Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Kính thưa quý thính giả, Triều đình Tây Sơn ngắn ngủi nhưng lắm oai hùng và bi thương, trong đó phải kể đến mối tình của người anh hùng áo vải và một nàng công chúa. Nàng công chúa này trở thành một vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử về tài sắc vẹn toàn. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt", chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Ngọc Hân công chúa" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình tối hôm nay.
Dân tộc Việt vốn tự hào giống giòng Hồng Lạc với 4000 năm Văn Hiến. Trong bối cảnh tình hình đất nước ngày nay, liệu rằng niềm tự hào này còn có căn bản hay không? Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm "Nỗi Nhục Của Dân Tộc Việt" của Lực Lượng Cứu Quốc do Hải Nguyên trình bày:
Trước đại hội 12 của đảng cộng sản một ngày, Cụ Rùa ở Hồ Gươm được báo chí loan tin là đã chết. Khỏi phải nói, người dân Thủ Đô có cảm tình với Cụ Rùa, được dịp bàn tán xôn xao và cho rằng đây là điềm gở gắn liền với sự kết thúc sinh mệnh chính trị của csVN. Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào nhưng người dân thấy cái cách xử lý thông tin Cụ Rùa "từ trần" của ban Tuyên giáo đảng thông qua báo chí như: đăng tin rồi lại gỡ bài rồi sau đó lại cho đăng tin, nó cho thấy lãng đạo đảng csVN lúng túng, chao đảo tâm linh và cảm nhận được một cái kết không hề có hậu dành cho đảng csVN trong tương lai.
Trước thềm đại hội 12 của đảng "hèn với giặc và ác với dân" CSVN, chúng ta nghiên mình kính phục gương hy sinh cao quý, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng dân tộc, của các chiến sĩ hải quân VNCH, trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "HOÀNG SA NỐI NHỚ KHÔNG NGUÔI."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011, đài phát thanh Đáp Lời Sông
Núi đã trở thành nguồn thông tin cần thiết trên làn sóng điện này vì Lực Lượng
Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc muốn phá vỡ bức tường ngăn chận thông tin, bưng bít sự
thật mà đảng CSVN dựng nên để lừa gạt người dân. Ngoài ra, đài ĐLSN cũng gửi đến
quý thính giả các ý niệm về dân chủ, ý thức trách nhiệm của công dân, để vận động,
thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân vào công cuộc thay đổi vận mệnh đất
nước.
Hôm nay, sau đúng 4 năm hoạt động với 1462 buổi phát thanh,
Lực Lượng Cứu Quốc vui mừng và hãnh diện thấy đài ĐLSN đã thực hiện tốt đẹp các
mục tiêu đề ra. Về mặt thông tin, đài ĐLSN là nguồn cung cấp thông tin nhanh
chóng và trung thực đến đông đảo thính giả khắp nơi, nhất là ở những vùng xâu,
vùng xa tại quê nhà.Về mặt chuyển đạt ý thức trách nhiệm, xây dựng niềm tin,
đài ĐLSN đã trở thành một diễn đàn có ảnh hưởng đến các tầng lớp thanh niên,
trí thức và cả hàng ngũ các cán bộ, đảng viên. Sau 4 năm hoạt động, đài ĐLSN đã
trở thành nhịp cầu nối kết trong ngoài, tạo liên đới giữa cộng đồng người Việt
trên thế giới với đại khối dân tộc trong nước. Đài ĐLSN còn được xem là tiếng
nói của những thành phần "Dân Oan", và thân nhân các tù nhân lương
tâm.
