sức lưu ý”.
Bà được trích lời nói: "Chúng tôi quy định nợ công không vượt quá 65% GDP. Với tính toán mà Chính phủ báo cáo Quốc hội lần này, mức đó đạt suýt soát 64%".
Vấn đề nợ công của Việt Nam hiện đang thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế cũng như báo chí trong nước.
Tính đến nay, nợ công của Việt Nam, theo Đồng hồ nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist, là gần 85 tỷ đôla.
Nguồn: VnExpress, VOA.

Chính quyền và sinh viên Hong Kong đàm phán

Giới chức Hong Kong vừa kết thúc vòng đối thoại đầu tiên với sinh viên và nhà đàm phán của chính quyền nói bà hy vọng sẽ tiếp tục có các cuộc đối thoại khác với sinh viên.
Các đại diện sinh viên tham gia đối thoại lặp lại yêu cầu đòi không hạn chế ứng viên cho chức đặc khu trưởng trong cuộc bầu cử vào năm 2017.
Tuy nhiên cả giới chức Hong Kong và Bắc Kinh đã nói điều này là không thể được.
Người biểu tình đã chiếm nhiều địa điểm chính của thành phố, mặc dù số lượng người tham gia đã giảm.
Phóng viên Juliana Liu của BBC tại Hong Kong nói mặc dù những người biểu tình biết rằng hầu như không có khả năng đòi hỏi của họ được đáp ứng, họ vẫn bám trụ trên đường phố để cho chính quyền biết rằng đấu tranh cho cải cách dân chủ là một quá trình lâu dài.
'Bài toán số'
Đoàn đàm phán của chính quyền Hong Kong do bà Carrie Lam, chánh văn phòng Đặc khu, dẫn đầu trong khi có 5 người đại diện cho các sinh viên.
Các cuộc đối thoại đã bị hai lần hủy trước đó.
Vòng đối thoại đầu tiên, bắt đầu lúc 18:00 giờ địa phương, tập trung vào yêu sách của các sinh viên về việc chính quyền trung ương phải thay đổi lập trường về cách chọn lọc ứng viên cho cuộc bầu cử sắp tới.
Các thủ lĩnh sinh viên tái khẳng định quan điểm muốn lãnh đạo Hong Kong được bầu cử một cách dân chủ hơn - điều đã bị bà Carrie Lam bác bỏ.
"Nếu quan điểm của họ vẫn như vậy thì tôi e rằng chúng tôi sẽ tiếp tục bất đồng," bà nói.
Alex Chow, Tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hong Kong, nói lập trường của chính quyền là "mơ hồ".
"Chúng tôi cho rằng chính quyền cần giải thích rõ ràng hơn trước công chúng," ông nói thêm.
"Nếu đây hoàn toàn là một bài toán số thì có lẽ quý vị sẽ phải đối thoại với một nửa người dân Hong Kong có thu nhập dưới 1.800 đô la Mỹ một tháng," ông Lương nói trước báo giới, "Khi đó mới có thể có những kiểu chính trị và chính sách như thế."
Ông Lương nói những vấn đề như thiếu năng động xã hội và giá nhà quá cao là 'không thể chấp nhận' và chính quyền cần làm nhiều hơn để giải quyết.
Nhưng ông cũng nói lập trường của Bắc Kinh, trong đó bất cứ ứng viên nào cũng cần được một ủy ban phê chuẩn, là "tốt hơn".
Ông nói việc bản thân ông được đề cử hồi năm 2012 là được một ủy ban gồm 1.200 thành viên từ nhiều thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau lựa chọn.
Ông Lương nói cơ cấu của ủy ban đề cử này là vấn đề có thể đàm phán.

Mỹ hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày

Chính phủ Hoa Kỳ hoan nghênh việc Hà Nội trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, người sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự Do, tù nhân lương tâm Việt Nam được thế giới biết tiếng, và cũng là người được Tổng Thống Obama nêu đích danh trong ngày Tự Do Báo chí 2012, khi nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi thế giới chớ nên quên những nhà báo đang bị giam cầm.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf nói:
“Chúng tôi hoan nghênh quyết định của giới hữu trách Việt Nam, trả tự do cho tù nhân lương tâm này. Ông đã quyết định lên đường sang Hoa Kỳ sau khi được phóng thích khỏi nhà tù, và sẽ tới Hoa Kỳ vào ngày hôm nay, thứ Ba 21 tháng 10. Chính ông đã quyết định sang Hoa Kỳ. Chúng tôi trước sau như một vẫn kêu gọi phải trả tự do cho ông, và tất cả các tù nhân chính trị khác tại Việt Nam.”
Trả lời câu hỏi liệu trong những ngày tới, có thêm người tù nào được phóng thích hay không, bà Marie Harf nói bà hy vọng điều này sẽ xảy ra.
Tuy nhiên phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ không trực tiếp trả lời câu hỏi liệu blogger Điếu Cày có bị cưỡng ép phải rời Việt Nam ngay sau khi ông ra khỏi nhà tù hay không, mà chỉ nói rằng bà sẽ tham khảo lại với các giới chức Việt Nam về vấn đề này. Nhưng bà xác định rằng chính blogger Điếu Cày quyết định đi Mỹ.
Các hãng thông tấn quốc tế sáng nay đăng tin Điếu Cày đã tới phi trường Los Angeles vào đêm qua, và đã được nhiều người ủng hộ nồng nhiệt chào đón.
Thông tấn xã AFP hôm nay dẫn lời ông nói với hàng chục người đến đón ông tại phi trường, rằng “Đây là sự chiến thắng của các giá trị dân chủ. Đây là thông điệp hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể đánh đi tới các tù nhân chính trị vẫn còn bị giam cầm trong các nhà tù cộng sản là họ không đơn độc.”
Tuy nhiên blogger Điếu Cày khẳng định quyết định đi Mỹ không phải là do ông, mà là quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. Theo AFP, blogger Điếu Cày nói:
“Chính phủ Mỹ muốn tôi trở thành một công dân Mỹ, nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam muốn trục xuất tôi. Tôi đến đây và sẽ đấu tranh để trở về Việt Nam.”
Trong bản tin buổi tối thứ Ba, hãng tin Reuters nhắc lại vụ nhà báo bất khuất này đã từng tuyệt thực suốt 5 tuần trong tù. Cuộc tuyệt thực mới đây nhất chấm dứt vào cuối tháng Bảy sau khi các công tố viên đồng ý xem xét những khiếu nại của ông rằng ông đã bị ngược đãi trong tù. Đây là cuộc tuyệt thực thứ nhì của ông từ khi bị bỏ tù vì bị quy tội “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Trước khi ông được trả tự do, gia đình Điếu Cày đã bày tỏ lo ngại về tình trạng sức khoẻ suy yếu của ông, nói rằng trong lần thăm nuôi gần đây nhất, tình trạng của ông tệ đến mức khó có thể nhận ra ông.
Blogger Điếu Cày là tù nhân lương tâm Việt Nam nổi tiếng là bất khuất, và là một trong những nhà đấu tranh nổi bật nhất cho quyền tự do báo chí, và đi đầu trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