Có thể nói, sau 4 năm hoạt động, đài ĐLSN là món ăn tinh thần
của khá đông dân chúng. Nét đặc thù quan trọng nhất của Đài phát thanh ĐLSN so
với các đài phát thanh Việt ngữ khác là đài ĐLSN không chỉ tường trình các tin
tức, sự kiện diễn ra, mà còn hòa nhập vào mạch sống của đất nước VN, thở cùng
nhịp thở với người dân tại VN. Dù phát xuất từ hải ngoại, do Lực Lượng Cứu Quốc
thực hiện, nhưng đài ĐLSN là tiếng nói chung của mọi con dân nước Việt giống
như lời mở đầu trong các buổi phát thanh: "Đây là Đài phát thanh ĐLSN, tiếng
nói của những người Việt tha thiết đến tiền đồ của tổ quốc và hạnh phúc của
toàn dân"
Đài ĐLSN đã được sự yêu mến, ủng hộ của thính giả trong và
ngoài nước vì đã thể hiện tâm tư và nguyện vọng của người dân. Nhiều thính giả
đã gửi thư, điện thoại góp ý, chia xẻ tâm tình, và đã giới thiệu đài ĐLSN đến
người thân. Có người đã tự nguyện tham gia thực hiện chương trình, hàng trăm
người khác đã bảo trợ tài chánh để nuôi dưỡng Đài. Một số người đã cung cấp bài
viết hoặc cho phép đài ĐLSN xử dụng các bài đã đăng trong chương trình phát
thanh.
Trong nỗ lực quản bá đài rộng rãi hơn, anh em trong ban Kỹ
Thuật đang làm lại website của đài, và hoàn chỉnh cách nghe Đài bằng điện thoại
qua hệ thống AudioNow. Ứng dụng nghe đài ĐLSN qua smartphones dự tính sẽ được
hoàn tất trong năm nay.
Nhân đây chúng tôi xin ghi ơn các mạnh thường quân đã yểm trợ
tài chánh, giúp đài ĐLSN có phương tiện duy trì làn sóng, chuyển tải sự thật về
quê hương. Xin cảm tạ thân hữu khắp nơi đã tham gia đóng góp công sức, bài vở để
Đài thực hiện được chương trình phát thanh hàng ngày.
Kính thưa quý thính giả,
Đất nước đang lâm nguy. Giặc phương Bắc tiếp tục xâm lấn trắng
trợn chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cao trào chống Trung cộng đang dâng cao
trong và ngoài nước. Hơn lúc nào hết, Đài ĐLSN là tiếng nói trung thực đang
cùng toàn dân tố cáo bá quyền của Bắc phương, và vạch trần chủ trương "mãi
quốc cầu vinh" của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN. Chính chủ trương này đã
góp phần đẩy đất nước đến bờ vực thẳm như ngày nay!
Lực Lượng Cứu Quốc quyết tâm cải tiến Đài ĐLSN để góp phần
tích cực vào công cuộc dân chủ hóa đất nước và bảo vệ Việt Nam trước tham vọng
bá quyền của Trung cộng.
Trân trọng kính chào quý thính giả.
Nhân kỷ niệm 4 năm hoạt động. Dịp này, một trong những người
đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian 4 năm qua, tính từ buổi phát
sóng đầu tiên ngày 15 tháng 5 năm 2011. Từ Huế, Lm. Phan Văn Lợi chia sẽ
Anh Nguyễn Chí Tuyến hiện đang được cấp cứu và băng bó vết thương tại Phòng Khám Đa Khoa Giao thông vận tải Gia Lâm.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội, người được cộng đồng tranh đấu tại thủ đô cũng như nhiều nơi trong nước biết đến qua những lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, đạp xe vì môi trường, tưởng niệm các liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới 1979…, hôm nay bị những thành phần mà cộng đồng mạng gọi là côn đồ hành hung bị thương.
Đích thân nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến kể lại sự việc với Đài Á Châu Tự Do vào tối hôm nay như sau:
“Sáng hôm nay khoảng hơn 7 giờ, theo lệ thường tôi chở con trai tôi đi học ở trường tiểu học cách nhà khoảng 2- 3 cây số. Trên đường về đến nhà cách khoảng còn 200-300 mét, trên tuyến đường đê tôi thường đi có một toán người chặn xe máy của tôi lại phía trước, phía sau rồi xông vào tấn công tôi. Họ dùng những vật, mà lúc đó tôi không kịp nhận dạng, chứ không phải tay chân để đánh đấm, và đánh vào đầu và mặt tôi.
Tôi đi sơ cứu ở Trung tâm Y tế Trạm Đường sắt gần nhà, sau đó anh em đưa tôi đến Bệnh viện Việt- Pháp để chụp não. Độ quá trưa bác sĩ ở Bệnh viện Việt- Pháp nói là may phần bên trong não không bị ảnh huởng; chỉ bị tổn thương phần ngoài. Sưng phù nề phẩn trán, thái dương, gò má, hốc mắt, hốc mũi, sau tai; trên đỉnh đầu bị rách phải khâu 6 mũi. Đó là tổn thương chính. Bác sĩ cho về nhà theo dõi trong vòng 24 tiếng, nếu có gì bất thường thì đưa vào bệnh viện, còn không thì uống theo đơn thuốc mà họ kê cho.”
Chỉ trong vòng không đầy một tháng qua, đây là trường hợp những nhà hoạt động công khai được nhiều người biết đến ở tại Hà Nội bị hành hung đến thương tích như vừa nêu. Vào cuối tháng tư vừa qua là anh Trịnh Anh Tuấn, một người điều hành trang mạng ‘Vì Hà Nội Xanh’ bị những người mà anh này cho biết canh chừng quanh khu vực nhà anh trong nhiều ngày hành hung.
Nguồn: TH
Tổng thống
Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ hôm qua 08/05/2015
đã phô bày tình hữu nghị thắm thiết giữa hai quốc gia cùng chịu tổn thất nhân mạng
lớn lao trong Đệ nhị Thế chiến, vào thời điểm Matxcơva tưng bừng kỷ niệm 70 chiến
thắng phát-xít Đức. Hai bên cũng ký kết khoảng 40 văn bản hợp tác trong nhiều
lãnh vực. Liệu Trung Quốc có thể trở thành người bạn lớn của Nga để làm đối trọng
trước phương Tây?
Sau cuộc hội
đàm với Tập Cận Bình, Tổng thống Nga tuyên bố : « Trong cuộc chiến tranh này,
hai đất nước chúng ta đã chịu thiệt hại nhân mạng vô cùng lớn. Đó là lý do khiến
chúng ta chống lại mọi khuynh hướng bóp méo lịch sử, biện minh cho chủ nghĩa
phát-xít và quân phiệt ».
Chủ tịch
Trung Quốc nói thêm : « Nhân dân chúng tôi luôn ghi nhớ lịch sử và chống lại việc
bẻ cong lịch sử ». Tập Cận Bình ca ngợi « tình hữu nghị mặn nồng » giữa hai quốc
gia « sinh ra trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai » - Nga chiến đấu chống
lại Đức còn Trung Quốc đối mặt với quân phiệt Nhật.
Liên Xô, tiền
thân của nước Nga ngày nay, đã mất đi 25 triệu người trong Đệ nhị Thế chiến.
Còn Trung Quốc, theo như các nhà nghiên cứu nước này, có 20 triệu người đã thiệt
mạng trong thời kỳ đó.
Hôm nay Tập
Cận Bình có mặt trên lễ đài ở Quảng trường Đỏ, bên cạnh Chủ tịch Cuba Raul
Castro, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng
thống Serbia Tomislav Nicolic... Lần đầu tiên trên 100 lính Trung Quốc tham gia
cuộc diễu binh hoành tráng hôm nay. Các chiến hạm Nga và Trung Quốc sẽ tham gia
tập trận chung trên Hắc Hải tuần tới.
Nhân dịp
này, khoảng 40 hợp đồng kinh tế và hiệp định hợp tác trong các lãnh vực năng lượng,
hàng không, tài chính và không gian được Matxcơva và Bắc Kinh ký kết. Ông Putin
nói rằng Trung Quốc là « đối tác chiến lược chủ yếu » của Nga, và ông không
quên cảm ơn Tập Cận Bình về « sự quan tâm thường trực của cá nhân ông » đối với
sự phát triển quan hệ song phương Nga-Trung.
Theo nhận định
của Heike Schmidt, thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, thì thực tế không chỉ toàn
một màu hồng :
« Hai nước
láng giềng cùng có lợi : Bắc Kinh trông cậy vào Nga để biến giấc mơ « Con đường
tơ lụa mới » thành hiện thực. Con đường này sẽ nối liền Trung Quốc với Châu Âu.