TIN CẬP NHẬT VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CỦA NGƯỜI DÂN HỒNG KÔNG NGÀY THỨ 23



Tối nay sẽ có cuộc hội đàm giữa đại diện sinh viên và đại diện đặc khu trưởng Hồng Kong. Mỗi phái đoàn sẽ có năm người, phía sinh viên do Alex Chow cầm đầu, và phía chính quyền do bà Carrie Lam, giới chức cao cấp thứ nhì Hồng Kong chủ trì. Cuộc hội đàm sẽ diễn ra tại trường Đại Học Y Khoa từ 6 đến 8 giờ tối. Cuộc đàm phán sẽ do Viện trưởng Đại Học Lingnan điều hợp và sẽ được trực tiếp truyền hình cho dân chúng theo dõi.
Sáng nay khu vực biểu tình tương đối lắng dịu, nhưng không khí rất căng thẳng vì đa số ai cũng lo âu không biết với thái độ quá cứng rắn của Bắc Kinh cũng như các cuộc đàn áp quá mạnh tay của cảnh sát trong mấy ngày qua, liệu chính quyền có thiện chí tương nhượng để giải quyết yêu sách bầu cử dân chủ của sinh viên hay không. Và nếu cuộc hội đàm đi đến bế tắt, tình hình sẽ rất nguy ngập, và không ai có thể lường trước hậu quả sẽ ra sao.
Trong khi đó, sáng nay Nhật báo South China Morning Post đã kêu gọi hai bên hội đàm phải thành tâm thiện chí, nhất là nhà cầm quyền cần duy trì tinh thần độc lập, không để Bắc Kinh chi phối quá sâu đậm nội tình đặc khu. Ngoài ra, tại hải ngoại, 33 tổ chức xã hội dân sự của người Hoa cũng lên tiếng ủng hộ phong trào biểu tình đòi dân chủ và kêu gọi cảnh sát chấm dứt mọi sự đàn áp, vi phạm nhân quyền và tập thể sinh viên và chính quyền phải tìm cách dàn xếp ổn thỏa ước vọng chính đáng của dân chúng là có cuộc bầu cử dân chủ thực sự năm 2017.

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: THỦ TƯỚNG MUỐN CHIẾN, ĐẠI TƯỚNG MUỐN HÀNG

Trong ngày khai mạc phiên họp mới của quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là Trung Cộng đã có hành động sai trái khi đưa giàn khoan vào hải phận VN và tuyên bố sẽ bảo vệ chủ quyền đất nước mặc dù lực lượng quốc phòng yếu kém, cần phải đầu tư nhiều hơn. Trong khi đó thì Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng, lại khẳng định là quân đội sẽ không để xảy ra bất cứ xung đột nào trên biển và sẽ cố tránh xử dụng bạo lực.
Cần nhắc lại là vào tuần trước, ông Phùng Quang Thanh đã cầm đầu một phái đoàn gồm 13 tướng lãnh cao cấp sang Trung Cộng trong chuyến đi gọi là "sưởi ấm lại mối quan hệ song phương Việt – Hoa". Ông Thanh khoe với báo chí là chuyến đi sứ của ông đã đạt được thành tích là thành lập đường dây liên lạc thường xuyên giữa hai bộ quốc phòng để có thể đối thoại trực tiếp nếu xảy ra bất cứ xung đột nào.
Trong khi đó thì Nguyễn Tấn Dũng, sau chuyến vận động Âu châu ủng hộ VN trong các tranh chấp chủ quyền Biển Đông, đã có những lời lẽ mạnh mẽ hơn đối với Trung Cộng, nhưng thú nhận là VN không đủ nguồn lực để đầu tư trong lãnh vực quốc phòng.

NỀN KINH TẾ VN SẼ VẪN U ÁM TRONG NĂM TỚI

Trong diễn văn khai mạc phiên họp quốc hội vào hôm qua, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo là nền kinh tế tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn và thách thức trong năm tới, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng là tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2015 sẽ đạt mức 6.2%, đồng thời cam kết sẽ kiểm soát được các khoản nợ công.
Hai phát biểu trái ngược nhau này đã dẫn đến các bình luận của giới quốc tế là Nguyễn Sinh Hùng muốn công kích Nguyễn Tấn Dũng khi nhắc đến tình trạng yếu kém của nền kinh tế trong mấy năm qua. Một số nguồn tin còn cho biết là ông Hùng cũng lăm le chiếm ghế thủ tướng trong kỳ đại hội đảng năm tới.
Cũng trong buổi khai mạc phiên họp quốc hội vào hôm qua, trưởng đoàn đại biểu Đà Nẵng thông báo là ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương, không thể dự họp vì vẫn đang chữa bệnh tại Mỹ. Tính đến hôm nay là đã hơn 2 tháng, ông Thanh vắng mặt trên chính trường VN. Chính vì thế, người ta tin rằng sẽ có một sự thay đổi nhân sự trong ban nội chính trung ương, cơ quan được trao phó nhiệm vụ xét xử các đại án tham nhũng.

CÁC ĐẠI CÔNG TY CỦA VN ĐANG CÓ NGUY CƠ PHÁ SẢN

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội VN vào hôm qua cho biết là một số đại công ty đã bắt đầu ngừng hoạt động, giải thể hoặc kê khai phá sản, trong khi Ủy ban Tư pháp Quốc hội VN lại báo cáo là tình trạng tham nhũng trong ngành ngân hàng hiện nay là "đặc biệt nghiêm trọng".
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm ủy ban kinh tế quốc hội, thì tình hình suy thoái của thế giới và các tranh chấp ở Biển Đông đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế VN, dẫn đến sự phá sản của hàng chục ngàn doanh nghiệp nhỏ trong 9 tháng qua. Tuy nhiên hiện có một số doanh nghiệp lớn hay trung bình cũng lâm vào tình trạng tê liệt, giải thể hay sắp phá sản, kéo theo hàng trăm ngàn người bị thất nghiệp và thất thu ngân sách, mức nợ công tiếp tục gia tăng vì nhà nước phải đi vay mượn để bù đắp các khoản chi tiêu.
Trong khi đó thì ủy ban tư pháp lại báo cáo là tệ nạn tham nhũng vẫn hoành hành trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là trong ngành tài chánh – ngân hàng, gây thất thoát rất lớn về tài sản quốc gia. Chủ nhiệm ủy ban tư pháp, Nguyễn Văn Hiện, cũng thừa nhận là người dân hiện mất niềm tin vào công cuộc bài trừ tham nhũng của đảng và nhà nước VN.

HAI PHI TRƯỜNG LỚN NHẤT VN BỊ XẾP VÀO LOẠI TỆ NHẤT CHÂU Á

Hai phi trường quốc tế lớn nhất VN, là Tân Sơn Nhất - Sài Gòn và Nội Bài – Hà Nội, vừa bị xếp vào danh sách tệ nhất Á châu, theo kết quả một cuộc thăm dò du khách.
Cuộc thăm dò do trang mạng The Guide to Sleeping in Airports thực hiện vào năm nay, cho thấy hai phi trường Tân Sơn Nhất và Hà Nội đều nằm trong danh sách 10 phi trường tồi tệ nhất khu vực vì cơ sở hạ tầng và phục vụ yếu kém. Ngay lập tức giới hữu trách VN giận dữ phản đối kết quả này là "không phản ánh đúng thực tế và thiếu khách quan", một luận điệu quen thuộc của quan chức VN mỗi khi bị thế giới chê trách về bất cứ lãnh vực nào, từ vi phạm nhân quyền cho đến tệ nạn tham nhũng.

NAM HÀN BÓC LỘT TÀN TỆ GIỚI CÔNG NHÂN NHẬP CẢNG

Trong báo cáo đưa ra vào hôm qua, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã mãnh liệt lên án tình trạng bóc lột và đối xử tàn tệ của Nam Hàn đối với những công nhân ngoại quốc được tuyển dụng vào làm việc trong ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều công nhân đến từ VN.
Dưới tựa đề "Vụ mùa cay đắng", bản báo cáo của Ân xá Quốc tế đã trích dẫn lời kể của các công nhân về tình trạng cưỡng bách lao động một cách có hệ thống trong ngành nông nghiệp Nam Hàn, nếu không muốn là ép buộc công nhân làm việc như nô lệ. Cần biết là theo thông tấn xã Pháp thì trong số 250 ngàn công nhân ngoại quốc đang làm việc tại Nam Hàn, có khoảng 20 ngàn người làm việc trong ngành nông.
Báo cáo cũng trích dẫn một số trường hợp công nhân bị hành hung và bị đuổi việc một cách bất công. Tuy nhiên bộ lao động Nam Hàn đã mạnh mẽ bác bỏ báo cáo này và cho rằng Ân xá Quốc tế đã bóp méo sự thật.

TỔNG THỐNG INDONESIA CHÍNH THỨC NHẬM CHỨC

Tân tổng thống Nam Dương, ông Joko Widodo, đã tuyên thệ nhậm chức vào hôm qua, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Úc Tony Abbott và Ngoại trưởng Mỹ Jon Kerry.
Buổi tuyên thệ diễn ra tại trụ sở quốc hội Nam Dương ở thủ đô Jakarta và ông Widodo 53 tuổi, còn được gọi một cách thân mật là Jokowi, lên tiếng kêu gọi người dân Indonesia hãy đoàn kết để đưa đất nước đến sự phú cường.
Cần nói thêm, ông Widodo xuất thân từ giới bình dân và là đô trưởng Jakarta trước khi đánh bạo đối thủ Subianto trong cuộc tuyển cử ghế tổng thống vào tháng 8 vừa qua.

20.10.14

Ebola: Những điều cần biết để tránh

Dịch sốt xuất huyết Ebola tiếp tục hoành hành tại Châu Phi từ tháng 03/2014 đếnnay. Số nạn nhân tử vong tại ba nước bị lây nhiễm nhiều nhất là Sierra Leone, Guinea và Liberia đã lên gần 4.500 người trên tổng số gần 9.000 trường hợp nhiễm bệnh theo số liệu công bố ngày 15/10. Virus không dừng lại ở Tây Phi.