Về phía Nga thì mở rộng vòng tay tiếp đón những người lính Giải phóng quân
Trung Quốc, lần đầu tiên sẽ diễu hành trên Quảng trường Đỏ. Một cuộc diễu binh
với hy vọng phá vỡ tình trạng cô lập của Matxcơva trước các biện pháp trừng phạt
của Châu Âu.
Nhưng trên
phương diện kinh tế thì không hề bình đẳng giữa đôi bên. Trung Quốc ngày nay là
đối tác thương mại thứ nhì của Nga, chỉ sau Liên hiệp Châu Âu. Nhìn từ phía Bắc
Kinh, thì thực tế hoàn toàn khác. Nga chỉ đứng hàng thứ chín trong trong trao đổi
thương mại với Trung Quốc, rất xa phía sau đối tác hàng đầu là Liên hiệp Châu
Âu và thứ nhì là Hoa Kỳ.
Tuy nhiên khối
lượng trao đổi đã tăng gần 10%, và vào tháng Năm năm ngoái, hai cường quốc đã
ký kết một hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ đô la. Đường ống dẫn khí « Sức mạnh
Xibêri » đang được xây dựng, với giá thành khoảng 27 tỉ euro. Việc giao khí đốt
sẽ bắt đầu từ năm 2018 ».
Theo The
Diplomat, phía sau những lời tuyên bố nồng thắm của hai nguyên thủ, cũng có những
căng thẳng : hai bên không thỏa thuận được về giá khí đốt. Chuyên gia dầu khí
Alexandre Kornilov thuộc Alfa Bank nhận định, tập đoàn Nga Gazprom có vẻ yếu thế
trong việc thương lượng với Bắc Kinh về giá bán khí đốt, vì có sự cạnh tranh của
Turkmenistan, quốc gia Trung Á cũng giàu tài nguyên dầu khí. Nhà phân tích
Alexandre Gabuev của Trung tâm Carnegie ở Matxcơva bình luận : « Rốt cuộc người
Nga cũng hiểu ra rằng Trung Quốc chỉ đầu tư khi thấy có lợi cho mình ».
AFP cho biết
trong số các văn kiện ký kết có tuyên bố « tăng cường đối tác toàn diện » giữa
Nga và Trung Quốc, và tuyên bố về việc hợp tác giữa Liên minh Kinh tế Âu -Á (gồm
Nga, Belarus và Kazachstan – do Matxcơva thành lập) với vành đai kinh tế của «
Con đường tơ lụa mới » do Bắc Kinh chủ xướng.
Hai bên cũng
ký một thỏa thuận khung về việc lập một công ty liên doanh, có thể đứng ra mua
100 phi cơ Sukhoi Superjet 100 của Nga trong ba năm tới. Đồng thời xây dựng một
tuyến đường cao tốc nối Matxcơva với Kazan thuộc vùng Volga, mà theo ông Putin
thì Bắc Kinh chấp nhận chi ra 300 tỉ rúp (5,2 tỉ euro).
Báo The
Diplomat cho rằng dự án đường cao tốc này cũng như hợp đồng khí đốt là để tránh
va chạm quyền lợi giữa « Liên minh Âu –Á » với « Con đường tơ lụa ». Cũng theo
tờ báo, hai bên còn ký một bản ghi nhớ, cam kết không tấn công lẫn nhau, lên án
các nỗ lực gây bất ổn chính trị trong nước thông qua internet.
The Diplomat
cũng nêu ra các lập luận phản biện của chuyên gia Alexandre Korolev ở
Singapore, xung quanh bốn nhân tố gây cản ngại cho việc liên minh giữa Bắc Kinh
và Matxcơva. Trước hết, Nga sợ bị Trung Quốc lấn lướt ; thứ hai, Nga rất lo lắng
về lượng người Hoa ồ ạt nhập cư vào vùng Xibêri. Nỗi lo thứ ba là lệ thuộc kinh
tế vào Trung Quốc, và cuối cùng, Nga và Trung Quốc không đủ tin tưởng lẫn nhau
để có thể thành lập một liên minh.