Thế giới phải động viên toàn lực trợ giúp các nước bị dịch Ebola. Cơn dịch có nguy cơ vượt tầm kiểm soát. Trên đây là lời báo động của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc qua một nghị quyết được toàn thể 15 thành viên thông qua ngày 15/10 vừa qua. Thái độ « nhất trí » hiếm hoi này cho thấy nỗi lo sợ của định chế quốc tế trước bệnh dịch mà theo thẩm định của Y tế Thế giới, một cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc sẽ tăng thêm trung bình từ 5.000 đến 10.000 bệnh nhân mới mỗi tuần kể từ đầu tháng 12.
Tại Liberia, có ngày số bệnh nhân qua đời lên đến 120 người. Bác sĩ, nhân viên y tế, thành viên thiện nguyện quốc tế, quốc nội cũng không tránh khỏi Ebola và nhiều người đã hy sinh.
Tại Hoa Kỳ, Tây Ban Nha một số trường hợp nhân viên y tế bị lây nhiễm được loan báo. Sự kiện, nữ y tá Nina Phạm, một nhân viên được xem là có kinh nghiệm phòng chống bệnh truyền nhiễm và một đồng nghiệp bị lây Ebola sau khi chăm sóc cho một kiều dân Liberia ở bang Texas làm tăng thêm mối lo âu về khả năng bảo vệ của trang thiết bị y khoa.
« cho đến nay chỉ có một đường lây truyền nào khác là qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, mô bệnh lý của các vật nhiễm bệnh cũng như là người bệnh và người ta cũng tìm thấy trong sữa nữa... nhưng không qua không khí … cách phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là vệ sinh cá nhân… phải rửa tay… ».
-------------------------------------------------------------------

Số nạn nhân chết vì dịch Ebola vượt ngưỡng 4000 người.

media

Theo sơ kết tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS công bố vào hôm qua, 10/10/2014, dịch bệnh Ebola đã làm hơn 4000 người thiệt mạng, chủ yếu tại Châu Phi. Bệnh cũng xuất hiện tại Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Châu Á chưa bị nhiễm nhưng bắt đầu lo ngại.

Số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới OMS ghi nhận 4033 ca tử vong từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng lên tại xứ Guinée, rồi lan rộng qua Liberia và Sierra Leone, tất cả đều ở vùng châu Phi.
Từ châu Phi, virut Ebola sau đó đã xuất hiện tại các lục địa khác, thoạt đầu là tại châu Mỹ với ca đầu tiên ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, rồi ở châu Âu, với trường hợp bà nữ y ta tại Madrid, Tây Ban Nha, bị nhiễm virút sau khi chữa trị cho hai bệnh nhân từ vùng dịch bệnh trở về.
Châu Á cho đến lúc này vẫn chưa phát hiện trường hợp bị lây nhiễm nào, nhưng mối lo ngại vừa gia tăng sau khi Philippines cho biết là đang xem xét việc triển khai một số lượng quan trọng nhân viên y tế của nước này qua châu Phi, góp sức cùng các lực lượng Anh, Mỹ, Cuba đã được phái đến nơi tham gia chống dịch.
Theo ông Shin Young Soo, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới vào hôm qua, thì vùng Đông Á và Đông Nam Á, hoàn toàn có thể bị dịch Ebola đe dọa.
Lý do là khu vực này bao gồm nhiều địa điểm là trung tâm giao thương của thế giới như Singapore hay Hồng Kông, đồng thời là nơi có những đạo quân lao động xuất khẩu to lớn, đứng đầu là Philippines. Trong bối cảnh đó, theo nhân vật này, khả năng virut Ebola đột nhập vào khu vực không thể loại trừ.
Điểm may mắn đối với vùng Đông Á tuy nhiên là kinh nghiệm phòng chống từng rút tỉa được sau các đợt dịch bệnh « mới nổi » như dịch Viêm phổi cấp tính SARS vào năm 2002, hay gần đây hơn là dịch Cúm gia cầm gây chết người H5N1.
Chính nhờ các kinh nghiệm đó mà Đông Á đã được chuẩn bị tốt hơn các khu vực khác để đối phó với Ebola nếu chẳng may bị virut độc hại này thâm nhập.
Hiện nay, với số lượng to lớn người di chuyển khắp thế giới, các quốc gia đã phải cho tăng cường kiểm soát ở biên giới.
Tại Hoa Kỳ phi trường J.F Kennedy ở New York, ngay vào hôm nay, 11/10 đã cho kiểm soát chặt chẽ hơn thêm những người đến từ 3 quốc gia châu Phi bị dịch nặng nhất : Guinée, Liberia và Sierra Leone. Canada cũng thông báo biện pháp tương tự và yêu cầu công dân rời khỏi các quốc gia bị dịch nghiêm trọng.
Tại Châu Âu, Anh Quốc đã quyết định rà soát bệnh ở phi trường quốc tế Heathrow và Gatwick cũng như ở trạm cuối của các chuyến xe lửa Eurostar xuyên biển, nối liền lục địa Châu Âu với Anh Quốc, đối với những người đến từ 3 quốc gia châu Phi nói trên.

Tư lệnh Trung Quốc đích thân thị sát đảo ở Trường Sa

Giới chức tình báo hàng đầu của Đài Loan cho biết người đứng đầu lực lượng hải quân của Trung Quốc đã đích thân đi thị sát các hòn đảo ở biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Lý cho biết ông Ngô đã thực hiện chuyến đi 'chưa có tiền lệ' kéo dài một tuần để thị sát công tác lấn biển mà Trung Quốc thực hiện trên các hòn đảo này trong những tháng gần đây.
Báo chí Hong Kong và Đài Loan dẫn lời ông Lý nói rằng đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua dự án lấn biển và xây dựng các hòn đảo nhân tạo, gây quan ngại cho các nước, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam chưa lên tiếng về thông tin về chuyến thị sát của ông Ngô, nhưng trước đây từng nhiều lần khẳng định 'chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông'.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từng lên tiếng chỉ trích 'hành động đơn phương, gây mất ổn định' của Trung Quốc ở biển Đông, trong đó có 'các hoạt động lấn biển tại nhiều địa điểm'.
Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan đưa ra thông tin được cho là sẽ làm nóng vùng biển tranh chấp trong khi Đài Bắc cũng có các động thái củng cố chủ quyền.
Tin cho hay, Đài Loan đang cân nhắc củng cố sự hiện diện quân sự thường trực ở biển Đông bằng cách đưa các tàu hải quân ra thả neo gần các quần đảo tranh chấp.
Đài Bắc hiện thực hiện dự án xây cảng trị giá 100 triệu đôla trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa.
Khi toàn tất vào năm sau, cảng này có khả năng cho các tàu tuần duyên và quân sự nặng 3.000 tấn cập bến.
Nguồn: New York Times, Reuters

19.10.14

Việt Nam Tuần Qua 19.10.2014

Việt Nam Tuần Qua là tiết mục điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần tại Việt Nam. Sau đây là buổi hội luận giữa Đặc Phái Viên Hoàng Ân và Phóng Viên Trường An. Mời quý thính giả cùng theo dõi
ĐPV Hoàng Ân: Trước hết HA xin kính chào quý thính giả đang theo dõi chuyên mục VNTQ, xin mến chào anh TA.
PV Trường An: TA xin kính chào quý thính giả đài DLSN, chào chị HA.
ĐPV Hoàng Ân: Trong tuần qua, bạo quyền VN đã huy động cả một lực lượng lớn công an, dân phòng để ngăn cản không cho phái đoàn dân sự trao bản yêu cầu quốc hội bạch hóa các mật ước Thành Đô mà Việt Nam đã ký với Trung Cộng vào năm 1990 khiến cho dư luận trong nước ngày càng nghi ngờ nhiều hơn. Xin anh trình bày tóm tắt lại sự kiện này để gửi đến quý thính giả của đài cùng nghe?
PV Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Sáng ngày 15/10, an ninh 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn đã huy động tối đa lực lượng nhằm ngăn chặn, sách nhiễu những người dự kiến sẽ đến trụ sở Quốc hội để trao "Yêu cầu Quốc hội bạch hoá Hội nghị Thành Đô".
Đúng như đã dự đoán, việc yêu cầu bạch hóa mật ước Thành Đô 1990 đã khiến đảng cộng sản hoảng loạn. Nhiều thủ đoạn đã được lực lượng công an tung ra nhằm trấn áp, triệt hạ quyền được biết của người dân yêu nước.
Tại Hà Nội, một lực lượng lớn gồm cảnh sát 113, dân phòng, an ninh mật vụ và các Dư luận viên được huy động đông đảo để ngăn cản quyền chính đáng của công dân: Quyền được biết và quyền thể hiện trách nhiệm với Đất nước.Thậm chí, lực lượng dư luận viên đã "gây sự" bằng cách chửi bới, xúc phạm những người đi trao bản yêu cầu bạch hoá Thành Đô. Một số kẻ xông vào định đánh Blogger Nguyễn Tường Thụy cùng nhiều người khác.