Trong bối cảnh
bị phương Tây tẩy chay do cuộc xung đột Ukraina, vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm
chiến thắng phát-xít Đức - mà ông Putin muốn tiến hành thật long trọng để đề
cao tinh thần dân tộc và vị thế của Nga trên trường quốc tế - Tổng thống Nga
không bỏ lỡ cơ hội để đả kích « xu hướng hình thành một thế giới đơn cực » - từ
ngữ mà ông từng sử dụng năm 2007 để chỉ trích Mỹ và các đồng minh.
Nhưng sự hiện
diện của Tập Cận Bình trên Quảng trường Đỏ, ngay bên tay mặt ông Vladimir
Putin, liệu có thật sự làm Tổng thống Nga an tâm. Phía sau những cảnh tay bắt mặt
mừng, có phải là « tình hữu nghị nồng thắm » như Chủ tịch Trung Quốc đã tuyên bố
? Điều đó còn phải chờ xem, và không ít người cho rằng, sự liên kết Nga-Trung
chỉ là một liên minh cơ hội.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc và Việt Nam, ông Yoon Sang-jick và ông Vũ Huy Hoàng, ảnh chụp ngày 10/12/2014 tại Busan.
Nam Triều Tiên và Việt Nam vừa ký hiệp định thương mại tự do sau nhiều năm đàm phán. Hai nước dự kiến sẽ thi hành hiệp định này trước cuối năm nay.
Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên dẫn nguồn tin từ Bộ Thương Mại, Công nghiệp và Năng Lượng nước này, tường thuật rằng hiệp định thương mại tự do Việt-Hàn đã được Bộ trưởng Thương mại hai nước, ông Yoon Sang-jick và ông Vũ Huy Hoàng, ký tại một buổi lễ ở Hà Nội ngày 5 tháng 5. Báo chí Việt Nam cho biết lễ ký kết có sự chứng kiến của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Hiệp định thương mại song phương cần được quốc hội hai nước thông qua trước khi có hiệu lực.
Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nam Triều Tiên đã tăng đều đặn từ tháng 6 năm 2007, khi Nam Triều Tiên bắt đầu thực thi hiệp định thương mại tự do với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
Các nỗ lực hướng tới việc ký kết một hiệp định thương mại tự do giữa Nam Triều Tiên và Việt Nam đã khởi sự ngay năm sau, giữa lúc hai nước tìm cách phát triển các quan hệ mậu dịch song phương.
Báo The Diplomat trích dẫn các số liệu của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Nam Triều Tiên nói rằng theo tinh thần hiệp định thương mại tự do, Việt Nam sẽ hoàn toàn tháo bỏ thuế quan áp dụng đối với 89,9% các sản phẩm từ Nam Triều Tiên trong một giai đoạn kéo dài 15 năm kể từ khi thi hành hiệp định, trong khi Nam Triều Tiên cũng cắt giảm thuế quan đánh trên 95,4% các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.
Tờ báo nói thoả thuận này được trông đợi sẽ củng cố đáng kể các quan hệ thương mại và đầu tư giữa Hà Nội và Seoul.
Nam Triều Tiên là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, nước này xếp hạng 2 trên danh sách các nước đóng góp nhiều nhất cho viện trợ phát triển cho Việt Nam và cũng được xếp hạng hai trên danh sách các nước có đông du khách tới thăm Việt Nam nhất. Nam Triều Tiên hiện là nước đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Báo The Diplomat dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Huy Hoàng nói rằng hiệp định thương mại tự do có thể giúp cho kim ngạch mậu dịch song phương hàng năm tăng lên gấp đôi trong 5 năm tới, từ mức 30 tỉ đôla hồi năm ngoái, lên tới 70 tỉ đôla vào năm 2020.
Việt Nam trông đợi các hiệp định thương mại tự do mà Hà Nội ký kết với các nước sẽ đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế trong nước, kể cả các hiệp định thương mại tự do với Liên Hiệp Âu Châu, với khối mậu dịch do Nga dẫn đầu, và hiện nay, Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP đang trong vòng thương thuyết với Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
Tờ báo bình luận rằng hiệp định thương mại tự do song phương sẽ củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược mà Hà Nội và Seoul đã ký kết hồi năm 2009. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992.