Còn tại Sài Gòn, tình trạng ngăn chặn cũng đã diễn ra gắt gao từ đêm trước. Sáng sớm thứ Tư, công an đã tập trung dày đặc quanh khu vực đường Hoàng Văn Thụ. Trụ sở văn phòng quốc hội đã được rào chắn, cổng đóng kín và không hề có dấu hiệu hoạt động. Bên ngoài, cũng xuất hiện lực lượng lớn công an và dân phòng.
Theo phong trào Chúng Tôi Muốn Biết thì từ những kinh nghiệm quá khứ, họ hoàn toàn không ngạc nhiên gì về hành vi của an ninh. Tuy nhiên, việc trao yêu cầu cho quốc hội vẫn được thông báo và kêu gọi nhiều người tham gia và xem đây chỉ là bước khởi đầu cho một tiến trình vừa tranh đấu lâu dài để đòi hỏi quyền được biết, vừa chứng minh cho nhân dân và thế giới thấy những sai trái của các cơ quan chức năng bằng chính hành động của họ.
Trong khi đó, giới quan sát nhận định rằng hành động đàn áp nói trên chỉ khiến cho dư luận thêm khẳng định sự mờ ám về hội nghị Thành Đô năm 1990 mà ban tuyên giáo trung ương đang cố gắng giải tỏa trong một tài liệu tuyên truyền gửi đến các chi bộ đảng. Tệ hại hơn nữa, nó càng cho thấy rõ quốc hội VN không hề là cơ quan đại diện của người dân hay biết lắng nghe nguyện vọng của người dân.
ĐPV Hoàng Ân: Như anh vừa nhắc đến, việc Ban Tuyên Giáo Trung ương đang cố gắng giải tỏa những nghi ngờ về Hội Nghị Thành Đô đến các chi bộ đảng, bằng cách cuống cuồng tung tài liệu về Hội Nghị Thành Đô để đối phó với phong trào Chúng Tôi Muốn Biết và người dân. Xin anh nói rõ hơn về sự kiện này để quý thính giả của đài được tường tận hơn.
PV Trường An: Dạ vâng, sau hơn một tháng im lặng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa chính thức có động thái phản ứng trước chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết được phát động từ đầu tháng 9 vừa qua.
Một tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng. Có thể thấy, sức lan tỏa rộng khắp và áp lực mạnh mẽ của phong trào đã khiến ban Tuyên giáo Trung ương lo sợ và tìm cách ứng phó. Bắt đầu từ tháng 10, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên 'Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990' do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.
Được biết các thông tin trong tập tài liệu của ban Tuyên giáo không có gì mới, chủ yếu lặp lại các luận điệu cũ nhằm tuyên truyền cho chế độ cộng sản, đồng thời nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan mạnh truyền trên mạng interner. Hiện nay công sản VN đang rất lo lắng về việc này, do đó họ đã cố gắng tuyên truyền chữa cháy cho những điều bưng bít, sai trái của lãnh đạo đảng trong Hội nghị Thành Đô đã đổ dầu thêm vào lửa, đã làm cho những nghi vấn của người dân về Hội nghị có tên "Bán Nước" vào năm 1990 ngày càng gia tăng.
ĐPV Hoàng Ân: Thưa anh, thế còn việc phái đoàn tướng lãnh của VN sang chầu trực Bắc Kinh thì sao?
PV Trường An: Dạ thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Trong khi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang viếng thăm Âu châu để tìm kiếm sự ủng hộ thì một phái đoàn tướng lãnh VN lại lên đường sang Trung Cộng để tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Việt – Hoa.
Được biết, chuyến viếng thăm của phái đoàn quân sự VN, cầm đầu bởi bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh với mục đích nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên và bàn thảo về các biện pháp thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng song phương. Theo giới quan sát viên nhận định, chuyến đi này cho thấy VN vẫn chọn lựa việc liên minh với Trung Cộng, bất chấp những nỗ lực tăng cường mới quan hệ với Mỹ của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vào tháng trước, hay sự vận động của ông Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến viếng thăm Âu châu tuần này.
ĐPV Hoàng Ân: Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Chỉ hai tuần sau khi Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng thú nhận là khó chống tệ nạn tham nhũng, thì ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng không thể trả lời cử tri là đến khi nào thì mới "đẩy lùi" được quốc nạn này. Xin anh nói lại rõ hơn về sự kiện này?
PV Trường An: Theo tôi được biết. Phát biểu trong buổi gặp gỡ cử tri ở Sài Gòn, ông Sang tuyên bố rằng, sự phẫn nộ của người dân trước tệ nạn tham nhũng là chính đáng vì những vụ điều tra tham nhũng cho thấy là các vụ sau đều lớn hơn các vụ trước, trong khi VN có một rừng luật về bài trừ tham nhũng, với hàng chục ban bệ từ trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên khác với thái độ lên mặt dạy dỗ cử tri là phải khôn ngoan hay "đánh chuột phải giữ bình" của ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trương Tấn Sang tuyên bố là các nỗ lực chống tham nhũng trong thời gian qua là chưa đạt yêu cầu và thẳng thắn nói rằng là ông "chưa dám trả lời là khi nào thì đạt được yêu cầu". Ngoài ra ông Sang cũng cho rằng việc giới quan chức né tránh, không giải quyết các khiếu nại của dân chúng là hành động sai trái. Tuy nhiên một sự thật dân chúng ai cũng biết nhưng cả ông Sang, ông Trọng cố tình không biết đó là làm sao chống tham nhũng thành công khi các quan chức đều là trùm tham nhũng.
ĐPV Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, vào ngày hôm qua 18/10, nhà cầm quyền VN đã chính thức phải nói lời xin lỗi chính phủ Nhật về những phát biểu sai lệch của ông Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc chính phủ Nhật cho VN vay tiền xây sân bay Long Thành. Anh có ghi nhận như thế nào về sự kiện này?
PV Trường An: Được biết vào ngày hôm qua 18/10, Thứ trưởng Bộ giao thông Vận tải Việt Nam ông Phạm Quý Tiêu đã gửi thư xin lỗi đến Đại sứ quán Nhật Bản sau khi Tokyo bác thông tin cho Hà Nội vay vốn xây sân bay Long Thành.Theo đó, trong thư gửi đến Đại sứ Nhật Bản Fudaka Hiroshi, ông Phạm Quý Tiêu nói ông đã "có nhầm lẫn khi đưa ra thông tin" về khoản vay 2 tỷ Mỹ kim.
Trước đó hôm 17/10, phát biểu với giới báo chí ông Phạm Quý Tiêu cho biết, Nhật Bản đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ Mỹ kim để xây dựng dự án này.
Được biết, dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ Mỹ kim, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang ngày càng cao. Được biết giai đoạn một của dự án có tổng chi phí là 7,8 tỷ Mỹ kim, trong đó 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.
ĐPV Hoàng Ân: Cám ơn anh PV Trường An đã chia sẻ các tin tức và nhận xét để gửi đến thính giả của Đài ĐLSN. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại anh và quý thính giả trong chương trình tuần tới.

Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô

Việc công bố các văn bản như mật ước Thành Đô giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Trung Quốc gần một phần tư thế kỷ về trước là điều Việt Nam nên làm hiện nay, theo một sử gia về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, sự kiện cuộc gặp cấp cao đó đã diễn ra 'quá lâu' và nay giới nghiên cứu 'không còn quan tâm' nữa, theo một chuyên gia khác về lịch sử Đảng từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Song nếu cần tìm hiểu về hội nghị này, thì những ai quan tâm nên tiếp cận với Văn phòng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn theo chuyên gia này. Trong khi đó, Hội nghị Thành đô là một sự kiện vẫn còn tác động tới đường lối và cán bộ của bộ máy lãnh đạo của Việt Nam ngày nay, điều được gọi là 'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch', theo một cựu lãnh đạo cấp Vụ ngành ngoại giao Việt Nam. Trước hết, trao đổi với BBC hôm 17/10/2014, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nêu quan điểm về mức độ quan tâm của giới nghiên cứu tới cuộc gặp cấp cao từng xảy ra từ năm 1990 vốn đang được dư luận Việt Nam 'quan tâm' trở lại gần đây: Quan tâm là quan tâm từ cái thời ấy thôi, chứ bây giờ giới nghiên cứu cũng không quan tâm nhiều lắm, chủ yếu là bên chính trị thôi. Bởi vì đấy là thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, còn chúng tôi về lịch sử không được am tường những vấn đề đó PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, Viện Lịch sử Đảng "Quan tâm là quan tâm từ cái thời ấy thôi, chứ bây giờ giới nghiên cứu cũng không quan tâm nhiều lắm, chủ yếu là bên chính trị thôi," Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc nói. 'Hỏi Văn phòng TƯ Đảng' Khi được hỏi Hội nghị được cho là có vai trò mở ra bình thường hóa quan hệ giữa Việt - Trung sau nhiều năm xung đột, chiến tranh căng thẳng, tại sao lại không được giới nghiên cứu quan tâm, giáo sư Phúc đáp: "Bởi vì đấy là thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, còn chúng tôi về lịch sử không được am tường những vấn đề đó. "Cứ liên lạc với chỗ Văn phòng Trung ương Đảng thì may ra người ta biết." Hôm thứ Sáu, khi được hỏi về việc có nên giải mật để công bố hay bạch hóa trước công luận và tại Quốc hội các văn kiện liên quan 'mật nghị', hay 'mật ước Thành Đô 1990 hay không, kể cả các văn bản, văn kiện chỉ đạo đường lối, sách lược, chính sách liên quan 'chịu tác động' từ Hội nghị này, một sử gia khác về lịch sử Đảng nói: ( Các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng dự Hội nghị Thành Đô.) "Tôi nghĩ rằng văn bản nào chăng nữa thì độ mật, độ bí mật gì đó, nếu có, thì nó chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định. "Và nếu có những văn bản như thế, thì tôi nghĩ cũng nên hoàn toàn công khai. Hoàn toàn nên công khai, chứ không có gì phải giữ bí mật quá lâu," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói. "Nhưng chỉ có điều Việt Nam cầm văn bản đó, thì Việt Nam công khai đến đâu, đến cấp nào, đấy là một câu chuyện. "Phía Trung Quốc thì nói thật là có những tài liệu đến nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, bây giờ người ta cũng chẳng công khai. Phía Trung Quốc thì rõ ràng rất khó lấy được tài liệu chính thức từ phía họ. "Còn phía Việt Nam, các tài liệu đã công khai rất nhiều, nhưng tôi nghĩ không phải là đã hết. Mà chắc chắn là vẫn còn những điều gì đó mà chưa công khai, thì văn bản đó tôi nghĩ, nếu có, thì nên công khai. "Để cho nhân dân, để cho cán bộ, để cho tất cả mọi người có thể hiểu được thực sự, thực hư lúc bấy giờ, trong bối cảnh như vậy, với tư cách là những cá nhân, không phải với tư cách là một tập thể, đương nhiên những cá nhân có trọng trách và trách nhiệm, thì đã có những thỏa hiệp như thế nào với phía Trung Quốc về câu chuyện này. Đấy tôi nghĩ là điều nên làm." 'Thất thố ngoại giao?' Tôi nghĩ rằng văn bản nào chăng nữa thì độ mật, độ bí mật gì đó, nếu có, thì nó chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định. Và nếu có những văn bản như thế, thì tôi nghĩ cũng nên hoàn toàn công khai. Hoàn toàn nên công khai, chứ không có gì phải giữ bí mật quá lâu PGS. TS. Vũ Quang Hiển, ĐHQG Hà Nội Hôm 15/10/2014, một cựu cán bộ ngoại giao của Việt Nam, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói với BBC một số nguyên tắc về ngoại giao và thể thức (protocol) ngoại giao có thể đã bị Trung Quốc vượt qua và đem lại lợi thế cho mình trong cuộc mật đàm. Ông Dương Danh Dy nói: "Phê phán tại sao Hội nghị đó có những kết quả như thế này, như thế kia, nói thế thì nó đụng nhiều người." "Tôi biết chuyện này khá rõ nhưng chưa tiện nói bây giờ, bởi vì Trung Quốc rõ ràng có ý định trong chuyện đưa một số nhà lãnh đạo Việt Nam vào bẫy, mắc bẫy của họ. "Chẳng hạn như chuyện phía Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những ông đã già bảy mươi, tám mưới như ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau...?" Theo cựu nhân viên ngoại giao này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung đàm phán, ký kết, kể cả những điều được cho là 'phụ lục' nhưng lại có vai trò như những nguyên tắc chỉ đạo cho bình thường hóa và cả 'hậu bình thường hóa' lẫn 'tái cấu trúc' quan hệ và chiến lược 'quan hệ, hợp tác' giữa hai nước dài hạn, điều mà Việt Nam lâu nay vẫn gọi là 'các thỏa thuận cấp cao' và 'sự kế tục'. Trong đó cụ thể có các nguyên tắc 'chỉ đạo' đàm phán không chỉ liên quan tình hình chính trị và điều kiện tái lập quan hệ nhất thời mà còn các phương châm 'chỉ đạo chiến lược và lâu dài' về giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá khứ và thực tế khi đó để lại và một số ràng buộc chính trị dưới danh nghĩa 'quan hệ về ý thức hệ' liên Đảng v.v... 'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch' Hôm 17/10, một cựu lãnh đạo cấp Vụ phó ở Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng hậu quả của Hội nghị Thành Đô vẫn còn 'đang tác động' tới tâm lý của lãnh đạo, cán bộ và đường lối của Việt Nam hiện nay trong quan hệ liên quan Trung Quốc. Theo ý kiến này, việc ông Nguyễn Cơ Thạch, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao, bị Trung Quốc 'gây áp lực' với Việt Nam và đặt điều kiện phải 'loại bỏ' để bình thường hóa quan hệ, đã gây ra một 'nỗi sợ' với giới chức không chỉ trong ngạch ngoại giao của Việt Nam, suốt từ đó đến nay, trong các quan hệ, công việc của nhà nước liên quan Trung Quốc. Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch là việc Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam Ông Đặng Xương Hùng, cựu Vụ phó Bộ Ngoại giao "Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch là việc Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam," cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao, ông Đặng Xương Hùng nói. "Trong đó không chế về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của Việt Nam, làm sao có lợi nhất đối với Trung Quốc." Theo cựu quan chức ngoại giao nay đang tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ, việc này tạo thành một hội chứng đáng kể mà theo ông: "Bất cứ nhân vật nào lên đều không dám đụng tới Trung Quốc và không dám nói nhiều, không dám đứng ra như dạng ông Nguyễn Cơ Thạch đã đứng ra công khai chống lại việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (đặt dưới các điều kiện bất lợi cho Việt Nam) thì sẽ bị 'xử lý'. "Nhiều nhân vật sau này, khi đụng chạm đến vấn đề Trung Quốc, khi đụng chạm giải quyết vấn đề biên giới cũng như vấn đề biên giới, cũng như những vấn đề về tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cũng như thế, đều có những dấu hiệu của hội chứng Nguyễn Cơ Thạch. "Tức là rất sợ những ý kiến cả nhân của mình về vấn đề quan hệ với Trung Quốc... rất sợ Trung Quốc sẽ xử lý qua việc khống chế lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và làm ảnh hưởng đến chức vụ của mình với những quyền lợi và lợi ích của mình trong cơ cấu nhà nước." Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh đón ông Giang Trạch Dân. Cũng hôm 17/10, khi được hỏi có thể có một khả năng tác động sâu và cao như vậy từ phía Trung Quốc vào nhân sự lãnh đạo của Việt Nam hay không, thông qua trường hợp được cho là đã xảy ra với cố Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, PGS Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội bình luận thêm: "Cách gây sức ép của Trung Quốc trên tất cả các mặt, kể cả về mặt nhân sự nếu như Trung Quốc có thủ đoạn như vậy, tôi nghĩ là hoàn toàn có thể có. "Nhưng vấn đề đặt ra là ví dụ nhân sự như ông Nguyễn Cơ Thạch mà Trung Quốc không thích bởi vì sao? Nguyễn Cơ Thạch có thể có quan niệm đối ngoại khác, nó rộng mở hơn, nó thoáng hơn, mà người Trung Quốc không muốn Việt Nam có một nhân vật như vậy ở trong giới lãnh đạo cao cấp. "Có thể họ gây sức ép đòi hỏi không nên như vậy, không nên thế nọ, không nên thế kia, cái điều đó người Trung Quốc có thể làm lắm, tôi cũng tin là người Trung Quốc có thể làm các điều này. Văn bản của Ban Tuyên giáo... thì nó có thật đấy. Họ đưa ra để giải thích vấn đề Thành Đô, nhưng chúng tôi hoài nghi sự giải thích đấy ở chỗ không biết là có đến nơi, đến chốn không, và chúng tôi đang muốn là Quốc hội phải thành lập một Ủy ban nghiên cứu và bạch hóa vấn đề này Ông Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Dân Vận TƯ Đảng "Tức là về mặt nào đấy có thể nói là họ muốn can thiệp vào vấn đề nhân sự của riêng Việt Nam. "Nhưng về phía Việt Nam, ai là người thay ông Nguyễn Cơ Thạch, và người đó có làm theo ý đồ của Trung Quốc hay không? "Đấy lại là một việc khác và người Trung Quốc không thể lãnh đạo, không thể chỉ đạo việc đó được," sử gia chuyên về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm. Hôm 15/10, một quan chức Vụ trưởng, thuộc Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói đang có yêu cầu công khai ra Quốc hội Việt Nam về Hội nghị Thành Đô, ngay cả trước khi có một tài liệu được cho là của Ban tuyên huấn Trung ương của Đảng về Hội nghị được loan truyền trên mạng Internet. "Văn bản của Ban Tuyên giáo... thì nó có thật đấy. Họ đưa ra để giải thích vấn đề Thành Đô. "Nhưng chúng tôi hoài nghi sự giải thích đấy ở chỗ không biết là có đến nơi, đến chốn không.

Quan chức Việt Nam xin lỗi Nhật vì nhầm lẫn thông tin 2 tỷ đôla

 Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai. Lời xin lỗi của ông Tiêu được đưa ra một ngày sau khi đại diện ngoại giao Nhật Bản ở Hà Nội bác bỏ thông tin mà quan chức này đưa ra trong một cuộc tọa đàm về dự án gây nhiều tranh cãi ở trong nước.
Bức thư đăng trên trang web của Bộ GTVT có đoạn: “Tôi thành thực xin lỗi ngài Đại sứ và mong ngài chuyển lời xin lỗi chân thành của tôi tới Chính phủ và các cơ quan hữu quan Nhật Bản, về phần mình, trong ngày hôm nay, tôi sẽ lập tức truyền tải thông tin cải chính và xin lỗi này tới báo chí và phương tiện truyền thông”.
Ông Tiêu cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự nhầm lẫn này là do thời gian vừa qua ông “nghỉ để điều trị bệnh và mới đi làm lại”.
Trong cuộc tọa đàm về dự án Sân bay Long Thành do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức ngày 17/10, ông Tiêu cho rằng Nhật Bản đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ đôla xây sân bay này từ cuối năm 2013.
Dự án xây dựng sân bay Long Thành ở tỉnh Đồng Nai hiện gây ra những luồng ý kiến trái chiều nhau ở Việt Nam.
Chi phí giai đoạn một cho dự án này dự kiến sẽ lên tới gần 8 tỷ đôla, trong đó 4 tỉ sẽ được trích ra từ ngân sách quốc gia, trái phiếu và nguồn vốn ODA.
Nhiều người cho rằng con số này sẽ lại gây thêm gánh nặng trong bối cảnh nợ công ở Việt Nam “sắp chạm ngưỡng rủi ro”.
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng nên xây sân bay Long Thành để “đón đầu cơ hội”.